- Về công tác vệ sinh môi trường:
b. Tác động chấn động do nổ mìn phá đá
3.2.3.1. Tác động đến môi trường không khí
Tác động của bụi:
Trong hoạt động khai thác, bụi là yếu tố gây Ô nhiễm môi trường không khí đáng kể nhất. Đối với đá granite, bụi chứa hàm lượng Silic cao ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ người lao động.
Bụi sinh ra từ 4 công đoạn chính là khoan lỗ, nổ mìn, xúc bốc và vận chuyển. Phân tích về tác động môi trường do bụi phát tán từ các khâu sản xuất đá như sau:
- Bụi do khoan lỗ mìn:
Việc khoan lỗ mìn được thực hiện ở 2 khâu là khoan lỗ để nổ mìn chùm phá đá trên tầng khai thác và khoan lỗ mìn con phá đá quá cỡ trên công trường.
Khoan lỗ nổ mìn chùm được thực hiện bằng búa khoan, nhưng vị trí khoan thường ở cao nên bụi có thể phát tán rộng trên khai trường, làm tăng nồng độ bụi ở khu vực làm việc của công nhân, đặc biệt là công nhân khoan.
Theo số liệu đo đạc tại hiện trường, nồng độ bụi tại vị trí công nhân khoan, khi khoan lỗ không lắp chụp cản bụi là 6,5 mg/m3 vượt quá TCCP đối với khu công nghiệp từ 1,5 - 2 lần.
- Bụi do nổ mìn
Khi nổ mìn chùm, một đám khói - bụi lớn hình thành, có thể tồn tại 20 - 30 phút Trên khai trường tuỳ theo điều kiện thời tiết. Khi có gió, bụi có thể phát tán trên một diện tích rộng với khoảng cách từ 1 - 1,5 km theo chiều gió, ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Theo kết quả đo trực tiếp tại một số khu khai thác, với khối lượng thuốc nổ khoảng 90 kg mỗi lần nổ mìn, nồng độ bụi ở các khoảng cách khác nhau nêu trong bảng 3.15.
Bảng 3.15. Hàm lượng bụi phát tán khi nổ mìn (lượng thuốc nổ 90 kg)
Khoảng cách 200 300 500 1000
Hàm lượng bụi >20,00 16,79 11,78 3,0
TCCP 4,00 (đối với bụi có hàm lượng SiO2 cao) Khả năng phát tán đám mây khói - bụi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
+ Chiều cao nổ: Vị trí nổ càng cao, độ lan toả đám mây khói - bụi càng lớn.
+ Lượng thuốc nổ: Lượng bụi tỷ lệ thuận với lượng thuốc nổ sử dụng. + Phương pháp nổ mìn: Sử dụng phương pháp nổ mìn vi sai, sức công phá
lớn và giảm được bụi.
+ Điều kiện thời tiết khô, có gió mạnh,... lúc phát nổ thì bụi phát tán xa hơn.
Ở khu vực mỏ đá thôn Hồng Sơn, vị trí nổ mìn thường ở độ cao từ 10 - 20m. Mỏ đá nằm ở sườn Đông dãy núi Hoành Sơn, xung quanh có hành lang cây xanh đã khép tán, có khả năng chắn bụi, còn QL1A và các khu vực tập trung dân cư nằm ở phía Đông Bắc dãy núi, cách vị trí khai trường trên 400 m. Vì vậy, việc nổ mìn phá đá trên khai trường không ảnh hưởng đến khư dân cư của thôn Hồng Sơn và đường QL lA.
- Bụi do xúc bốc và vận chuyển đá: Công đoạn bốc xúc và vận chuyển đá trên công trường làm phát sinh ra một lượng bụi đáng kể. Nồng độ bụi ở khu vực khai trường và trên đường vận tải nội mỏ khi có xe chạy qua là 0,5 - 1,2 mg/m3 và có thể lớn hơn.
Tác động của tiếng ồn:
Tiếng ồn phát sinh từ các khâu nổ mìn phá đá, hoạt động của hệ thống máy nổ, động cơ ô tô v.v... Tác động của tiếng ồn ở một số khu vực khai thác đá có điều kiện tương tự như sau:
- Tiếng ồn do nổ mìn: Mỏ khu vực Đá Bàn thôn Hồng Sơn tiến hành nổ mìn 1 lần trong ngày, mức ồn tức thời khi nổ mìn đạt trên 110 - 120 bBA, gây tác động tới khu vực nhà tập thể của công nhân nằm cách điểm nổ khoảng 400 m.
- Tiếng ồn do gia công đá tại khai trường: diễn ra liên tục và ở mức cao từ 85 – 95 dBA, tác động thường xuyên tới công nhân trên công trường.
- Mức ồn đo được tại khu vực xung quanh mỏ chỉ từ 60 - 70 dBA, nằm trong giới hạn cho phép đối với khu công nghiệp, nhưng cao hơn mức ồn cho phép đối với khu dân cư.
Tác động của khí thải độc hại:
Nguồn khí thải chủ yếu phát tán từ các động cơ của phương tiện vận tải, nổ mìn và một số động cơ diezel, máy nổ, máy nén khí. Do đặc điểm của khai thác đá, thời gian hoạt động của các thiết bị không liên tục, không gian thoáng rộng, khí thải có thể phát tán và nhanh chóng bị pha loãng, nên nồng độ khí thải trên khai trường không lớn. Theo các kết quả đo nồng độ khí thải do phòng CN&VL Môi trường - Viện Khoa học vật liệu tiến hành ở một số công trường khai thác đá lớn, hầu hết các giá trị đo đều nằm trong giới hạn cho phép.