I- Khu CN Điện Nam Điện Ngọc
2.2.2. Tác động của vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn
Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) đều tăng với nhịp độ khá cao, bình quân 10,4%/năm. Các mục tiêu kinh tế - xã hội đặt ra hầu hết đều đạt và vượt mức qua các năm, nhất là trong sản xuất công nghiệp, mặc dù tỷ trọng CCKT còn thấp, nhưng giá trị tuyệt đối đều tăng. So với năm 2000, GDP năm 2005 ước đạt gấp 1,64 lần. GDP bình quân đầu người là 380 USD. Kinh tế phát triển đã góp phần nâng cao một bước đời sống vật chất, trình độ dân trí của nhân dân, thay đổi bộ mặt nông thôn, hình thành nên nhiều vùng nông thôn mới theo hướng văn minh tiến bộ [ 42,tr5,14].
Thực hiện đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, với điều kiện cụ thể của mình, Quảng Nam đã thực hiện chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH,
HĐH. Thực tiễn này đã khẳng định, phương hướng chung và mục tiêu phát triển chủ yếu giai đoạn 2006 - 2010 của tỉnh Quảng Nam đã được Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX đề ra: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, quyết tâm đổi mới, tạo bước đột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và CDCCKT theo hướng công nghiệp và dịch vụ” [10, tr42] là một chủ trương đúng đắn, một sự vận dụng hợp lý vào điều kiện cụ thể và những lợi thế của Quảng Nam. Vì thế, trong những năm qua, CDCCKT của tỉnh Quảng Nam đã đạt những thành tựu đáng kể.
Biểu 2.7: Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam qua các năm
TT Chỉ tiêu ĐV 2001 2002 2003 2004 2005 I Tổng sản phẩm (GDP) (giá hiện hành) Triệuđồn g 4.679.4 92 5.242.4 01 5.991.1 37 7.096.7 71 8.802.3 68
1 Nông-Lâm nghiệp – thuỷ sản Triệuđồn g 1.876.4 75 2001.0 83 2.136.2 77 2.360.7 84 2.724.1 61
2 Công nghiệp - XDCB Triệuđồn
g 1.258.1 48 1.487.8 92 1.868.9 37 2.278.7 08 2.994.4 77
3 Dịch vụ - thương mại Triệuđồn
g 1.544.0 69 1.753.4 26 2.045.9 63 2.457.2 78 3.083.7 30 II CCKT các ngành % 100 100 100 100 100
1 Nông - Lâm nghiệp % 40.1 38.17 35.66 33.27 30.95
2 Công nghiệp - XDCB % 26.89 28.38 30.19 32.11 34.02
3 Dịch vụ - thương mại % 33.01 33.45 35.15 34.63 35.03
III Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 14.53 13.35 12.85 12.19 11.81
00 25 18 47 22
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005) * Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành kinh tế:
Trong giai đoạn 2001 - 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP của tỉnh giảm mạnh, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng nhanh; còn tỷ trọng của ngành thương mại và dịch vụ xu thế tăng nhưng còn chậm trong cơ cấu GDP của tỉnh (biểu 2.8 và biểu 2.9). Tuy vậy, các định hướng chiến lược phát triển bền vững của tỉnh Quảng Nam và CDCCKT đề ra tại các kỳ Đại hội Tỉnh Đảng bộ trong các năm qua đều thực hiện được và đạt mức tăng trưởng khá.
Biểu 2.8: Tỷ trọng đóng góp của các ngành trong GDP tỉnh Quảng Nam
Năm Nông-Lâm-Ngư (%)
Công nghiệp &XD (%)
Thương mại &DV (%) 2001 40,1 26,89 33,01 2002 38,17 28,38 33,45 2003 35,66 30,19 35,15 2004 33,27 32,11 34,63 2005 30,95 34,02 35,03
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
Nhóm ngành công nghiệp - xây dựng: Năm 2001, chiếm 26,89% trong tổng giá trị GDP của tỉnh, năm 2005 tăng lên 34,02 % trong GDP của tỉnh.
Nhóm ngành thương mại và dịch vụ năm 2001 chiếm 33,01% trong GDP của tỉnh, đến năm 2005 tỷ trọng là 35,03%.
* Chỉ số phát triển của các ngành kinh tế tỉnh Quảng Nam:
Chỉ số phát triển của ngành công nghiệp trung bình là 122,85%/năm; ngành thương mại và dịch vụ là 117,11%/năm và nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 109,12%/năm. Chỉ số phát triển này phản ánh đúng thực trạng của nền kinh tế địa phương trong tiến trình thực hiện công cuộc CNH, HĐH. Các ngành kinh tế đều có sự tăng trưởng và dần chuyển dịch theo định hướng, mục tiêu được các cấp, các ngành đề ra. Từ đó nâng cao được giá trị tổng sản lượng của các ngành cũng thu nhập của người lao động
Biểu 2.9: Chỉ số phát triển hàng năm trên địa bàn phân theo ngành
Năm Nông-Lâm-Ngư nghiệp (%) CN-XD (%) TM&đv(%)
2001 6,4 17,1 9,8
2002 6,6 18,2 13,5
2003 6,7 21,58 16,68
2004 10,51 25,97 20,1
2005 15,4 31,41 25,49
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005) * Thay đổi về cơ cấu vốn đầu tư:
Biểu 2.10: Cơ cấu vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế (tính giá hiện hành)
Đơn vị: Triệu đồng
Ngành 2001 2002 2003 2004 2005
Nông-lâm nghiệp-thuỷ sản 172.996 148.385 157.897 224.290 282.026
Công nghiệp 106.419 571.658 753.610 893.413 1.297.854
Sản xuất & PP điện nước 78.159 61.374 94.575 108.389 116.075
Xây dựng 9.990 62.895 70.325 104.377 133.195
Thương mại, KS, nhà hàng 32.909 143.933 195.756 246.404 436.295
Quản lý Nhà nước 20.139 32.514 33.950 43.794 45.629
Giáo dục đào tạo 40.419 53.798 60.625 84.523 97.426
Y tế 21.917 31.526 38.426 51.456 47.563
Văn hoá-thể thao 14.694 11.964 15.035 24.803 26.106
Phục vụ cá nhân cộng
đồng 38.081 54.217 66.084 87.646 89.109
Hoạt động KDTS, DV tư
vấn 3.742 7.856 8.730 13.910 13.811
Hoạt động Đảng, đoàn thể 16.987 8.512 8.488 12.857 8.281
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
Cơ cấu vốn đầu tư được thay đổi theo hướng phát triển CCKT công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ; vì vậy tỷ trọng vốn đầu tư vào các ngành công nghiệp, xây dựng, điện nước được tăng lên theo cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh (xem biểu 2.10).
* Chuyển dịch cơ cấu lao động:
Biểu 2.11: Cơ cấu lao động trong các ngành ở tỉnh Quảng Nam
Đơn vị: Nghìn người
Năm Nông lâm ngư CN, xây dựng Dịch vụ
2001 418.763 68.194 79.743
2002 520.030 71.606 109.132
2003 524.207 75.990 115.933
2004 482.579 70.952 117.667
2005 536.211 85.598 124.666
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005)
tăng dần ở các ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ phù hợp với xu hướng CDCCKT công nghiệp - nông nghiệp - thương mại dịch vụ, du lịch.
* Chuyển dịch cơ cấu về thành phần kinh tế và thay đổi các thể chế: Biểu 2.12: Số lượng các đơn vị kinh tế trong sản xuất công nghiệp
Đơn vị: Cơ sở Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Số cơ sở 11.094 11.758 11.832 11.480 11.554 Doanh nghiệp TW 3 4 7 7 6 Doanh nghiệp ĐF 17 17 16 16 15 HTX 18 19 19 18 24
Doanh nghiệp tư nhân 8 25 34 35 35
Cá thể 11.015 11.641 11.689 11.320 11.357
Cty TNHH, cổ phần 26 49 61 77 109
Doanh nghiệp có
VĐTNN 3 3 6 7 8
(Nguồn: Cục thống kê Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005) * Chuyển dịch cơ cấu về thành phần kinh tế:
Qua biểu 2.12, xét trong ngành công nghiệp trên góc độ thành phần kinh tế, Quảng Nam chuyển hướng cơ cấu phát triển theo chủ trương phát triển nhiều thành phần kinh tế. Vì vậy, số lượng các thành phần kinh tế thuộc kinh tế nhà nước là các doanh nghiệp thuộc kinh tế quốc doanh, giảm dần cả số lượng và tỷ trọng. Doanh nghiệp Trung ương năm 2003 là 7 đơn vị, đến năm 2005 còn 6; doanh nghiệp địa phương năm 2003 là 16 đến năm 2005 còn 15; doanh nghiệp tư nhân năm 2003 là 34 đơn vị, đến năm 2005 là 35 đơn vị, thành phần kinh tế cá thể năm 2003 là 11.750 đến năm 2005 giảm còn 11.466 đơn vị.
* Những hạn chế về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Quảng Nam:
Một là, cơ cấu kinh tế còn mất cân đối.
khó khăn, phức tạp. Cho đến nay, kinh tế nhà nước nói chung vẫn ở trong tình trạng trì trệ, lãng phí, sản xuất kém hiệu quả. Kinh tế tập thể trong nông nghiệp đang rơi vào tình trạng bị động, khi hộ gia đình được xác định là đơn vị kinh tế độc lập.
- CCKT nhà nước tuy có tiến bộ, nhưng về cơ bản vẫn mất cân đối giữa kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân, giữa các ngành trong nội bộ kinh tế nhà nước. Điều đó thể hiện ở chỗ tỷ trọng sản phẩm công nghiệp, khối lượng vận chuyển, xây dựng cơ bản, bưu chính viễn thông, vận tải đường sắt, đường bộ,.... hiện chiếm tỷ trọng lớn trên 70%.
Hai là, sự phát triển yếu kém của kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân.
- Kinh tế nhà nước đã bộc lộ những mặt yếu kém và hạn chế. Điều đó thể hiện ở chỗ CCKT nhà nước chưa được thay đổi hợp lý, còn mất cân đối lớn về cơ cấu ngành, địa phương trong tỉnh. Nói chung vẫn ở trong tình trạng “cha chung không ai khóc”. Tình trạng nợ nần dây dưa, khê đọng vốn kéo dài và mất khả năng thanh toán nghiêm trọng. Tình trạng lợi dụng sơ hở của chính sách đem bán tài sản nhà nước để phân phối ăn chia, tham nhũng, hối lộ, buôn lậu đang diễn ra khá nghiêm trọng.
- Kinh tế tư nhân, cá thể tuy có phát triển, nhưng chủ yếu là trong ngành thương nghiệp dịch vụ, ít tham gia vào lĩnh vực sản xuất.
Ba là, chất lượng chuyển dịch còn thấp.
- Trong những năm qua, cơ cấu thành phần kinh tế tuy đã được hình thành, nhưng CCKT của các thành phần chuyển biến chậm: Từ cơ cấu vốn đầu tư đến cơ cấu thu nhập chủ yếu vẫn dựa vào kinh tế quốc doanh. Vai trò của kinh tế tư nhân cá thể chưa được xác định rõ.
- Sự CDCCKT ở nhiều ngành, nhiều địa phương, lĩnh vực còn chậm, ngành nghề phụ chưa phát triển nên rất khó khăn trong giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động. Làng nghề truyền thống - tiểu thủ công nghiệp đã phát triển ở nhiều địa phương nhưng về tổng thể số lượng còn ít, qui mô, năng lực sản xuất còn nhỏ, cho nên khả năng giải quyết việc làm còn hạn chế.
- CDCCKT nông nghiệp mới chỉ là bước đầu, quá trình chuyển dịch chưa mạnh, chưa rộng khắp các địa phương, mới chuyển đổi ở những vùng, những địa phương có điều kiện và mang tính tự phát. Tỷ trọng trồng trọt vẫn cao. Chăn nuôi chưa phát triển thành
ngành sản xuất chính, dịch vụ nông nghiệp hoạt động yếu.
Bốn là, ứng dụng khoa học công nghệ và môi trường còn nhiều bất cập.
- Trong quá trình CDCCKT các địa phương chưa chú ý đưa tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, chưa tập trung tạo vùng sản xuất hàng hoá, công tác qui hoạch, kế hoạch còn thiếu và yếu. Do đó, sản xuất nông sản hàng hoá còn manh mún, tỷ trọng nông sản hàng hoá thấp, chưa hình thành vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh, hay các vùng sản xuất nguyên liệu thực phẩm phục vụ khu công nghiệp, cụm công nghiệp và xuất khẩu. Khả năng cạnh tranh, và mức tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp còn yếu.
- Vấn đề ô nhiễm môi trường, nguồn nước sinh hoạt trong khu vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp, khu vực chăn nuôi nông thôn nhiều nơi rất nghiêm trọng, chưa có giải pháp khắc phục đã ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh hoạt của nhân dân,...
Năm là, cơ cấu vốn đầu tư còn chắp vá dàn trải. Cơ cấu vốn đầu tư tuy đã có sự tiến
bộ như trên, nhưng so với yêu cầu thì cơ cấu đầu tư còn chưa đạt được như mong muốn. Đầu tư còn chắp vá, dàn trải,...Nhìn chung cơ cấu vốn đầu tư chưa có sự thay đổi đáng kể. Việc quản lý vốn đầu tư còn nhiều sơ hở, gây lãng phí, chưa phát huy được đầy đủ năng lực sản xuất của cơ sở. Còn mang nặng về xây dựng mới, coi nhẹ khôi phục và phát huy cơ sở hiện có,...
Sáu là, vấn đề lao động và thu nhập trong nông nghiệp nông thôn còn nhiều bất cập.
- áp lực tăng dân số, bổ sung lao động trong độ tuổi hàng năm cần phải giải quyết việc làm là một bài toán khó hiện nay trong tỉnh, cần có sự phối hợp của các cấp các ngành mới có tính khả thi. Số lao động vào làm việc trong các khu công nghiệp, dịch vụ ngành nghề còn ít. Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay ở thành thị là trên 5,1%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn chỉ đạt khoảng 80%, thời điểm nông nhàn số lao động nông thôn thất nghiệp lên tới 20% [42,tr17].
- Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn ở mức cao trong tổng số lao động hiện có. Cơ cấu lao động trong nông nghiệp chậm chuyển biến cả về số lượng và chất lượng, lao động thủ công vẫn là chủ yếu...
trong thời gian tới do chuyển đất nông nghiệp cho xây dựng công nghiệp và cơ sở hạ tầng khác. Vì vậy, số lượng lao động nông nghiệp mất việc làm tăng lên, giảm thu nhập,...
- Trong nông nghiệp nông thôn, các tiềm năng đất đai, sức lao động, vốn chưa được khai thác triệt để, nhất là các thế mạnh của mỗi vùng kinh tế. Tình trạng lãng phí tài nguyên và hiểm họa môi trường trong nông nghiệp, nông thôn khá phổ biến.