Nước mưa chảy tràn:

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 41 - 45)

- Về công tác vệ sinh môi trường:

5. Nước mưa chảy tràn:

Lượng mưa lớn nhất chảy qua khu mỏ như đã tính toán ở phần trước ứng với ngày mưa lớn nhất là 101.280 m3/ngày.

Diện tích hứng nước mưa chủ yếu là khu vực khai thác nên ít có khả năng ngấm tại chỗ, thường hình thành dòng mặt. Với khối lượng như trên thì quanh khu vực mỏ sẽ có các dòng chảy lớn cuốn trôi nhiều vật chất trên bề mặt như các nguyên vật liệu rơi vãi, bụi lắng,...đổ xuống phần địa hình thấp trũng và các ao hồ, khe Miếu, và các khe suối trong khu vực gây nên ô nhiễm môi trường nước mặt, môi trường đất khu vực lân cận, gây xói lở bề mặt địa hình và tạo nên các sự cố đối với các công trình của Dự án.

Nước mưa chảy tràn cũng có thể gây ra các tai nạn trên moong khai thác, dòng chảy sẽ gây ra hiện tượng sạt, lở, mất an toàn cho khu mỏ.

6. Chất thải nguy hại:

Chất thải nguy hại bao gồm các loại vật dụng chứa dầu, mỡ như thùng phuy, can, vỏ nhựa và các dẻ lau có dính dầu mỡ, dầu mỡ thải loại từ quá trình vệ sinh, dửa chữa các phương tiện vận chuyển,máy móc thiết bị....

Đối tượng chịu ảnh hưởng chính sẽ là môi trường đất, môi trường nước. Chất thải nguy hại khi bị hòa tan của nước mưa, phân tán thấm xuống đất, hòa vào dòng chảy mặt và nước dưới đất sẽ gây nên sự suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng. Công ty sẽ định kỳ thu gom và hợp tác với Công ty môi trường đô thị địa phương đưa đi xử lý.

Tổng hợp khối lượng chất thải trong GĐSX nêu ở bảng 3.12.

Bảng 3.11. Dự báo khối lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn sản xuất T

T

Loại chất thải Đơn vị tính Khối lượng

TT T

Loại chất thải Đơn vị tính Khối lượng

2.

Khí thải

Trên khai trường

Muội mg/m3 0,8

CO mg/m3 13,6

SO2 mg/m3 3,8

NOx mg/m3 -

HC mg/m3 8,4

Trên đường vận chuyển

Muội mg/m3 0,04

CO mg/m3 0,77

SO2 mg/m3 0,20

NOx mg/m3 0,43

HC mg/m3 0,18

3. Chất thải rắn công nghiệp m3/năm 18.750

4. Chất rắn thải sinh hoạt kg/ngày 25

5. Nước thải sinh hoạt kg/ngày 4

7. Nước mưa chảy tràn (lớn nhất) m3/ngày 101.280 8. Chất thải nguy hại kg/năm Không đáng kể

3.2.2. Các tác động không liên quan đến chất thải

3.2.2.1. Tiếng ồn và rung động

Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yếu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển, thiết bị khai thác tại khai trường và quá trình chế biến. Tiếng ồn sinh ra từ các khâu nổ mìn phá đá, hoạt động của hệ thống nghiền sàng, máy nổ,... Tác động của tiếng ồn ở một số khu vực khai thác và chế biến đá có điều kiện tương tự như sau:

Tiếng ồn do máy khoan phá đá

Tại khai trường khi có máy khoan nổ mìn hoạt động cho thấy cường độ tiếng ồn do máy khoan xoay đập thủy lực gây ra ở mức: 110 – 120 dBA. Tiếng ồn này làm ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân điều khiển máy do thường xuyên phải tiếp xúc.

Tiếng ồn do nổ mìn

Mỏ đá núi Đá Bàn tiến hành nổ mìn 2 lần trong một ngày, mức ồn khi nổ mìn tức thời đạt trên 85-100 dBA, gây tác động đối với khu tập thể của công nhân và do tiếng nổ mìn vang xa nên gây tâm lý khó chịu cho cư dân sống xung quanh khu vực dự án. Tuy tiếng ồn do nổ mìn có cường độ âm thanh lớn, nhưng

xẩy ra tức thời, trong thời gian ngắn, khoảng 0,25 giây và được dự báo trước, nhanh chóng bị dập tắt nên ít ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Tiếng ồn do gia công đá trên khai trường

Diễn ra liên tục ở mức cao từ 85-100 dBA, tác động thường xuyên đến công nhân trên khai trường.

Tiếng ồn giao thông

Tiếng ồn của các loại xe chuyên chở nguyên vật liệu, sản phẩm ra vào khu vực khai thác và chế biến, chủ yếu là tiếng ồn phát ra từ động cơ và sự rung động của các bộ phận của xe, cường độ âm thanh này thường nằm ở mức trung bình khoảng 85 ÷ 90 dBA.

Tiếng ồn trong khu vực chế biến đá

Bảng 3.12. Mức ồn trung bình sinh ra do một số thiết bị sàng tuyển

Stt Nguồn Mức ồn (dB) 26:2010/BTNMTQCVN

1 Máy nghiền sàng 92 – 94

70 dBA (từ 6 giờ – 21 giờ,

đối với khu vực thông thường) 2 Trục cán 102 3 Máy cán 96 4 Ống thổi 104 5 Băng tải 98 6 Máy rung 103 7 Bơm hút 96

(Nguồn: Hồ Sỹ Giao, Bảo vệ môi trường trong khai thác lộ thiên, 2010).

Tiếng ồn phát sinh từ các loại phương tiện khai thác

Bảng 3. 12. tổng hợp mức ồn của phương tiện khai thác:

Bảng 3.12. Mức ồn trung bình của một số thiết bị, máy móc khai thác

Stt Nguồn ồn Mức ồn (dB)

Không tải Có tải

1 Máy xúc 80 97 2 Ô tô thải đá 75 92 3 Máy ủi 84 100 4 Máy chất tải 82 100 5 Máy khoan 85 90 6 Máy đào 85 101 7 Máy nén khí - 96

(Nguồn: Hồ Sỹ Giao, Bảo vệ môi trường trong khai thác lộ thiên, 2010).

Trên cơ sở phân tích các nguồn gây ồn chính phát sinh tại mỏ đá xây dựng khu vực Đá Bàn kết quả tổng hợp mức ồn lớn nhất phát sinh từ các nguồn được

thể hiện trong bảng 3.13.

Bảng 3.13. Mức độ lớn nhất phát sinh từ các nguồn ồn chính trong giai đoạn khai thác và chế biến đá

TT Nguồn gây ồn Khoảng cách gây ồn (m) Mức ồn dự báo lớn nhất (dB)

1 Máy khoan đá 5 84

2 Nổ mìn 100 100

3 Bốc xúc, vận chuyển 2 94

4 Nghiền đá 2 99

Để dự báo mức ồn ở môi trường xung quanh do các nguồn ồn gây ra trong khu vực mỏ và xung quanh có thể tính toán dựa trên mô hình tính toán lan truyền tiếng ồn như trong giai đoạn thi công xây dựng.

Li = Lp - ∆Ld – ∆Lc (dB)

Trong đó:

- Li : Mức ồn tại điểm tính toán cách nguồn ồn ở khoảng cách d (m).

- Lp : Mức ồn đo được tại nguồn gây ồn (cách 1,5m).

- ∆Ld: Mức ồn giảm theo khoảng cách d ở tần số i ∆Ld = 20. log {(r2/r1)1+a}.

Trong đó:

+ r1: Khoảng cách từ nguồn gây ồn Lp

+ r2: Khoảng cách tính toán độ giảm giảm mức ồn theo khoảng cách tương ứng với Li (m)

+ a: Hệ số hấp thụ riêng tiếng ồn với địa hình mặt đất (a=0)

- ∆Lc : Độ giảm mức ồn qua vật cản. Tại khu mỏ áp dụng với ∆Lc = 0

Theo đó, mức ồn phát sinh ở các khoảng cách 300m và 500m như sau:

Bảng 3.14. Mức độ dự báo của các nguồn ồn chính trong giai đoạn khai thác và chế biến đá ở khoảng cách 100m và 300m (Đơn vị: dAB) TT Nguồn gây ồn Mức ồn ở khoảng cách 100m Mức ồn ở khoảng cách 300m QCVN 26:2010/BTNMT

1 Máy khoan đá 69,4 56,4 70 dBA

(từ 6 giờ – 21 giờ, đối với khu vực

thông thường)

2 Nổ mìn 99,5 81,0

3 Bốc xúc, vận chuyển

TT Nguồn gây ồn Mức ồn ở khoảng cách 100m Mức ồn ở khoảng cách 300m QCVN 26:2010/BTNMT 4 Nghiền sàng đá 74,5 60,6

Như vậy, tại mỏ đá khu vực núi Đá Bàn thì nguồn gây ồn đáng quan tâm nhất là nguồn phát sinh do nổ mìn, ở khoảng cách 100m thì mức ồn là 99,5dBA (mức ồn theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN26:2010/BTNMT đối với khu dân cư thông thường là 70dBA). Như vậy, khu dân cư gần nhất (thôn Hồng Sơn) sẽ chịu tác động bởi tiếng ồn do nổ mìn phá đá. Còn các nguồn ồn khác, ở khoảng cách 300m, mức ồn phát sinh làn truyền tính toán được thấp hơn rất nhiều so với mức ồn quy định. Tác động nãy sẽ tăng lên từ 3 – 4 lần khi các dự án khai thác đá của các doanh nghiệp khác cùng nổ mìn cùng thời điểm.

Tuy nhiên, trên thực tế tiếng ồn do nổ mìn có thể giảm đi nhiều hơn do yếu tố công nghệ áp dụng (mức ồn tại nguồn có thể giảm từ 20- 30 dB) và yếu tố địa hình vật cản mức lan truyền tiếng ồn ra xung quanh như vách núi, rừng cây…

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(86 trang)
w