An toàn về công tác nổ mìn

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 63 - 65)

- Về công tác vệ sinh môi trường:

2.An toàn về công tác nổ mìn

Hộ chiếu nổ mìn phải được lập trên cơ sở hộ chiếu khoan và tiến hành thi

công theo đúng yêu cầu thiết kế kỹ thuật đã lập. Phải tính toán chi tiết, cụ thể các thông số của từng lỗ khoan như: Chỉ tiêu thuốc nổ căn cứ vào độ kiên cố, mức độ nứt nẻ, phân lớp của đất đá, chiều cao cột thuốc, chiều cao bua, lượng thuốc nổ mồi, loại thuốc nổ sử dụng. Trường hợp thay đổi trong phạm vi một bãi mìn, thì nhất thiết phải được sự đồng ý của trưởng phòng kỹ thuật khai thác và phó giám đốc kỹ thuật mỏ mới được phép thay đổi.

Khoảng an toàn đối với người và các thiết bị phải tính toán chi tiết cụ thể cho từng bãi mìn theo quy phạm an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên.

Việc thực hiện công tác nổ mìn phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy phạm an toàn theo QCVN 02:2008/BCT. Đối với trường hợp những khu vực khai thác có các công trình cần bảo vệ: Đường điện cao thế, kho mìn cần được tính toán xác định qui mô đảm bảo có khoảng cách an toàn cho các công trình trên.

Xác định khoảng cách an toàn khi nổ mìn:

- Khoảng cách an toàn về chấn động đối với nhà và công trình do nổ một phát mìn tập trung theo công thức sau:

Rc =α ×x kc ×x 3 Q

Trong đó: Kc - Phụ thuộc vào tính chất cơ lý của đất đá nơi đặt công trình bị ảnh hưởng Kc = 9.

α: Hệ số phụ thuộc vào chỉ số tác dụng nổ khi n = 1 thì α = 1. Q - Khối lượng một lần nổ (tuỳ thuộc vào các lần nổ);

Ví dụ bãi nổ tối đa Q = 509,3kg thì Rc = 1 x 9 x 3 509,3 = 71 m.

Rb = Kb x Q

Kb: Hệ số phụ thuộc vị trí lượng thuốc (coi như đặt nửa ngầm) và mức độ an toàn (xác định mức độ an toàn loại I, hoàn toàn không hư hại) Kb = 10;

Q - Khối lượng một lần nổ (tuỳ thuộc vào các lần nổ); Với bãi nổ Q = 509,3kg thì Rb = 225,7 m.

Như vậy, đối với khu dân cư cách mỏ 450m thì hoàn toàn tránh được các sự cố do nổ mìn có thể gây nguy hại cho công trình và con người do tác động của sóng đập trong nổ mìn.

4.2.2. Quy định về an toàn, bảo quản, vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp, vận hành máy móc phương tiện vận tải vận hành máy móc phương tiện vận tải

4.2.2.1. Bảo quản và vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp

- Bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, chống mất cắp, giữ được chất lượng nhập vào và cấp phát tiêu thụ thuận tiện.

- Kho chứa thuốc nổ phải đắp thành đê bao quanh để trong trường hợp nổ nó sẽ hướng sóng nổ và mảnh vụn lên phía trên, như vậy sẽ bảo vệ các công trình gần đó khỏi bị phá hủy.

- Kho bảo quản vật liệu nổ đã được nghiệm thu và cho phép đưa vào sử dụng (có lý lịch kho và biên bản nghiệm thu theo yêu cầu).

- Vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp: Đơn vị ký hợp đồng thuê bên bán đảm trách.

Yêu cầu cụ thể khi xây dựng kho chứa thuốc nổ và VLNCN:

- Kho chứa VLNCN phải được thông gió (tự nhiên hay cưỡng bức), chống dột tốt. Tuỳ theo từng vùng, kho phải có lỗ thông hơi và các cửa sổ để thông gió tự nhiên cho tốt. Chỉ được mở cửa sổ và cửa đi để thông gió vào những lúc trời quang đãng;

- Các nhà kho chứa VLNCN phải quay theo hướng Bắc - Nam để tránh ánh sáng mặt trời chiều trực tiếp vào trong nhà. Trường hợp địa hình phức tạp thì cũng không được bố trí lệnh hướng Bắc - Nam lớn hơn 15 độ;

- Trong phạm vi kho phải có rãnh thoát nước, rãnh phải có độ nghiêng, kích thước phù hợp để tiêu nước nhanh;

- Đường ra vào kho và đường đi đến từng nhà kho phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, đi lại thuận lợi và phải luôn giữ sạch sẽ;

- Khoảng cách giữa các nhà kho và khoảng cách từ nhà kho đến các công trình ngoài phạm vi kho phải bảo đảm các yêu cầu tại khoản 8, điều 4, QCVN02:2008/BCT;

- Các kho phải có hàng rào bao quanh. Ngoài hàng rào phải có khu vực cấm các hoạt động tụ họp, đốt lửa ít nhất 50 m kể từ hàng rào. Giới hạn và qui chế sử dụng vùng cấm do cơ quan quản lý kho và cơ quan công an địa phương qui định.

4.2.2.2. Quy định về an toàn đối với các phương tiện vận tải và vận hành các loại máy chuyên dụng loại máy chuyên dụng

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 63 - 65)