Nước thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 56 - 57)

- Về công tác vệ sinh môi trường:

a,Nước thải sinh hoạt

Khi đi vào hoạt động khai thác, toàn khu mỏ có 42 Cán bộ công nhân viên lượng nước thải sinh hoạt theo tính toán ở trên là 4,0 m3/ngày/đêm, được lọc rác và dẫn qua hệ thống xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, cột B trước khi thoát chảy ra hệ thống mương thoát nước chảy xuống kênh Nam Vực Mấu.

Nước thải từ các nhà vệ sinh sẽ được xử lý bằng bể tự hoại ba ngăn. Bể tự hoại là một công trình đồng thời hai chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng.

Nước sau hệ thống tự hoại Ống thông hơi

Phân, nước tiểu vào

Hình 4.1. Sơ đồ bể tự hoại

Dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Nước thải sau khi qua bể tự hoại được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải để xử lý tiếp.

Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải như sau:

Nước thải từ nhà tắm, nhà ăn,… Nước thải từ WC Mương dẫn Môi trường Bể tự hoại 3 ngăn Mương dẫn Bể lắng Bể tách dầuNước thải sản xuất

Hình 4.2. Sơ đồ chung xử lý nước thải Tính toán thể tích các bể: - Bể tự hoại: Dung tích W = W1 + W2 W1: Thể tích phần lắng nước của bể (m3). W2: Thể tích phần chứa bùn (m3). + Thể tích phần lắng: Wl = a × N × T (m3). Trong đó:

a - Tiêu chuẩn thải nước tại WC (lấy trung bình 0,096 m3/người/ngày đêm) N - Số công nhân (48 người)

T - Thời gian lưu tại bể (2 ngày)

Thể tích 1 ngăn lắng: 0,096 x 48 x 2 = 9,2m3

Do cần xây 2 ngăn lắng nên thể tích phần lắng là: Wl = 18,5 m3

+ Thể tích phần chứa bùn: W2 = r × N x T (m3). Trong đó:

r: lượng cặn tích lũy trong bể của một người trong 1 năm (r = 0,03 m3/người/năm).

N: số công nhân (48người).

T: khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn (T = 3 năm).

Vậy thể tích phần chứa bùn là: W2 = 48×30x3/1000 = 4,3 m3.

- Bể lắng: Bể lắng chứa nước thải sinh hoạt, nước sau khi qua bể phốt và nước thải sản xuất. Thời gian lưu tại là 2 ngày. Thể tích bể lắng là:

Vbl = (W1 + VSH + VSX) x 2 = 45 (m3).

Hệ thống xử lý nước thải này khá đơn giản, hiệu quả, tốn ít nhân lực và chi phí đầu tư thấp. Để thuận tiện cho việc thoát nước và xử lý, hệ thống xử lý này được bố trí gần khu vực nhà ăn của CBCNV khu mỏ. Nước thải sau khi qua xử lý được thoát ra khe Cái phía Bắc khu đất sân công nghiệp.

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 56 - 57)