Tác động đến kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 49)

- Về công tác vệ sinh môi trường:

3.2.3.5.Tác động đến kinh tế xã hộ

b. Tác động chấn động do nổ mìn phá đá

3.2.3.5.Tác động đến kinh tế xã hộ

Sự xuất hiện, tồn tại và phát triển của các cơ sở khai thác - chế biến đá đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động của khu vực và phần nào giải quyết vấn đề nan giải của địa phương về lao động dôi dư và việc làm. Tuy nhiên, cũng có những vấn đề mang tính tiêu cực, đó là gia tăng dân số cơ học, biến động thị trường khoáng sản và một số vấn đề liên quan tới trật tự an ninh xã hội, cụ thể như sau:

- Tác động làm thay đổi cơ cấu lao động địa phương và mức sống của nhân dân :

Nền kinh tế trong khu vực chủ yếu dựa vào nông nghiệp, thu nhập thấp, đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Khi dự án đi vào hoạt động sẽ thu hút một lượng lao động địa phương, chủ yếu là lao động nông nhàn, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân trong vùng.

- Gia tăng dân số cơ học:

Ngoài những công nhân là người địa phương, còn có một lượng lớn lao động của các địa phương khác trong tỉnh cũng đến tham gia khai thác đá và một số nghề dịch vụ khác, làm tăng dân số của địa phương. Sự gia tăng dân số kéo theo sự gia tăng những nhu cầu về y tế, giáo dục, kinh tế, trật tự xã hội,... mà không thể đáp ứng ngay được trong một thời gian ngắn. Điều này sẽ dẫn đến những bất cập về các dịch vụ công cộng và nhu cầu về thị trường giá cả.

- Phát triển các ngành dịch vụ:

Liên quan với sự gia tăng dân số là một loạt các ngành dịch vụ phát triển. Đó là nghề sửa chữa máy móc, phương tiện giao thông, buôn bán nhỏ, các dịch vụ phục vụ khu mỏ.

Các ngành dịch vụ này góp phần đáng kể vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, giải quyết một phần nhu cầu việc làm của người lao động. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý tới mặt trái của nó là những tác động tới môi trường kinh tế, tình trạng an ninh và sự phát triển các hoạt động văn hóa không lành mạnh và gây khó khăn cho các cấp quản lý ở địa phương, ảnh hưởng xấu tới đời sống, sinh hoạt của cộng đồng.

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 49)