Nhóm giải pháp về đổi mới phương thức và thủ tục, quy trình tín dụng theo hướng tạo thuận lợi cho khách hàng

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn pdf (Trang 76 - 80)

- Vốn tín dụng ngân hàng hướng vào các chương trình, mục tiêu, dự án trọng điểm

3.2.4. Nhóm giải pháp về đổi mới phương thức và thủ tục, quy trình tín dụng theo hướng tạo thuận lợi cho khách hàng

theo hướng tạo thuận lợi cho khách hàng

Muốn đầu tư vốn tín dụng ngân hàng nói chung cho quá trình CDCCKT tỉnh Quảng Nam có hiệu quả, một trong những điều kiện tiên quyết NHNo&PTNT trên địa bàn phải xây dựng và hoàn thiện quy trình nghiệp vụ cho vay phù hợp với quy định riêng của NHNo&PTNT và phù hợp với đặc điểm tỉnh Quảng Nam.Trong đầu tư tín dụng cho quá trình CDCCKT vào một số lĩnh vực có nhiều rủi ro, như cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn gắn với nhiều rủi ro. Việc đầu tư tín dụng của ngân hàng lại luôn đòi hỏi nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng, đây là vấn đề vô cùng phức tạp. Vì vậy, để đảm bảo được những khoản tín dụng đầu tư có hiệu quả đòi hỏi phải có các cơ chế về quản lý nghiệp vụ cho vay vốn phù hợp. Với điều kiện thực tiễn tại tỉnh Quảng Nam,

kết hợp với lý luận và các văn bản pháp lý về hoạt động tín dụng, với tầm nhìn cho tương lai, quản lý nghiệp vụ cho vay vốn cần phải đảm bảo các nội dung chủ yếu sau:

- Đề xuất NHNo&PTNT Việt nam bổ sung chỉnh sửa và xây dựng chính sách cho vay

phù hợp với từng tổ chức tín dụng và điều kiện cụ thể ở tỉnh Quảng Nam: việc cụ thể

hoá các quy định về cho vay, nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh của ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chế để đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan tại các NHNo&PTNT thành viên dưới hình thức văn bản cụ thể. Chính sách này bao gồm các yếu tố chủ yếu sau:

+ Báo cáo mục tiêu và chiến lược về hoạt động tín dụng ngân hàng, mô tả các chiến lược quản trị tín dụng, như các loại cho vay có thể cung cấp, khu vực địa lý, các ngành công nghiệp và dịch vụ cần tập trung vào chiến lược quản trị rủi ro. Đồng thời, chiến lược cho vay phải hoạch định cơ cấu các loại cho vay: Ngắn hạn, trung hạn hoặc cho vay giữa các ngành nghề khác nhau,... Để hạn chế rủi ro, chiến lược cho vay của NHNo&PTNT xác định và xếp loại oanh nghiệp để có mức cho vay tối đa đối với từng doanh nghiệp, các ngành kinh tế và có thể nêu lên những loại cho vay, những tài sản bảo đảm và loại khách hàng đi vay mà tổ chức tín dụng không mong muốn thực hiện.

+ Hướng dẫn quyền hạn cho vay đối với các nhân viên tín dụng và hội đồng tín dụng. Chính sách cho vay phải xác định trách nhiệm của nhân viên tín dụng về việc giải quyết một hồ sơ xin vay, mức phán quyết và trách nhiệm đối với những hồ sơ vựơt quá giới hạn phán quyết của mình; tương tự như vậy cũng xác định trách nhiệm của Hội đồng tín dụng và cách thức quyết định một hồ sơ xin vay.

+ Mức độ trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ được phân công và báo cáo thông tin trong phòng tín dụng.

+ Thủ tục nghiệp vụ trong việc nhận, thẩm định, định giá và ra quyết định đối với đơn xin vay của khách hàng. Thủ tục nghiệp vụ như nhận hồ sơ và hẹn khách hàng ngày giải quyết hồ sơ, lập phiếu thẩm định hồ sơ xin vay, phân tích rủi ro, xếp hạng để định giá tín dụng, lập biên bản xét duyệt cho vay.

+ Mức độ uỷ quyền trong từng tổ chức tín dụng, ai là người chịu trách nhiệm chính và ai là người có trách nhiệm duyệt lại hồ sơ cho vay.

+ Hướng dẫn việc thực hiện và định giá tài sản bảo đảm. Bộ phận nào chịu trách nhiệm định giá tài sản, người trực tiếp cho vay hay bộ phận phân tích tín dụng; ai có trách nhiệm xác định tỷ lệ cho vay so với giá trị tài sản...

+ Hướng dẫn chính sách và thủ tục liên quan đến việc tính lãi suất, phí và thời hạn cho vay. Chính sách tín dụng cần phải xác định nguyên tắc định lãi suất đối với từng loại khách hàng vay vốn, loại khách nào được ưu tiên, loại nào không được ưu tiên,... Quy định các tiêu chuẩn chất lượng đối với các loại cho vay. Cho vay vốn lưu động theo hạn mức cần những tiêu chuẩn gì. Quy định tối đa các khoản mục cho vay.

Mức tăng của các khoản mục cho vay năm nay so với năm trước là bao nhiêu phần trăm? Tỷ trọng cho vay so với tài sản “Có” của tổ chức tín dụng. Mô tả khu vực kinh doanh chính của ngân hàng để tập trung cho vay.

+ Cách thức giải quyết và thủ tục liên quan đến việc phát hiện, phân tích và xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

Chính sách tín dụng cần nêu lên các dấu hiệu mà một khoản vay nào có thể không hoàn trả đúng hạn và các biện pháp giải quyết trong trường hợp như thế. Khi một khoản vay đến hạn không hoàn trả được ai có trách nhiệm giải quyết và hướng dẫn giải quyết như thế nào. Trong trường hợp nào chuyển sang nợ xấu, trường hợp cơ cấu lại các khoản nợ... Thời hạn được áp dụng phương pháp khai thác bao lâu... Những nội dung này phải được cụ thể hoá trong chính sách cho vay.

- Thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục đầu tư: Quy trình, thủ tục đầu tư tín dụng có ý

nghĩa rất quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng của từng khoản vay đặc biệt là đối với cho vay chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn cụ thể như tỉnh Quảng Nam, một địa bàn trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế có nhiều đối tượng khách hàng vay theo các dự án trung và dài hạn nhiều. Trong hệ thống NHNN Việt Nam và các NHTM nhà nước quy trình, thủ tục đầu tư đã được ban hành tương đối chặt chẽ, tuy nhiên trong thực tế vận hành đến từng TCTD cũng còn những bất hợp lý. Do vậy, cần phải cụ thể hoá phù hợp với từng TCTD, đồng thời phải ngăn chặn

việc làm sai, không đầy đủ... gây hậu quả xấu. Quá trình vận hành trong thực tiễn, TCTD cần đặc biệt chú ý các vấn đề sau:

Bám sát các cơ chế về tín dụng và những văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng của Nhà nước để:

Quy định rõ nội dung của từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của các cán bộ liên quan trong những khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay. Cụ thể:

+ Cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, có trách nhiệm phải đối chiếu danh mục hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng hồ sơ, xem xét, tính toán, thẩm định và báo cáo người có trách nhiệm (thường là Trưởng phòng tín dụng).

+ Trưởng phòng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ vay vốn, tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ và báo cáo thẩm định của cán bộ tín dụng, tái thẩm định (nếu cần thiết) và trình Giám đốc quyết định.

+ Giám đốc ngân hàng nơi cho vay xem xét, kiểm tra lại hồ sơ và báo cáo thẩm định, tái thẩm định để quyết định cho vay hay không cho vay, sau đó cho phép thực hiện các công việc tiếp theo (thông báo cho khách hàng, giải ngân...).

+ Các món vay vượt mức phân cấp phán quyết, Hội đồng tín dụng các cấp phải xem xét để trình Giám đốc quyết định.

+ Thực hiện phân cấp phán quyết cho vay hợp lý. Việc phân cấp cần bảo đảm hợp lý, linh hoạt trên cơ sở: Phù hợp với mạng lưới hoạt động, trình độ quản lý, quy mô và chất lượng tín dụng của NHNo&PTNT; đặc điểm, tính chất phức tạp của từng loại khách hàng; đảm bảo cho vay nhanh, chính xác, phát huy tính chủ động của cơ sở; quản lý chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro.

Xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình, thủ tục đầu tư, cho vay vượt mức phán quyết được phân cấp...Đặc biệt cần tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh để nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng dẫn tới không bảo đảm chất lượng đầu tư, tăng nguy cơ rủi ro nhất là trong điều kiện cho vay phục vụ cho quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH.

- Nâng cao chất lượng thẩm định đầu tư: Thẩm định là khâu quan trọng nhất để giúp

chất lượng của các khoản vay, hạn chế nợ xấu phát sinh, đảm bảo hiệu quả tín dụng vững chắc. Tuỳ thuộc vào điều kiện thực tế ở địa bàn, từng loại khách hàng và dự án, khi thẩm định các dự án cụ thể, cán bộ thẩm định cần vận dụng, xem xét linh hoạt các quy định trong quy trình thẩm định nhưng phải tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, các vấn đề mấu chốt, tránh thẩm định tuỳ tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định đầu tư [2].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn pdf (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)