Giảm thiểu tác động cộng hưởng của quá trình khai thác

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 62 - 63)

- Về công tác vệ sinh môi trường:

4.Giảm thiểu tác động cộng hưởng của quá trình khai thác

Để giảm thiểu các tác động liên quan thực hiện một số giải pháp sau:

- Chủ đầu tư dự án phối hợp với các doanh nghiệp khai thác đá liền kề thực hiện các giải pháp giảm thiểu chung như: tưới ẩm đường giao thông vào mỏ, hoàn nguyên các tuyến đường đã bị làm hư hại...

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các doanh nghiệp khai thác và chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn lao động cho công nhân.

- Phối hợp chặt chẽ xây dựng thời gian nổ mìn theo đúng quy định và đảm bảo thời gian nổ mìn của các mỏ cách nhau tối thiểu 15 phút để tránh các tác động cộng hưởng do nổ mìn.

4.1.3. Giảm thiểu tác động trong giai đoạn hoàn thổ, phục hồi môi trường

Các tác động trong giai đoạn này chủ yếu liên quan đến bụi, tiếng ồn. Để đề xuất giải pháp giảm thiểu cho 30 năm mà chưa xác định được kịch bản tăng trưởng kinh tế, mức độ phát triển công nghệ cho phép chủ dự án ứng dụng... là một điều khó khăn. Tuy nhiên, trên cơ sở các giải pháp giảm thiểu tác động xấu đến bụi, tiếng ồn, độ rung, tác động liên quan đến chất thải... được trình bày trong hai giai đoạn xây dựng cơ bản và khai thác cần phải được chủ dự án nghiêm túc thực hiện trở thành yêu cầu chung của công tác bảo vệ môi trường, một số giải pháp giảm thiểu đối với các tác động xấu trong giai đoạn này được đề xuất như sau:

- Thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động xấu do bụi, khí độc, tiếng ồn và rung động như đã đề cập trong giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ và giai đoạn khai thác.

- Đối với các loại chất thải trong quá trình phá dỡ như bùn lắng của nhà vệ sinh, bể tự hoại thuê đơn vị vệ sinh hút, vận chuyển đến nơi xử lý và bãi chứa chất thải xây dựng của địa phương tại thời điểm thực hiện.

- Tạo điều kiện cho công nhân không còn khai thác được học nghề, chuyển đổi việc làm.

- Lắp đặt các biển báo tại khu vực khai trường trong quá trình hoàn thổ, cải tạo môi trường.

- Đánh giá lại thiệt hại và các biện pháp giảm thiểu để tính toán lại số tiền phải trả cho công tác phục hồi môi trường chưa thực hiện được.

4.2.1. Trong công tác khoan nổ mìn1.An toàn về khoan 1.An toàn về khoan

Để đảm bảo an toàn đối với khâu khoan nổ mìn, trong quá trình tiến hành khai thác cần các giải pháp cụ thể như sau:

- Quy trình đo vẽ địa hình, lập hộ chiếu khoan, cắm mốc giao cho máy thực hiện trong khoảng thời gian không quá một tuần đối với các khu vực không có máy xúc hoạt động.

- Với các khu vực có máy xúc hoạt động dưới chân tuyến phải thường xuyên cập nhật sự thay đổi địa hình vào bản đồ hiện trạng đảm bảo tính chính xác cao nhất của hộ chiếu.

- Hộ chiếu khoan lập phản ánh đủ các thông số của hộ chiếu, bao gồm: thứ tự lỗ khoan, số lỗ khoan, khoảng cách giữa các lỗ khoan, khoảng cách giữa các hàng lỗ khoan đầu tiên, chiều sâu từng lỗ khoan …v.v. Dùng máy trắc địa cắm mốc giao đơn vị thi công, sau khi khoan xong cập nhật lại vị trí và đo kiểm tra chiều sâu các lỗ khoan theo thực tế, nếu sai số vượt quá trị số cho phép thì phải yêu cầu khoan lại.

Một phần của tài liệu Chương trình quản lý và giám sát môi trường (Trang 62 - 63)