- Về công tác vệ sinh môi trường:
b. Tác động chấn động do nổ mìn phá đá
3.4 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CHI TIẾT, ĐỘ TIN CẬY CỦA CÁC ĐÁNH GIÁ
GIÁ
Như chúng ta đã biết, mục tiêu của báo cáo ĐTM là xác định các ảnh hưởng tiềm tàng về môi trường, xã hội và sức khỏe cộng đồng bởi sự hoạt động của dự án, nhằm đưa ra những quyết định hợp lý và giảm thiểu tác động bất lợi.
Báo cáo ĐTM được trình bày như một thủ tục để xác định những hậu quả môi trường do các hoạt động của dự án gây nên và phải kết hợp với những cân nhắc về môi trường trong giai đoạn sớm nhất trong quy trình dự án để có biện pháp quy hoạch, thiết kế, thực hiện và quản lý.
Các đánh giá đối với tác động môi trường của dự án, đã cho thấy: - Trong đánh giá tác động đến môi trường tự nhiên:
Báo cáo đã xác định được phạm vi và những ảnh hưởng tiềm tàng của dự án đối với môi trường tự nhiên, đó là môi trường vật lý, môi trường sinh thái - cảnh quan. Các đánh giá có tính chính xác cao khi quá trình phân tích cụ thể các nguồn gây tác động (liên quan đến chất thải và không chất thải), các số liệu tính toán định lượng và cụ thể hóa cả về không gian lẫn thời gian, đồng thời, chỉ ra trong báo cáo những rủi ro của sự cố môi trường có thể xảy ra khi xây dựng và hoạt động của Dự án.
Công tác thực địa đo đạc và lấy mẫu phân tích được thực hiện đúng quy định và phong phú góp phần đánh giá một cách định lượng về mức độ tác động ô nhiễm của bụi, ồn và các nguồn chất thải khác.
Các đánh giá đã sử dụng hợp lý các phương pháp đánh giá, vừa có ý nghĩa khoa học vừa có tính thực tiễn cao.
- Trong đánh giá những ảnh hưởng về mặt xã hội:
Công tác điều tra xã hội học và lấy ý kiến tham vấn cộng đồng là một cải tiến mới trong việc hoàn thiện những đề xuất bảo vệ môi trường, nó cho thấy tính hiệu quả, chi tiết và sát thực, phù hợp với hoàn cảnh thực tế nơi thực hiện các đánh giá.
Các đối tượng và mục tiêu đánh giá được phân tích cụ thể, đầy đủ và chi tiết phù hợp với tính đặc thù của Dự án. Khi Dự án được triển khai, sẽ có những tác động nhất định tới tình hình dân cư, điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực cho nên việc đi sâu phân tích và đánh giá cụ thể cho từng đối tượng xã hội là hợp lý và cần thiết.
Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án vừa phù hợp với trình độ khoa học và công nghệ trong giảm thiểu tác động môi trường hiện tại, vừa tương xứng với các thủ tục hiện hành và kế hoạch thực hiện dự án.
thực hiện giám sát, quản lý,... thỏa mãn các yêu cầu về bảo vệ môi trường và các tiêu chuẩn môi trường.
Các phương pháp sử dụng trong công tác đánh giá tác động môi trường của dự án khai thác đá lên 490.000 m3/năm mỏ đá khu vực Đá Bàn thôn Hồng Sơn, phù hợp với trình độ khoa học công nghệ hiện tại và quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong các phương pháp áp dụng, phương pháp thu thập và thống kê thông tin tư liệu, phương pháp khảo sát và đo đạc hiện trường dựa trên cơ sở thống kê điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội khu vực, khảo sát và đo đạc hiện trạng các thành phần tự nhiên khu vực dự án theo tiêu chuẩn Việt Nam nên có độ tin cậy cao, đáp ứng yêu cầu của công tác ĐTM nói chung và thực tế của dự án nói riêng.