- Về công tác vệ sinh môi trường:
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1 TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG
3.1. TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN XÂY DỰNG 3.1.1. Các tác động liên quan đến chất thải
Nguồn phát sinh chất thải:
Các hoạt động trong giai đoạn xây dựng (GĐXD) mỏ như đào hào, mở vỉa, san lấp mặt bằng xây dựng, khoan đào nền móng, xây lắp các công trình sẽ phát sinh ra các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường.
Trong bảng 3.1 dưới đây liệt kê các nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường do các hoạt động của dự án trong GĐXD.
Bảng 3.1. Các nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường trong giai đoạn xây dựng
TT Loại chất thải Nguồn phát sinh Loại và tính chất của chất thải
1.Đất đá thải Đào đắp, san gạt mặt bằng, làm đường Đất đá thải các loại gồm: cát, cuội, sỏi, sét dạng khô hoặc ướt 2.Chất thải xây dựng dạng rắn Vận chuyển VL, hoạt động XD các công trình Gạch vỡ, vôi vữa, xi măng, sắt thép vụn 3.Chất thải dạng bụi - khí Phương tiện vận chuyển, vật liệu xây dựng Bụi khói, khí CO, SO2, NOX,
THC
4.Chất thải sinh hoạt Từ khu lán trại tạm Rác thải và nước thải sinh hoạt 5.Nước mưa chảy tràn Từ mặt bằng thi công Nước mưa cuốn theo cát, sét, bụi và chất thải xây dựng 6.Chất thải nguy hại Sửa chữa, thay thế phụ tùng thiết bị xây dựng Dầu mỡ thải, giẻ lau, bao bì dính dầu mỡ, pin, ắc quy thải loại
Khối lượng chất thải:
- Đất đá thải:
Đất đá thải sẽ phát sinh trong 3 công đoạn: Đào hào mở vỉa mỏ; xây dựng đường giao thông; khu vực nhà ở và các công trình phụ trợ.
Theo thiết kế, khi thi công sẽ phải đào đắp một khối lượng đất đá để mở mỏ, san nền, tạo mặt bằng xây dựng như sau:
+ Công đoạn đào hào mở vỉa mỏ: Theo kết quả khảo sát địa hình địa chất khu mỏ cho thấy lớp phủ thổ nhưỡng và đá phong hóa có tầng dày trên 2 m, độ dốc >300, tổng diện tích khu mỏ là 15 ha, do đó tổng khối lượng đất đá thải khi đào hào mở vỉa mỏ được tính theo công thức sau: Vh = S × L (m3), trong đó:
- Vh - Khối lượng đào hào mở vỉa;
- S - Tiết diện ngang của đường hào (12,75 m2); - L - Chiều dài tuyến hào (985,7 m).
Từ đó có thể xác định được khối lượng đất đá thải là: Vh = 12,75 × 985,7 = 12.567,7 m3
Lượng đất đá thải này được dùng để san nền tạo mặt bằng làm đường giao thông, san lấp hoàn phục môi trường tại các moong ngừng khai thác,.... Do công tác đào hảo mở vỉa mỏ được thực hiện theo hình thức cuốn chiếu, do vậy trong giai đoạn xây dựng và mở vỉa ban đầu khối lượng đất đá thải ước tính khoảng 100 m3.
+ Công đoạn nâng cấp đường giao thông nối từ QL1A vào công trường: đây là tuyến đường phục vụ thi công và vận hành cho công trình (dài m, rộng 6,60m, mặt đường 3,50 m cấp phối đồng bằng). Đường được nâng cấp từ tuyến đường dân sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân, cốt mặt đường tương đối thấp do đó phải tiến hành nâng cốt, khối lượng đất đá thải hầu như không có.
- Chất thải rắn xây dựng:
Chất thải rắn xây dựng bao gồm xi măng, cát sỏi rơi vãi, vôi vữa và các loại vật liệu xây dựng khác thải ra trong quá trình xây dựng. Do khối lượng xây dựng không lớn do đó lượng chất thải rắn xây dựng không đáng kể và sẽ được sử dụng cho san lấp.
- Chất thải dạng bụi - khí:
Các chất khí thải chính phát sinh chủ yếu do hoạt động của các thiết bị thi công và phương tiện vận tải chạy bằng xăng, dầu gồm SO2, CO2, CO, NOx, muội khói...
Theo các hướng dẫn kỹ thuật tính toán phát thải cho động cơ đốt trong và phát thải của các loại máy móc cho xe công nghiệp do Cục Bảo vệ Môi truờng Hoa Kỳ phát hành, cũng như áp dụng hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về đánh giá tương đối lượng khí thải của các động cơ, có thể tính toán tương đối tổng lượng các khí thải trong thời gian thi công xây dựng các hạng mục công trình như sau:
Tính lượng phát thải bụi khí do vận chuyển vật liệu san nền:
+ Khối lượng vật liệu san lấp cần vận chuyển ước tính là ~ 15.082 tấn (tính cho 12.567,7 m3, tỷ trọng khoảng 1,2 tấn/m3).
+ Nồng độ bụi - khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển được ước tính như trong bảng 3.2.
+ Giả thiết mỗi xe vận chuyển vật liệu có tải trọng trung bình là 25 tấn, như vậy để vận chuyển khối lượng vật liệu trên cần 603 chuyến.
+ Mỗi vòng vận chuyển trung bình là 1 km, tổng quãng đường vận chuyển khoảng 603 km.
+ Thể tích không gian bị ảnh hưởng (cao×rộng×dài) là 12 × 12 × 603.000 = 86.832.000 m3.
Tính lượng phát thải bụi khí do vận chuyển vật liệu xây dựng:
+ Khối lượng VLXD khoảng 500 tấn, với xe tải trọng 25 tấn thì cần 20 chuyến.
+ Khoảng cách trung bình vận chuyển có tải qua khu vực dự án là 5 km, quãng đường vận chuyển sẽ là 100 km.
+ Thể tích không gian bị ảnh hưởng (cao×rộng×dài) là: = 12 × 12 ×
100.000 = 14.400.000 m3.
Từ các số liệu trên có thể tính được tải lượng bụi - khí phát sinh do vận chuyển vật liệu san lấp và VLXD phục vụ thi công công trình như nêu trong bảng 3.2.
STT Loại chất thải Định mức thải theo WHO cho 1000 km (kg)* Nồng độ khí thải (mg/m3) QCVN 05:2009/BTNMT (TB 1 giờ) Vận chuyển
VL san lấp Vận chuyển vật liệu XD
1 SO2 4,76 0,38 0,07 0,35
2 CO 18,2 1,47 0,28 30
3 NOx 10,3 0,83 0,16 0,2
4 THC 4,2 0,4 0,064 5.0*
5 Bụi (muội) 0,9 0,073 0,014 0,3
Ghi chú: (*) - Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Theo số liệu đo đạc tại hiện trường khu vực dự án cũng như một số dự án khác có điều kiện tương tự, tác động môi trường do nồng độ các khí thải từ các động cơ sử dụng xăng dầu (CO, SO2, NOx, THC...) trên công trường và các tuyến vận chuyển là không lớn:
+ Nồng độ bụi trên các đường vận chuyển thường từ 0,12 - 1,2 mg/m3 và phụ thuộc vào chất lượng, tải trọng của phương tiện cũng như chất lượng đường và ý thức của chủ phương tiện.
+ Các khu vực dân cư nằm gần hai bên trục đường vận chuyển có thể bị ảnh hưởng bởi bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.
- Chất thải sinh hoạt:
Trong giai đoạn xây dựng, số lượng công nhân phải ở lại trên công trường khoảng 10 người. Theo phương pháp đánh giá nhanh do WHO đưa ra thì khối lượng chất thải sinh hoạt được dự báo trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Dự báo khối lượng chất thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng
TT Loại chất thải Số người Tải lượng theo WHO KL chất thải
1 Rác thải 10 người 0,5 kg/người.ngày 5 kg/ngày 2 Nước thải SH 10 người 80 lít/người.ngày 0,8 m3/ngày
- Nước mưa chảy tràn:
Tổng diện tích chiếm đất của dự án khoảng 150.000 m2, lượng mưa ngày lớn nhất của khu vực là 657,2 mm, từ đó có thể dự báo lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất trên diện tích xây dựng là: 150.000 m2 × 657,2 mm/ngày ≈
101.280 m3/ngày.
- Chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại bao gồm các loại vật dụng chứa dầu, mỡ như thùng phuy, can, vỏ nhựa và các dẻ lau có dính dầu mỡ, dầu mỡ thải loại từ các phương tiện vận chuyển và xây dựng...
Đối tượng chịu ảnh hưởng chính sẽ là môi trường đất, môi trường nước. Chất thải nguy hại khi bị hòa tan của nước mưa, phân tán thấm xuống đất, hòa vào dòng chảy mặt và nước dưới đất sẽ gây nên sự suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
Do khối lượng xây dựng không lớn do đó lượng chất thải nguy hại trong GĐXD không đáng kể. Tổng hợp khối lượng chất thải trong GĐXD nêu ở bảng 3.4.
Bảng 3.4. Dự báo khối lượng chất thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng T
T
Loại chất thải Đơn vị tính Khối lượng
1. Đất đá thải m3 50
2. Chất thải rắn xây dựng m3 Không đáng kể
3. Chất thải dạng bụi - khí Bụi lơ lửng mg/m3 0,1 - 1,2 Bụi khói mg/m3 0,2 - 1,5 SO2 mg/m3 0,04 - 0,5 NOx mg/m3 0,02 - 0,05 CO mg/m3 0,1- 0,5
4. Nước thải xây dựng Không đáng kể
5. Rác thải sinh hoạt kg/ngày 5
6. Nước thải sinh hoạt m3/ngày 0.8
7. Nước mưa chảy tràn (lớn nhất) m3/ngày 101.280 8. Chất thải nguy hại kg/năm Không đáng kể
Đánh giá những tác động của chất thải tới môi trường:
Trên cơ sở xác định khối lượng chất thải nêu trên, có thể thấy nguồn gây tác động môi trường đáng lưu ý nhất trong GĐXD gồm đất đá thải, bụi và khí thải, chất thải SH và nước mưa chảy tràn. Mức độ và phạm vi tác động của các nguồn thải được đánh giá như sau:
- Tác động của chất thải rắn:
Chất thải rắn trong GĐXD gồm đất đá thải và VLXD. Các loại chất thải này chủ yếu là vô cơ và bền trong môi trường, vì vậy có thể thu gom làm VL san nền, nâng cấp đường thi công. Phần lớn trong số các chất thải rắn thì dạng vô cơ có thể thu gom bán làm phế liệu hoặc sử dụng làm vật liệu san lấp.
Như vậy chất thải rắn phát sinh trong GĐXD dự án tuy có khối lượng lớn, nhưng nếu được thu gom, phân loại, thì có thể được sử dụng làm vật liệu san nền hoặc sử dụng vào các mục đích khác và tác động môi trường của chúng sẽ không đáng kể.
thải rắn không tốt thì chúng có thể gây cản trở cho công tác thi công trên công trường và gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước khu vực xung quanh dự án.
- Tác động của bụi - khí thải:
Phát tán bụi do đào đắp san gạt không đáng kể do quá trình xây dựng ban đầu diễn ra trong thời gian tương đối ngắn (khoảng 12 tháng). Do bụi có kích thước lớn, nên không phát tán ra xa và chỉ ảnh hưởng đến công nhân làm việc trên công trường.
Do việc vận chuyển vật liệu không đi qua khu vực dân cư, nên bụi cuốn theo phương tiện vận chuyển cũng như phát sinh từ thùng xe chứa vật liệu rời sẽ không gây tác động đáng kể đến dân cư trong vùng.
Các thiết bị xe máy hoạt động trên công trường chủ yếu sử dụng xăng, dầu làm nhiên liệu, các sản phẩm cháy chứa các chất độc hại đối với môi trường như SO2, NOX, CO,... khi có gió mạnh là nguồn gây ô nhiễm không khí của khu vực thi công.
Tổng hợp kết quả đo đạc tại hiện trường ở nhiều khu vực xây dựng tương tự cho thấy nồng độ ô nhiễm bụi, SO2, NOX, CO do các phương tiện vận tải và thiết bị xây dựng thải ra tại công trường hàng ngày thường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Tác động của chất thải sinh hoạt:
Chất thải sinh hoạt (rác sinh hoạt và nước thải) có khối lượng không lớn nhưng chúng có khả năng tiềm tàng gây ô nhiễm đất và nguồn nước trong khu vực dự án.
Tuy nhiên, rác sinh hoạt dễ thu gom và xử lý, vì vậy, tác động của loại chất thải này có thể coi là không đáng kể.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt nêu ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm
Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l)
Chưa xử lý (*) Sau xử lý bằng bể tự hoại (*) TCVN 6772 : 2000 (mức I)
pH 6 ÷ 8 6 ÷ 8 5 ÷ 9 BOD5 225 ÷ 270 85,50 ÷ 102,60 30 COD 500 50 50 TSS 350 ÷ 725 133,00 ÷ 275,50 500 Tổng N 40 - - Tổng P 4 ÷ 20 2,32 ÷ 11,60 6 Coliform (MPN/100ml) 10 7÷ 108 - 1.000
Ghi chú: (*) Tham khảo trong “Assessment of Sources of Air, Water and Land Pollution” - 1993
Như vậy, trong giới hạn ô nhiễm cho phép của nước thải sinh hoạt, hình thức xử lý bằng bể tự hoại hầu hết các chất ô nhiễm đã được giảm tới giới hạn cho phép. Riêng chỉ tiêu BOD5 và tổng phốt pho còn vượt tiêu chuẩn thải.
Trong trường hợp cụ thể của dự án, trong thời gian thi công xây dựng, lượng nước thải sinh hoạt không lớn và hàm lượng các chất ô nhiễm nếu được xử lý qua bể tự hoại đã giảm 60%, có thể chấp nhận biện pháp pha loãng theo hệ thống thoát nước chung của khu vực (kênh, mương dẫn nước tưới tiêu).
- Tác động của nước mưa chảy tràn:
Nước mưa chảy tràn trên công trường thường cuốn theo đất cát, bụi và các loại chất thải khác, vì vậy trong quá trình xây dựng cần phải tiến hành khơi thông luồng lạch, đào các hố lắng cát trên các dòng chảy, đồng thời các công trường xây dựng cần được thu dọn chất thải và vật liệu rơi vãi sau mỗi ca làm việc để tránh cuốn trôi chất thải xây dựng xuống các nguồn nước xung quanh.
Trong giai đoạn san nền và tạo mặt bằng xây dựng các công trình, các trận mưa lớn có thể cuốn theo đất cát đổ vào hệ thống nước mặt, làm giảm chất lượng nguồn nước như làm đục nước, tăng độ acide của nước do hòa tan các chất khoáng, làm tăng hàm lượng các khoáng vật nặng như sắt, mangan,...
Dự báo chất lượng nước mặt trong công trường xây dựng của dự án (theo WHO - 1993) như sau: pH = 5 ÷ 6; SS = 70 ÷ 110 mg/l; Độ cứng toàn phần: 400 ÷ 500 mg/l; Sunphat (SO4) = 200 ÷ 300 mg/l; Mangan : 0,8 ÷ 1,2 mg/l; Sắt tổng số: 5 ÷ 10 mg/l.
Nước ngầm trong khu vực có thể bị nhiễm bẩn do hoạt động của Dự án do các chất ô nhiễm trong dòng thải từ sân công nghiệp, theo nước mưa chảy tràn ra xung quanh, xâm nhập vào nguồn nước ngầm đang được người dân sử dụng làm nước sinh hoạt.
Sau khi xây dựng xong cơ sở hạ tầng sẽ làm giảm khả năng ngấm của các loại nước thải vào đất và nước ngầm. Vì vậy, các tác động do nước thải tới môi trường là không đáng kể. Kết quả phân tích môi trường nước tại khu vực nêu trong Chương 2 so với tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt (theo quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT), hàm lượng các chất đều nằm trong giới hạn cho phép. Điều đó có nghĩa là nước mặt trong vùng chưa bị ô nhiễm, đảm bảo chất lượng cấp cho sinh hoạt. Chỉ tiêu độ đục và cặn lơ lửng có thể tăng cao về mùa mưa do lượng đất cát hoà tan vào nước từ đầu nguồn.
- Tác động của chất thải nguy hại:
Chất thải nguy hại khi bị hòa tan của nước mưa, phân tán thấm xuống đất, hòa vào dòng chảy mặt và nước dưới đất sẽ gây nên sự suy thoái và ô nhiễm nghiêm trọng.
Khối lượng chất thải nguy hại trong giai đoạn này là không lớn (khoảng 100 kg) so với thời gian xây dựng, mức độ tác động tới môi trường là không đáng kể khi có biện pháp thu gom xử lý hợp lý.