- Thực hiện đầy đủ các quy định về bảo đảm tiền vay: Trong hoạt động cho vay của TCTD, bảo đảm tiền vay không phải là yếu tố hàng đầu, nhưng có ý nghĩa rất quan
3.2.5. Nhóm giải pháp về quản lý và nâng cao chất lượng vốn tín dụng đảm bảo an toàn vốn và hiệu quả
an toàn vốn và hiệu quả
Trong công tác tín dụng điều đầu tiên là cần nắm được đầy đủ, chính xác các thông tin về khách hàng để có đủ căn cứ nhằm đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn. Nguồn thông tin này được khai thác từ hai phía: bản thân khách hàng và nguồn thông tin tín dụng từ NHNN (CIC). Vì vậy trong điều kiện thực tế hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, cần thực hiện tốt các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về công tác thông tin báo cáo và thông tin tín dụng CIC cho NHNN trên nguyên tắc:
Một là, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cung cấp các thông tin tín dụng của các doanh nghiệp có quan hệ với NHNo&PTNT một cách đầy đủ, chính xác, đúng thời gian quy định cho bộ phận CIC - NHNN.
Hai là, thường xuyên khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn thông tin từ CIC - NHNN
để phục vụ công tác tín dụng. Đặc biệt, đối với các thông tin về các doanh nghiệp mới đặt quan hệ tín dụng, cácdoanh nghiệp ngoài quốc doanh... Cung cấp và khai thác tốt các thông tin tín dụng trong hệ thống các TCTD: Các thông tin về thị trường, chính sách xuất, nhập khẩu, thông tin về các dự án lớn, các dự án, khách hàng cùng ngành nghề, các tổng
công ty có nhiều đơn vị thành viên có quan hệ tín dụng... Qua thông tin tín dụng để tư vấn cho khách hàng trong định hướng sản xuất kinh doanh, sản xuất cái gì? tiêu thụ như thế nào? v.v..., để vừa bảo đảm cho các tổ chức kinh tế kinh doanh hiệu quả vừa thực hiện được CDCCKT của tỉnh.
Làm tốt việc cung cấp và xử lý thông tin giữa các TCTD cùng hoạt động trên địa bàn, còn ngăn chặn việc nhiều TCTD cùng cho vay một khách hàng hoặc khách hàng lợi dụng đảo nợ, đem một tài sản thế chấp nhiều nơi...
Công tác kiểm tra hoạt động tín dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với hoạt động tín dụng, nó là một trong những điều kiện để đảm bảo hiệu quả tín dụng, nhất là trong điều kiện cho vay phục vụ quá trình CDCCKT, giúp ngân hàng ngăn chặn, phát hiện và xử lý các thiếu sót, sai phạm, yếu kém...trong hoạt động tín dụng, nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng, hạn chế nợ xấu. Do vậy, phải xác định rõ ràng mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, kiểm soát để thực sự trở thành công cụ điều hành hoạt động tín dụng và không ngừng hoàn thiện, thực hiện toàn diện các nội dung kiểm tra, kiểm soát tín dụng.
Thông qua kiểm tra, kiểm soát, phải phát hiện được các sai sót, yếu kém tồn tại và có biện pháp xử lý phù hợp, có hiệu quả; rút kinh nghiệm, ngăn ngừa, hạn chế các sai sót phát sinh, đặc biệt là không để tái diễn các sai sót đã được đề ra. Đồng thời, xử lý nghiêm túc các đơn vị, cá nhân có sai phạm.