Quảng Nam nằm ở khu vực miền Trung Việt Nam, cách Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh một giờ bay, giáp với Lào và đông Bắc Thái Lan bằng một hệ thống đường bộ thuận lợi, gần đường hàng hải quốc tế. Trung tâm tỉnh lỵ đặt tại thị xã Tam Kỳ nằm trong tuyến đưòng bay A1, có hệ thống đường sắt và đường bộ xuyên quốc gia. Diện tích tự nhiên: 10.408,78 km2, trong đó vùng đồng bằng ven biển chiếm 25% diện tích; có 17 huyện, thị xã (trong đó có 08 huyện miền núi: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức và Tiên Phước), chiếm khoảng 3,1% diện tích tự nhiên cả nước. Dân số: 1,454 triệu người; mật độ dân số trung bình 141 người/km2; 83,6% là dân số sống trong khu vực nông thôn trong đó có 54% trong độ tuổi lao động (chiếm khoảng 1,8% dân số cả nước), là nguồn nhân lực dồi dào và ổn định cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
để phát triển kinh tế nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và du lịch.
+ Về nông, lâm, ngư nghiệp: Với sự phong phú về thổ nhưỡng, ưu đãi về khí hậu, Quảng Nam đã và đang phát triển mạnh các loại cây công nghiệp dài ngày như cây tiêu, cây quế có giá trị xuất khẩu cao; và các loại cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày như dứa, chè, dâu tằm, mía, sắn, điều... Tổng diện tích đất sản xuất nông, lâm nghiệp của Quảng Nam là 1.040.742ha, trong đó có 83.727ha phát triển nông nghiệp và 443.868ha đất dùng vào lâm nghiệp, rừng tự nhiên 389.675ha, rừng trồng 54.179ha ...Đồng thời điều kiện còn cho phép phát triển mạnh ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm. Với 125 km bờ biển và 40.000 km2 ngư trường, sản lượng khai thác hàng năm khoảng 50.000 tấn hải sản các loại, diện tích nuôi trông thuỷ sản khoảng 5.000ha, trong đó có hơn 1.000ha nuôi tôm nước lợ... là tiềm năng lớn để phát triển công nghiệp chế biến và xuất khẩu.
+ Về công nghiệp: Quảng Nam có nguồn tài nguyên phong phú như: vàng, than đá, đá vôi, cát silicat, gỗ, nước khoáng, yến sào... Quảng Nam đang tập trung phát triển vào các lĩnh vực công nghiệp điện, điện tử, sản xuất nông cụ, sản xuất các sản phẩm từ tơ tằm, dẹt may,sản xuẩ vật liệu xây dựng có chất lượng cao, sản xuất hàng tiêu dùng, sản phẩm hàng mỹ nghệ, đầu tư vào làng nghề truyền thống, chế biến nông lâm thuỷ sản, thức ăn gia súc... Quảng nam đã quy hoạch và phát triển cơ sở hạ tầng cho các khu và cụm công nghiệp như Khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Trảng Nhật, Thuận Yên, Đông Quế Sơn, Đông Thăng Bình. Đặc biệt Khu kinh tế mở Chu Lai với kết cấu hạ tầng có cảng biển, sân bay đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào hoạt động, cùng với Dung Quất góp phần tạo động lực phát triển kinh tế xã hội cho cả khu vực miền Trung.
+ Về du lịch: Quảng Nam là tỉnh có tiềm năng du lịch lớn với 02 di sản văn hoá thế giới được UNESCO công nhận (đó là khu đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn). Nền văn hoá Quảng Nam đa dạng, phòng phú, là sự hoà quyện giữa văn hoá của người Việt, người Chăm pa, người Hoa, người Nhật. Ngoài ra với cảnh trí thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, hải đảo và bờ biển đẹp đã tạo thuận lợi cho việc phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng. Cùng với Huế và Đà Nẵng, Quảng Nam nằm trên con đường di sản, là trọng điểm phát triển du lịch của miền Trung.
tựu đáng kể: [42,tr 4.5,6,7,16,17].
- Về tốc độ tăng trưởng GDP:
Kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối ổn định và tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước. Tốc độ tăng GDP bình quân hàng năm 10,4%. GDP bình quân đầu người là 380 USD.
- Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng CNH, phù hợp với xu thế chung của cả nước. Ngành nông, lâm, thuỷ hải sản chiếm 41,53% năm 1997, năm 2005 còn 31%. Ngành công nghiệp và xây dựng từ 25,3% năm 1997 tăng lên 34% vào năm 2005. Ngành du lịch dịch vụ từ 33,1% năm 1997 lên 35% năm 2005.
- Về sản xuất công nghiệp:
Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng với tốc độ cao, đạt bình quân hàng năm gần 25,5%. Trong đó khu vực quốc doanh tăng 31,21%, khu vực ngoài quốc doanh tăng 23,21%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 15,48%. Tính theo giá trị sản xuất, quy mô sản xuất công nghiệp năm 2005 gấp 3,1 lần năm 1997. Hình thành được 05 khu công nghiệp và 18 cụm công nghiệp với những chính sách ưu đãi hấp dẫn đáng thu hút được nhiều dự án đầu tư.
- Về phát triển các ngành dịch vụ:
Lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng khá bình quân trên 13,7%/năm, trong đó năm 2005 tăng 17%. Du lịch tiếp tục phát triển mạnh đạt mức trên 20%/năm với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, từng bước khẳng định vị thế mũi nhọn và khai thác các tiềm năng, thế mạnh của địa phương về du lịch văn hoá, lịch sử và sinh thái. Lượng khách du lịch tăng bình quân trên 22%/năm. Tốc độ tăng doanh thu du lịch bình quân hàng năm (2001-2005) khoảng 25%. Thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 700 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần năm 2001.
- Lao động, việc làm:
Toàn tỉnh có 815.700 người trong độ tuổi lao động (chiếm 56,3% dân số), trong đó lao động nữ có 414.000 người (chiếm 50,8% lực lượng lao động). Lực lượng lao động trẻ từ 15 - 35 tuổi chiếm 48% lực lượng lao động, thể hiện nguồn lực lao động rất dồi dào.
Vấn đề giải quyết việc làm đã thực sự trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành. Trong 5 năm qua, lao động được giải quyết việc làm khoảng 140.000 lao động. Các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh thu hút nhiều lao động nhất với khoảng 85% lực lượng lao động, chiếm khoảng 80% việc làm mới của toàn nền kinh tế. Năm 2005, có 500 lượt lao động đi xuất khẩu, tăng hơn 5 lần so với năm 2001[42,tr16].
Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất , ngành nghề trong nội bộ ngành nông nghiệp đã tạo thêm việc làm, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động của lao động nông nghiệp từ 71,82% năm 2000 lên 80% năm 2005. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm từ 6,21% năm 2000 xuống còn 5,12% năm 2005 [42,tr17].