I- Khu CN Điện Nam Điện Ngọc
2.3.3. Những nguyên nhân của hạn chế, tồn tạ
* Nguyên nhân khách quan:
- Môi trường kinh tế. Các hoạt động tín dụng cho CDCCKT ít hay nhiều đều có
quan hệ hữu cơ tới sự phát triển kinh tế. Các chính sách vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện nên chưa thật ổn định. Do vậy, chỉ một sự thay đổi của chính sách vĩ mô là có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn, biểu thuế suất đối với mặt hàng xuất nhập khẩu thay đổi sẽ làm giá cả hàng hoá thay đổi, từ đó có thể ảnh hưởng đến nguồn thu dự kiến của doanh nghiệp; từ đó khả năng trả nợ vốn vay ngân hàng theo Hợp đồng tín dụng đã cam kết sẽ gặp nhiều khó khăn.
- Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng còn nhiều bất cập. Nhân tố luật pháp có
cho quá trình CDCCKT nói riêng. Luật pháp ở nước ta còn khá nhiều vấn đề đặt ra và cần giải quyết.
ở nước ta hiện nay, vấn đề khó khăn lớn nhất mà các TCTD nói chung, các TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng gặp phải khi cần thiết phải xử lý tài sản thế chấp của tổ chức kinh tế, cá nhân thuộc khu vực kinh tế ngoài quốc doanh là vấn đề có liên quan đến quyền sở hữu bất động sản. Nước ta chưa có đầy đủ luật sở hữu và các văn bản dưới luật về lĩnh vực này, bên cạnh đó, các cơ quan chịu trách nhiệm cấp chứng thư sở hữu tài sản và quản lý nhà nước đối với thị trường bất động sản, chưa thực hiện rộng khắp, việc cấp giấy sở hữu cho các chủ thể đang sở hữu hoặc sử dụng tài sản gây khó khăn cho việc phát mại bất động sản thế chấp đối với TCTD nói chung, TCTD trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng.
Về pháp lệnh chế độ kế toán thống kê chưa có đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán thống kê chính xác, kịp thời. Vì vậy đa số các doanh nghiệp đều chưa chấp hành nghiêm chỉnh các quy định trong pháp lệnh kế toán và thống kê do Bộ Tài chính ban hành. Do vậy, các số liệu và tình hình mà doanh nghiệp cung cấp cho TCTD chưa đảm bảo đủ độ tin cậy về sự chính xác hoạt động sản xuất kinh doanh của mình đã làm cho việc tính toán trong công tác tín dụng đối với khách hàng thiếu chính xác gây ra những rủi ro không đáng có.
- Năng lực tài chính của khách hàng yếu, thiếu kinh nghiệm và kiến thức quản lý còn non kém. Năng lực của khách hàng vay vốn cũng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi đến hiệu qủa tín dụng. Có một số nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Năng lực vay vốn của khách hàng còn hạn chế: Đặc điểm của doanh nghiệp ở nước ta là quy mô vốn tự có nhỏ bé, toàn bộ vốn dùng vào sản xuất kinh doanh hầu hết là vay ngân hàng. Nếu các TCTD không cho vay thì sẽ ảnh hưởng quá trình CDCCKT của tỉnh, nếu cố tình cho vay thì không đảm bảo an toàn do năng lực thanh toán của khách hàng bị hạn chế.
+ Các báo cáo tài chính và sản xuất kinh doanh chưa phản ảnh đúng tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh khiến cho ngân hàng không thể nắm bắt được khả năng thực sự của khách hàng vay vốn.
+ Trình độ quản lý kinh tế của nhiều chủ doanh nghiệp yếu kém dẫn đến sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng không hợp lý, làm thất thoát vốn.
- Quản lý hành chính của tỉnh chưa được cải cách kịp thời. Quan hệ giữa người trong
khu vực sản xuất với người trong khu vực quản lý hành chính ngày một xa cách. Quản lý hành chính trở lên cồng kềnh, kém hiệu quả, không sát với công việc, chưa có cơ chế quản lý đồng bộ, chậm đổi mới, chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa khu vực quản lý hành chính và khu vực trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, chưa hợp thành một thể thống nhất của nền kinh tế thị trường để phát triển kinh tế tỉnh. Chẳng hạn, thủ tục cho tài sản bảo đảm vay ngân hàng là giấy tờ thế chấp đất có quyền sử dụng đất mà việc cấp quyền sử dụng đất ách tắc rất nhiều khâu, người sản xuất kinh doanh cứ thiếu vốn không vay được ngân hàng, cơ quan quản lý hành chính đùn đẩy trách nhiệm cho nhau nên tốc độ cấp quyền sử dụng đất rất chậm.
* Nguyên nhân chủ quan:
Một là, chất lượng cán bộ ngân hàng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Năng lực
và trình độ của cán bộ ngân hàng còn bất cập chưa tiến kịp với yêu cầu mới. Một số cán bộ còn lại từ cơ chế cũ trước đây, một số cán bộ trẻ tỏ ra kém năng lực do đào tạo chắp vá và không cơ bản, nhưng các TCTD lại chưa quan tâm đúng mức đến đào tạo và đào tạo lại, vì vậy nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu đầu tư tín dụng cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo tiến trình đổi mới nền kinh tế của tỉnh.
Bên cạnh đó, yếu tố phẩm chất đạo đức cũng gây nên tồn tại tín dụng ngân hàng với quá trìnhCDCCKT. Thời gian qua đã có một số cán bộ ngân hàng đã đánh mất phẩm chất đạo đức, chạy theo đồng tiền cho vay bừa bãi dẫn đến nợ quá hạn hoặc mất vốn. Số ít cán bộ làm công tác huy động vốn đã lợi dụng tín nhiệm của khách hàng để sử dụng tiền của họ gây mất lòng tin, hoang mang cho người gửi tiền, có cán bộ ngân hàng thiếu tinh thần trách nhiệm nên không kiểm tra kiểm soát món vay kịp thời, không đi sâu đi sát doanh nghiệp nên không kịp thời thu hồi vốn khi khách hàng làm ăn không có hiệu quả hoặc bị khách hàng lừa đảo.
Hai là,chế độ, thể lệ của Ngân hàng còn sơ hở.
trong quá trình thực hiện đã và có nhiều khách hàng lợi dụng quy định này để lừa đảo, chiếm dụng vốn của Ngân hàng. ở nước ta, hầu hết các thông tin rủi ro do trung tâm rủi ro cung cấp ít được ngân hàng sử dụng, vì tin tức thiếu sự cập nhật, giữa các TCTD chưa tuân thủ đúng quy định về cung cấp thông tin, xác nhận dư nợ, thiếu tinh thần hợp tác với nhau đã làm cho các thông tin về khách hàng không chính xác, nếu bị lợi dụng thì rất nguy hiểm, gây nên những hậu quả trong hoạt động tín dụng.
- Một số văn bản của NHNN thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về tài sản thế chấp đã tháo gỡ khó khăn để các DNNN vay vốn, nhưng đã gây ra sự thiếu an toàn cho các khoản tín dụng, vì khi các DNNN vay vốn mà không bị ràng buộc về vật chất thì họ có phần lơi lỏng trong sử dụng vay vốn ngân hàng.
Ba là, các tổ chức tín dụng đôi khi chưa hoàn thiện cơ chế nghiệp vụ cho vay, huy
động phù hợp với đặc điểm của tỉnh. Phương thức, hình thức cho vay và huy động vốn của
các TCTD còn đơn điệu, chưa cụ thể sát với đặc thù nền kinh tế tỉnh, nên chưa mở rộng tín dụng ngân hàng về cả chất và lượng. Chưa cụ thể hoá quy trình nghiệp vụ cho vay để nâng cao được ý thức trách nhiệm và tự chủ trong hoạt động cho vay của ngân hàng.
Bốn là, thẩm định dự án đầu tư không chặt chẽ. Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng
để TCTD có thể xác định các yếu tố có liên quan đến khoản tín dụng sẽ cấp ra như: Tổng nhu cầu vốn, lãi suất và thời gian đầu tư... Hiện nay, đa số khách hàng khi lập dự án xin vay gửi đến các TCTD đều đưa ra những con số thể hiện hiệu qủa kinh tế nhằm mục đích vay được vốn của ngân hàng, tuy nhiên tính sát thực của các con số thường không được đảm bảo. Điều này dẫn đến tín dụng cho quá trình CDCCKT không đảm bảo.
Năm là, kiểm soát tín dụng còn chưa được thường xuyên và chặt chẽ. Việc kiểm soát
tín dụng của các TCTD đối với những hoạt động có liên quan đến khoản vốn cho vay ra còn hạn chế. Công tác kiểm tra chưa chặt chẽ thiếu thường xuyên, nên khó có thể kịp thời phát hiện và ngăn chặn những trường hợp sử dụng vốn sai mục đích cũng như đưa ra quyết định thu nợ trước hạn.
Chương 3
Phương hướng và Giải pháp mở rộng tín dụng ở ngân hàng nông nghiệp và pTNT Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn