Đặc điểm hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn pdf (Trang 29 - 31)

Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, tháng 3/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 53 với nội dung" chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh"; hình thành hệ thống ngân hàng hai cấp. NHNN với chức năng quản lý nhà nước, các NHTM hoạt động kinh doanh và cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật, mà trực tiếp chịu sự điều chỉnh của hai luật về ngân hàng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, hệ thống ngân hàng gồm: Chi nhánh NHNN và các TCTD. Các TCTD có đủ các loại hình: Các chi nhánh NHTM nhà nước (Ngân hàng Công thương, NHNo&PTNT, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển); Quĩ tín dụng nhân dân; NHTM cổ phần; NHCS - XH. Các chi nhánh NHTM nhà nước trên địa bàn đều là các đơn vị phụ thuộc của các NHTM nhà nước trung ương. Trong mỗi NHTM tùy theo mức độ và địa bàn hoạt động khác nhau đều có màng lưới các chi nhánh.

Quá trình hoạt động kinh doanh các NHTM đã tìm ra nhiều cách thức trong huy động vốn, cho vay, cung cấp các dịch vụ phục vụ cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh, thúc đẩy CDCCKT. Thực tiễn hoạt động trong những năm đổi mới gần đây đã khẳng định:

- Hoạt động của hệ thống ngân hàng đã khẳng định được nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn và cho vay vốn, thông qua đó đã góp phần thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát phục vụ quá trình CDCCKT, tăng trưởng kinh tế của tỉnh thời gian qua như phần trên đã nêu.

làm ăn còn bỡ ngỡ, dẫn đến nhiều ngân hàng bị lỗ, nhưng sau một thời gian đi vào thực hiện theo cơ chế mới, đến nay tất cả các chi nhánh NHTM nhà nước kinh doanh đều có lãi và thực sự trở thành nòng cốt của hệ thống ngân hàng trên địa bàn.

Từ 1997 - 2005 hoạt động của ngành Ngân hàng đã thực hiện tốt mục tiêu của ngành yêu cầu. Các kết quả đạt được trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam gắn liền với phát triển kinh tế tại địa phương: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động và dư nợ tín dụng tăng dần qua các năm cả về qui mô lẫn chất lượng. Đến 31/12/2005, tổng nguồn vốn huy động của các TCTD là 1.808 tỷ đồng tăng 11,2 lần so với đầu năm 1997 (1.808/161), đặc biệt vốn huy động bằng ngoại tệ tăng hơn 1.500 lần so với đầu năm 1997 (156/0,1).

Nguồn vốn huy động có thời hạn trên 12 tháng phục vụ cho nhu cầu vốn của các dự án đầu tư trang thiết bị, công nghệ sản xuất mới tạo những sản phẩm có chất lượng cao hiện nay đạt 793 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,8% trong tổng nguồn vốn huy động, đã góp phần quan trọng trong việc đầu tư vốn trung, dài hạn cho các doanh nghiệp.

Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đến 31/12/2005 là 3.355 tỷ đồng tăng gấp 12,9 lần so với đầu năm 1997 (3.355/259). Cho vay ngắn hạn đạt 1.878 tỷ tăng gấp 9,1 lần so với đầu năm 1997 (1.878/206) chiếm tỷ trọng 56% trong tổng nguồn vốn đầu tư, cho vay trung dài hạn là 1.477 tỷ gấp 24,2 lần so với đầu năm 1997 (1.477/61) chiếm tỷ lệ 44% trong tổng vốn đầu tư. Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn này là một nỗ lực lớn của ngành ngân hàng trong việc thực hiện yêu cầu đưa vốn tín dụng Ngân hàng góp phần trực tiếp đóng góp vào phát triển nền kinh tế nói chung, quá trình CDCCKT nói riêng của tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan (xem biểu 2.1).

Biểu 2.1: Tình hình hoạt động của các TCTD trên địa bàn Quảng Nam

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005

I. Nguồn vốn huy động 618 797 973 1.227 1.808

1. Tiền VNĐ 588 759 932 1.144 1.652

2. Ngoại tệ qui VNĐ 29 38 41 83 156

trong đó: Trên 12 tháng - 13 13 24 24

II. Cho vay 1143 1.638 2.505 2.681 3.355

- Ngắn hạn 584 940 1.357 1.542 1.878 - Trung dài hạn 559 698 948 1.139 1.477 - Nợ xấu 33 41 42 52 119 + Nợ quá hạn 9 12 17 42 117 + Nợ khoanh 23 26 11 7 2 + Nợ chờ xử lý 1 3 14 2 0

(Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Quảng Nam)

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn pdf (Trang 29 - 31)