Nông nghiệp, ng nghiệp

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội huyện Ninh Giang - Hải Dương 2010 (Trang 27 - 34)

II. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2.Nông nghiệp, ng nghiệp

Nhịp tăng chung GTSX của ngành cả giai đoạn 1997 - 2002 đạt 6,8%/ năm. Năm 2002 giá trị sản xuất của ngành này đạt 302,6 tỷ đồng theo giá hiện hành. Chiếm 55,8% GTSX cả huyện.

Nền nông nghiệp và kinh tế nông thôn của huyện đã có chuyển biến khá. Huyện đã chú trọng các biện pháp thâm canh, ứng dụng các tiến bộ KHKT về giống, về phân bón để nâng cao chất lợng, hiệu quả cây trồng, vật nuôi. Tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại, hiònh thành các vùng sản xuất hàng hoá.

* Về tăng trởng kinh tế

Trong giai đoạn 1997 - 2002 giá trị sản xuất nông nghiệp tính theo giá so sánh 94 tăng từ 205 tỷ đồng năm 1997 lên 275 tỷ đồng vào năm 2002. GTSX ngành nông nghiệp của huyện tăng bình quân của tỉnh đạt 6%. Cho tới trớc Đại hội, giai đoạn 1997- 2000 nhịp tăng của ngành đạt 5,8%. Từ sau đại hội đến nay, nông nghiệp, đặc biệt là chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp có nhịp tăng rất cao (trên 12,5%) làm cho nhịp tăng chung của ngành giai đoạn 1997 - 2002 đạt tới 7,5%.

GTSX trồng trọt tăng trung bình 6,1%/năm trong cả thời kỳ 1997 - 2002, trong đó giai đoạn 1997 - 2000 nhịp tăng là 4,8% giai đoạn sau tăng cao hơn 6,24%.

Chăn nuôi hiện nay đang đợc chú ý đặc biệt, đây là hớng đi lên của ngành nông nghiệp. Giai đoạn 1997 - 2002 GTSX chăn nuôi, tính cả thuỷ sản, tăng 6,8%/năm, giai đoạn 1997 - 2000 tăng 5,2% và giai đoạn sau tăng 7,7%. Đặc biệt ngành thuỷ sản tăng nhanh ở thời gian gần đây (tăng tới 12 - 15% cho hai giai đoạn) .

Dịch vụ nông nghiệp cũng theo đó tăng nhanh, nhịp tăng GTSX ngành giai đoạn 1997 - 2002 tăng bình quân 12,5% giai đoạn1997 - 2000 tăng 18% giai đoạn sau tăng chậm hơn 11,9%.

* Cơ cấu nội bộ ngành

Tỷ trọng GTSX ngành trồng trọt có xu hớng giảm từ 75% ở năm 1997 xuống còn 63,6% vào năm 2002. Năm 1997 giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi chiếm 23,7% thì năm 2002 đạt 24,8% GTSX ngành nông nghiệp. Dịch vụ nông nghiệp tuy có giá trị nhỏ trong tổng GTSX, chỉ chiếm khoảng 5- 10%, nhng giai đoạn vừa qua đã có bớc tăng đáng kể. Tỷ trọng GTSX của dịch vụ nông nghiệp mang lại chiếm 1,3% vào năm 1997 thì đến năm 2002 tỷ trọng này đã chiếm 11,6% (tăng hơn 10 lần). Điều này đợc lý giải rằng trong giai đoạn vừa qua sự phát triển của các lĩnh vực dịch vụ nói chung và dịch vụ nông nghiệp đã thực sự có vị trí trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua lao động trong nông nghiệp của huyện đã chuyển dịch theo hớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, giảm từ 90,5% xuống còn 89,5% năm 2002. Tuy vậy sức chuyển dịch còn chậm, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn lớn.

Bảng 4: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1997 – 2002

Đơn vị : %

Năm 1997 2000 2002

Chung 100,0 100,0 100,0

Trồng trọt 75,0 76,4 63,6

Chăn nuôi + Thuỷ sản 23,7 18,6 24,8

Dịch vụ nông nghiệp 1,3 5,0 11,6

Nguồn: Số liệu niên giám thống kê huyện Ninh Giang, 2002

2.1. Về trồng trọt

Trồng trọt của huyện chủ yếu là tập trung vào cấy lúa 2 vụ, trồng một số cây vụ đông và trồng rau đậu. Nhịp độ tăng trởng của GTSX ngành trồng trọt giai đoạn 1997- 2000 của huyện khoảng 4,8%/ năm: giai đoạn 200 - 2002, nhờ có nhịp tăng cao hơn, 7,7% làm cho nhịp tăng chung của GTSX trồng trọt cả giai đoạn 1997 - 20025 đạt 6,1%. Tuy thời gian qua chăn nuôi đã từng bớc tăng tỷ trọng của mình song trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong GTSX toàn ngành nông nghiệp (trung bình cả thời kỳ chiếm 69%). Tuy nhiên ty trọng đó đã có chiều hớng giảm, từ 75% năm 1997 xuống còn 63,6% năm 2002.

Các sản phẩm chính: Sản xuất lúa và cây màu lơng thực

Lúa là cây trồng chính của huyện, với diện tích gieo trồng lúa cả năm khoảng15.300 ha, chiếm 83,6% diện tích cây hàng năm. Năng suất bình quân lúa cả năm 116 tạ/ha. Trong thời gian qua huyện đã chủ trọng đầu t vào khâu thuỷ lợi để tăng hệ số quay vòng (hiện nay hệ số xoay vòng của huyện là 2,3 đứng thứ 4 trong các huyện của tỉnh). Sản lợng lơng thực quý thóc giữ mức ổn định hàng năm khoảng 85.009 - 90.000 tấn/ năm, tăng đều theo các năm, năm 1997 sản lợng lơng thực đạt 81.200 tấn, năm 2000 đạt trên 85.900 tấnvà năm 2002 đạt 89.900 tấn. Bình quân lơng thực đầu ngời cũng theo đó tăng lên từ 550 kg năm 1997 lên 600 kg vào năm 200 và năm 2002 đạt 610 kg, đứng thứ 5trong số 1 huyện của tỉnh. Vừa qua huyện đã thực hiện đề án dồn

ô thừa nhỏ thành ô thừa lớn, đã đẩy hiệu quả cho hoạt động ha gieo trồng lên cao hơn. Theo các số liệu thống kê đợc thì hiệu quả trên 1 ha của cây lúa khoảng 19 - 21 triệu đồng.

Bảng 5: Diện tích cây lơng thực hàng năm (ha).

1997 1999 2000 2002

Tổng số 16.611 16.671 17.512 15.775

Lúa cả năm 15.290 15.263 15.300 15.175

Lúa chiêm xuân 70.723 7.627 7.728 7.606

Lúa mùa 7.577 7.366 7.572 7.569

Nguồn: Số liệu Niên giảm thống kê huyện Ninh Giang, 2002

Cây màu lơng thực chính của huyện là ngô: Diện tích trồng màu của huyện không lớn, hiện có vào khoảng 1.000 - 1.200 ha, chiếm 6,7% diện tích cây lơng thực hàng năm cho sản lợng màu quy thóc vào khoảng 9.900 - 11.000 tấn (chiếm 8 - 9% sản lợng lơng thực).

Bảng 6: Sản lợng lơng thực (tấn) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 1997 1999 2000 2002

Tổng số 84.484 96.891 94.877 95.092

Lúa cả năm 78.856 85.784 85.461 87.936

Lúa chiêm xuân 46.124 44.878 47.010 47.530

Lúa mùa 32.732 40.906 38.451 40.406

Nguồn: Số liệu niên giảm thống kê Ninh Giang, 2002

Sản xuất các cây rau đậu

Thực tế cho thấy trồng các loại rau đậu (bao gồm cả cây khoai tây, hành, tỏi) mang lại hiệu quả cao hơn trồng lúa, tính trên 1 hec ta các loại rau nói chung đạt trên 30 - 35 triệu đồng. Mặc dù trồng rau đậu có giá trị cao hơn các cây trồng khác nhng sản lợng rau, đậu các loại tăng chậm. Trung bình những năm qua diện tích rau, đậu của toàn huyện dao động trong khoảng1.200 - 2.000ha, năm cao nhất đợc 2.070 ha (năm 1998), chiếm 7,5

diện tích gieo trồng cây hàng năm. Trong tơng lai, tốc độ đô thị hoá cao sẽ có ảnh hởng rất lớn đến tình hình sản xuất rau đậu, vì rau đậu có ý nghĩa chiến lợc trong đa dạng hoá cây trồng và là loại thực phẩm không thể thiếu đợc trong bữa ăn của ngời Việt Nam.

Diện tích cây vụ đông năm 2002 đạt 2.500 ha, chiếm 30% đất canh tác. Cây công nghiệp

Các cây công nghiệp của huyện bao gồm cây đậu tơng, lạc, đay.. nhng chỉ có diện tích rất nhỏ, trên dới 100 ha mỗi năm. Trong thời gian vừa qua do điều kiện thời tiết không thuận lợi, thị trờng tiêu thụ cha ổn định nên diện tích không ổn định. Năm 2000 diện tích chỉ còn khoảng 10 ha, năm 2002 diện tích các cây công nghiệp ngắn ngày đã tăng lên 95 - 100 ha. Nếu có thị trờng ổn định thì loại cây này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Cây ăn quả.

Các loại cây có giá trị kinh tế cao đang đợc trồng nhiều trên địa bàn huyện là vải, nhãn, cam.. Hiệu quả trên 1 hecta cây ăn quả mang laị khá cao (có thể gấp 1,5 lần trồng lúa) và tận dụng đợc nhiều đất cha đợc sử dụng cũng nh các vờn cha đợc quy hoạch hiện nay. Đây là hóng phát triển tốt cho các vùng đất vờn và ruộng lúa không hiệu quả. Hiện nay cây ăn quả chỉ mới trồng phần nhiều ở từng hộ gia đình với diện tích mỗi hộ không lớn, để sản xuất một lợng hàng hoá lớn là điều còn gặp nhiều khó khăn.

Bảng 7: Sản lợng các loại cây trồng ( tấn)

Năm 1997 1999 2000 2002

Tổng số 17.899 17.968 19.521 18.753

Cây lơng thực 16.611 16.671 17.512 15.775

Cây rau đậu 750 1.000 864 1.500

Cây công nghiệp 50 70 74 100

Cây ăn quả 160,1 190 750 1.000

Cây khác 327,9 37 321 378

Nguồn: Số liệu niên giảm thống kê Ninh Giang, 2002

2.2. Chăn nuôi

Tổng GTSX của ngành chăn nuôi (tính cả nuôi trồng thuỷ sản) trong giai đoạn 1997 - 2002 tăng bình quân 6,8%/ năm, giai đoạn 2000 - 2002 đã có nhiều mô hình chăn nuôi mới có hiệu quả hơn, nên tốc độ tăng đạt 7,7%năm, cao hơn giai đoạn trớc. Trong đó nuôi trồng thuỷ sản tăng 12% đàn gia súc tăng 4,5% nhng mấy năm qua do diện tích chăn thả thu hẹp và cơ giới hoá khâu canh tác nên đàn trâu có phần giảm xuống. Bù lại đàn lợn lại tăng nhanh, đến 9% năm. Đàn gia cầm nói chung tăng nhanh 8,6%/ năm. Nhịp tăng của đàn gia súc không cao, nhng chiếm tỷ trọng lớn trong GTSX (trên 65%). Đàn gia cầm tăng nhanh từ 590 nghìn con năm 1997 lên hơn 830 nghìn con vào năm 2002.

Giá trị tổng sản lợng ngành chăn nuôi chiếm trung bình 24% tổng GTSX ngành nông nghiệp. Trong nôị bộ chăn nuôi thì lợn là vật nuôi chính. Đàn lợn của huyện khá ổn định, bình quân hàng năm giữ 50 - 60 nghìn con cả lợn nái lợn thịt. Số lợng đàn trâu không tăng, tổng đàn trâu có khoảng 1900 - 2000 và đàn bò có chiều hớng tăng lên từ 5.000 con năm 1997 lên 5.600 con vào năm 2002. Việc cung cấp sức kéo giảm đi nhng nuôi bò lấy thịt đang là xu hớng phát triển tại các vùng ven sông và các thảm có đất hoang hoá.

Chăn nuôi hiện nay chủ yếu vẫn theo phơng thức tận dụng, chăn thả tự nhiên, năng suất thấp, thị trờng tiêu thụ chủ yếu là tiêu dùng tại địa phơng. Đến năm 2001 - 2002, một số hình thức nuôi công nghiệp đã bắt đầu hình thành, đã có 3 trại nuôi lợn nạc tập trung với quy mô khá lớn. Đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật mới, sử dụng các giống có năng suất cao nh ngan siêu thịt, siêu trứng, gà thuật mới, ngan pháp, lợn nạc bò sind nhằm từng bớc đi vào sản xuất hàng hoá với số lợng nhiều hơn. Đặc biệt điều kiện để nuôi bò thịt, bỏ sữa tại các vùng ven sông còn rất nhiều.

Riêng đối với thuỷ sản đã có bớc chuyển biến mới, đã có những mô hình nuôi cá tập trung với diện tích 2 -3 ha làm cho giá trị ngành thuỷ sản tăng nhanh trong giai đoạn 2000 - 2002. Nhịp tăng trung bình cả giai đoạn 1997 - 2002 đạt 12% năm (giai đoạn 2000 - 2002 tăng đến 19%). Từ khơảng 7.680 triệu đồng năm 1997 GTSX tỉnh theo giá hiện hành ngành thuỷ sản đã tăng lên 11.900 triệu đồng vào năm 2002. Số lao động tham gia ngành thuỷ sản còn thấp. Chủ yếu là hộ gia đình.

Phong trào cải tạo ao thả cá và tổ chức nuôi cá tập trung đã làm cho diện tích nuôi trồng thuỷ sản tăng từ 300 ha vào năm 1997 lên 720 ha vào năm 2002. Hiện nay đã có những hộ nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản với quy mô lớn, áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật tiên tiến và chọn những giống cá có năng suất cao đẩy sản lợng thuỷ sản nuôi trồng hàng năm lên 1.400 tấn vào năm 2002. Tuy nhiên hiện tại mới chủ yếu là nuôi cá, còn các loại khác cha có nhiều.

2.3. Dịch vụ nông nghiệp

Song song với phát triển nông nghiệp theo hớng sản xuất hàng hoá dcịh vụ cho nông nghiệp cũng phát triển theo. Giai đoạn 1997 - 2002 GTSX dịch vụ nông nghiệp tăng 12,5%, giai đoạn 1997 -200 tăng cao hơn, 18%, còn giai đoạn sau thấp hơn (11,9%). Tuy nhiên cho đến nay tỷ trọng GTSX của dịch vụ trong toàn bộ ngành có tăng những vẫn còn thấp, chỉ chiếm 7 -9%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dịch vụ nông nghiệp bao gồm việc cơ giới hoá các khâu sản xuất cung ứng phân bón, thuốc trừ sâu và các vật t phục vụ nông nghiệp. Các dịch vụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, ngoài việc vận chuyển sản phẩm vật t bằng cơ giới thì cho tới nay khoảng 65- 70% diện tích gieo trồng,95% công việc tuốt lúa, 100% công việc xay xát đợc cơ giới hoá. Xí nghiệp khai thác thuỷ nông của Nhà nớc cùng với các hộ gia đình đã giải quyết thuỷ lợi hoá chủ động khoảng 85% diện tích canh tác. Đồng thời dịch

vụ nông nghiệp đã làm tốt khâu cung ứng phân bón và thuốc trừ sâu cho sản xuất.

Một phần của tài liệu Định hướng, giải pháp thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội huyện Ninh Giang - Hải Dương 2010 (Trang 27 - 34)