VẤN ĐỀ QUAN TRỌNG CỦA NHÓM CÁC GIẢI PHÁP LÀ NHẤN MẠNH TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC TUYÊN TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ NHÂN

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu về báo chí trong phạm vi tuyên truyền về vấn đề nhân pot (Trang 95 - 98)

MẠNH TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC TUYÊN TRUYỀN VỀ VẤN ĐỀ NHÂN TÀI VÀ SỬ DỤNG NHÂN TÀI Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY, TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐỊNH HƯỚNG TUYÊN TRUYỀN BÁO CHÍ, NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA LÃNH ĐẠO CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ VỀ VẤN ĐỀ NÀY

Vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài càng trở nờn quan trọng bao nhiờu thỡ việc tuyên truyền cũng ngày càng được đẩy mạnh bấy nhiêu. Và cũng bởi vỡ thực trạng sử dụng và đói ngộ nhân tài ở nước cũng cũn có quá nhiều điều bất cập nên việc nâng cao

chất lượng tuyên truyền về chủ đề này ngày càng quan trọng hơn. Trước yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc phát triển đất nước, chúng ta ngày càng thấm thía vai trũ to lớn của việc đào tạo, tuyển dụng người tài và việc tuyên truyền phát huy nhân tài đất nước.

Xuất phát từ quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhưng sự nghiệp ấy chắc chắn không thể thành công nếu không có sự dẫn dắt của một đội ngũ những nhà lónh đạo ưu tú. Trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ tuyên truyền của báo chí là làm sao cho cả xó hội hiểu rừ về vai trũ và sứ mệnh của đội ngũ những trí thức tài năng, những cá nhân ưu tú trong mọi lĩnh vực trước công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Từ việc nắm được quan điểm đú, cả xó hội sẽ xõy dựng một văn hoá tôn trọng người tài, có cách ứng xử có văn hoá và biết cách biệt đói người tài. Qua đó, người tài cũng sẽ hiểu được sự ưu ỏi của xó hội dành cho họ và càng mang hết trớ tuệ, tâm lực ra cống hiến.

Cần quán triệt tầm quan trọng của việc tuyên truyền về đề vấn đề này tới lónh đạo các cơ quan báo chí để từ đó phổ biến vị trí vai trũ hết sức quan trọng của đề tài này tới từng phóng viên.

Có thể nói, báo Thanh niên và báo Tuổi trẻ đó làm khá tốt vấn đề tuyên truyền về phát huy nhân tài đất nước trong thời gian qua. Các báo đó tổ chức thành các chuyên trang, chuyên đề, các phóng sự dài kỳ về các con người tài năng xuất sắc trọng xó hội. Bên cạnh đó, nhiều tờ báo vẫn nhận thức chưa thật rừ nét như báo Thanh niên và Tuổi trẻ. Bao Tiền phong chẳng hạn. Có dịp khảo sát các số báo Tiền phong năm 2005 và 2006, riêng mảng đề tài này trên báo Tiền phong rất thưa vắng. Không hề có một chuyên mục hay một dạng bài xuất hiện thường xuyên về đề tài này. Lác đác thỉnh thoảng xuất hiện một số bài viết về các tấm gương học tập và rèn luyện xuất hiện nhưng bài viết thường ngắn, chưa sâu sắc, các tấm gương học tập và rèn luyện ở khu vực phía bắc ít xuất hiện. Có thể khẳng định, so với báo Thanh niên và báo Tuổi trẻ thỡ báo Tiền phong rừ ràng thua kém trong tuyên truyền về vấn đề này.

Thực tế trên cho thấy, ở đâu và khi nào lónh đạo cơ quan báo chí thực sự tâm huyết với vấn đề này, coi đó là trách nhiệm của báo chí đối với vấn đề giáo dục, đào tạo

nhân tài cho đất nước, tạo dựng một thế hệ trẻ thực sự có tài năng, tâm huyết, có tinh thần dân tộc, một thế hệ quyết định tương lai của đất nước thỡ ở đó việc tuyên truyền về vấn đề nhân tài và sử dụng nhân tài được đẩy mạnh, trở thành nề nếp và một mảng tuyên truyền thường xuyên của tờ báo.

Để hoạt động tuyên truyền về vấn đề này ngày càng phát triển rộng khắp, không chỉ dừng lại ở một số tờ báo dành riêng cho thanh niên, cho thế hệ trẻ mà cũn ở rất nhiều các tờ báo khác, vấn đề quan trọng là phải làm sao để nâng cao nhận thức trước hết ở những người làm công tác lónh đạo, chỉ đạo công tác báo chí. Có thể khẳng định rằng, việc tuyên truyền về nhân tố mới, điển hỡnh tiên tiến luôn là một mảng tuyên truyền vô cùng quan trọng và hết sức có ý nghĩa trong việc cổ động xó hội thỡ việc đẩy mạnh tuyên truyền về các tấm gương người tài càng có ý nghĩa hơn. Trước mắt, một số tờ báo lớn cần tăng cường mở ra các chuyên trang về giáo dục đào tạo trong đó đặc biệt chú ý nhấn mạnh về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn chất xám cao cấp cho sự phát triển của xó hội.

Đây là một vấn đề lớn liên quan đến gốc rễ lâu bền của một quốc gia. Báo chí càng thực sự hiện sớm, thực hiện sâu rộng công tác tuyên truyền về vấn đề này bao nhiêu thỡ càng thúc đẩy sự vươn tới một xó hội học tập ở nước ta nhanh chóng bấy nhiêu, tạo ra một phong trào thi đua yêu nước sâu rộng từ đó tạo động lực lớn để phát triển đất nước.

Báo chí hiện nay tuyên truyền về đấu tranh chống tiêu cực là rất đáng hoan nghênh song cần cân đối hơn nữa việc tuyên truyền mặt chống tiêu cực với việc cổ động các nhân tố tích cực trong đó các nhân tố mới, các điển hỡnh tiên tiến và các cá nhân xuất sắc trong xó hội. Điều đó góp phần dần hỡnh thành nên một xó hội thực sự nhân văn, vỡ quyền con người, hỡnh thành nên những tiêu chuẩn đạo đức con người mới xó hội chủ nghĩa.

Bên cạnh những thành tích đó đạt được về công tác đào tạo, tuyển lực và trọng dụng nhân tài của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua cũng cũn vô số những bất

cập, những điều rất xa lạ với bản chất ưu việt của chế độ xó hội chủ nghĩa trong việc lựa chọn và sử dụng nhân tài cho công cuộc kiến thiết đất nước.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu về báo chí trong phạm vi tuyên truyền về vấn đề nhân pot (Trang 95 - 98)