I- Khu CN Điện Nam Điện Ngọc
3.2.1. Nhóm giải pháp về huy động vốn để tăng trưởng nguồn vốn phục vụ cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Quảng Nam
quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Quảng Nam
Để tín dụng ngân hàng thực sự trở thành một kênh dẫn vốn có hiệu quả đối với quá trình CDCCKT theo hướng CNH, HĐH tỉnh Quảng Nam, đòi hỏi các ngân hàng trên địa bàn trước hết phải tăng trưởng nguồn vốn theo hướng kêu gọi bên trong, thu hút bên ngoài. Yêu cầu về vốn tín dụng NHNo&PTNT cho CDCCKT theo hướng CNH, HĐH tỉnh Quảng Nam từ nay đến năm 2010 là rất lớn đòi hỏi NHNo&PTNT các cấp trên địa bàn cần có những biện pháp để mở rộng huy động vốn thích hợp theo hai hướng: Tích cực huy
động vốn tại chỗ, tăng cường huy động vốn từ ngoài tỉnh.
Thứ nhất, mở rộng huy động vốn tại chỗ.
Huy động vốn là một việc làm thường xuyên và quan trọng đối với bất kỳ ngân hàng nào. Tuy nhiên, huy động vốn chỉ đem lại hiệu quả khi công tác huy động vốn chủ động, năng động và sát thực với những điều kiện cụ thể. Để thực hiện được mục tiêu huy động vốn đạt hiệu quả trên địa bàn hoạt động của mình, NHNo&PTNT trên địa bàn cần có những giải pháp huy động vốn phù hợp với từng điều kiện cụ thể trong từng giai đoạn.
Đối với nguồn vốn huy động tại chỗ. Đây là nguồn vốn giúp cho NHNo&PTNT nâng cao tính chủ động trong kinh doanh cũng như vốn cho quá trình CDCCKT, nên NHNo&PTNT phải mở rộng và kết hợp hài hoà giữa biện pháp huy động vốn mới với các hình thức huy động truyền thống tạo ra những tiện ích đối với người gửi tiền, sẽ thu hút lớn tiền đang còn ở trong xã hội.
- Xây dựng hình thức huy động vốn linh hoạt, đa dạng. Hình thức gửi tiền tiết kiệm,
gửi tiền của tổ chức kinh tế, bán kỳ phiếu (với nhiều kỳ hạn) hiện nay, là hình thức gửi gọn, rút gọn thì khó có thể thu hút thêm vốn tạm nhàn rỗi trong dân. NHNo&PTNT cần mở rộng hình thức huy động khác phù hợp hơn, như gửi một nơi rút nhiều nơi, gửi một lần rút nhiều lần, gửi nhiều lần rút một lần hay gửi nhiều lần rút nhiều lần với số tiền vào các khoảng thời gian được thỏa thuận từ đầu kỳ gởi với lãi suất thu hút. Ngược lại, người được hưởng một khoản tiền lớn, nhưng lại không có tiền tiêu dùng hàng tháng có thể rút một khoản tiền nhỏ để chi tiêu hàng tháng, hay người vừa có thu nhập, vừa cần chi tiêu nhưng thời gian thu nhập và chi tiêu không khớp nhau (6 tháng thu/ lần, l tháng chi tiêu nhiều lần,....) có thể thực hiện hình thức gửi nhiều lần rút nhiều lần trong kế hoạch thời gian dài trong vài ba năm tại nhiều địa bàn khác như ATM đang thực hiện... Bằng những hình thức này, NHNo&PTNT sẽ thu hút được các loại tiền còn đang nằm trong dân với thời gian dài mà NHNo&PTNT có thể dùng vào việc cho vay trung và dài hạn. Những hình thức huy động vốn này đã có từ lâu trên thế giới và ở một số ngành trong nước, như Bưu điện đã áp dụng ( đặc biệt là các công trình thuỷ điện A Vương, Đakmil 4, Sông Tranh II).... Để cạnh tranh được trên thị trường tài chính, NHNo&PTNT trên địa bàn của tỉnh phải có chiến lược thu hút vốn trong tương lai gần và tương lai xa. Thực hiện hình thức huy động vốn nào, ở
đâu, mức độ ra sao đều phải cân nhắc tính toán trên cơ sở mang lại hiệu quả kinh tế. Trước tiên, để thực hiện những hình thức huy động mới phải nghiên cứu thận trọng không thể tự ý đặt ra, mà phải nghiên cứu kỹ thị trường kinh tế-xã hội. Chẳng hạn, mỗi một hình thức ra đời phải nghiên cứu cụ thể các yếu tố: Sự ổn định kinh tế, trình độ kinh tế hàng hoá, chính trị, xã hội, đời sống của dân, phong tục tập quán,... trên địa bàn đó. Từ đó, áp dụng các hình thức phù hợp với nhận thức của dân từng thời kỳ, như áp dụng các hình thức dịch vụ thủ công, máy móc hay công nghệ thông tin. Hiện tại huy động nguồn thu nhập hàng tháng của dân trong tỉnh chưa có sức thuyết phục, mà phải thực hiện hình thức gửi góp thuận tiện, mở rộng tài khoản cá nhân để thu hút tiền lương và thanh toán dịch vụ cho cán bộ, công nhân viên và người dân bằng cách ngân hàng đi chi lương đến từng người, hay có bàn tiết kiệm phục vụ tại cơ quan, đơn vị, hoặc sử dụng máy ATM để chi trả. Khi thực hiện những hình thức trên, các đơn vị phải có hợp đồng với kế hoạch vào tài khoản gửi góp của từng người. Đi kèm theo hình thức này, NHNo&PTNT trên địa bàn phải có quảng cáo tờ rơi thể hiện thu nhập tăng thêm của từng người và chi phí dịch vụ mà người gửi phải chịu. Nếu phương thức thuận tiện và có lợi cho người gửi thì chắc chắn hình thức đó sẽ được nhiều người áp dụng vì lợi ích của người gửi, lợi ích của ngân hàng đều được tăng lên và ngân hàng sẽ thu hút được nhiều vốn trung dài hạn phục vụ cho quá trình CDCCKT của tỉnh.
Ngoài ra, hình thức huy động vốn tiết kiệm, bán kỳ phiếu, trái phiếu khuyến mại cũng có sức hấp dẫn người gửi tiền. Thực hiện hình thức này, NHNo&PTNT trên địa bàn phải trả cho người gửi tiền một khoản bằng tiền hoặc hiện vật ngay từ khi mới gửi tiền theo các mức quy định cụ thể, còn lại suất được trả theo kỳ hạn quy định. Như vậy sẽ kích thích người gửi tiền huy động được nhiều tiền nhàn rỗi để gửi vào ngân hàng mà không ảnh hưởng đến kế hoạch chi tiêu trong tương lai.
- Mở rộng màng lưới huy động vốn. NHNo&PTNT các cấp tiếp tục mở các điểm huy
động vốn, bàn tiết kiệm ở những nơi dân cư đông đúc, khu công nghiệp tập trung, khu vực lân cận có thu nhập cao để tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền. Đồng thời, giảm bớt các điểm huy động vốn của tổ chức tín dụng quá gần nhau, tránh tình trạng dàn trải và cạnh tranh lãi suất nhằm nâng cao hiệu quả trong việc huy động vốn. Thực hiện đại lý huy
động vốn tại các công sở, cơ quan vừa tạo điều kiện cho người gửi tiền thuận lợi, vừa giảm bớt chi phí cho các chi nhánh NHTM qua đó tăng thêm nguồn vốn huy động.
- áp dụng linh hoạt lãi suất. Lãi suất huy động là giá cả của tiền tệ nên lãi suất càng linh hoạt và gần với thị trường thì càng huy động được nhiều vốn. Vì vậy, NHNo&PTNT phải thực hiện nhiều mức lãi suất như trả trước, trả khi đến hạn, trả định kỳ tháng, quý, năm theo cố định từ đầu kỳ gửi hay thay đổi hàng năm. Đặc biệt mạnh dạn áp dụng lãi suất luỹ tiến kiểu bậc thang (mà hiện nay NHNo&PTNT đang dừng sau một thời gian áp dụng), như: Gửi món lớn hơn và thời gian dài hơn thì lãi suất cao hơn hay thời gian gửi không đủ kỳ hạn như ban đầu thì trả bằng lãi suất của các kỳ hạn nhỏ hơn nếu đủ kỳ hạn đó, phần thời gian còn lại mới trả theo lãi suất không kỳ hạn. Thực hiện lãi suất này sẽ khuyến khích người gửi tiền mạnh dạn gửi tiền thời gian dài mà không bị ảnh hưởng nhiều đến thu nhập khi có kế hoạch đột xuất sử dụng tiền, giúp NHNo&PTNT tăng vốn huy động dài hạn để cho vay phục vụ nhu cầu CDCCKT theo hướng CNH, HĐH trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
- Đổi mới tác phong giao dịch và nâng cao chất lượng dịch vụ trong huy động vốn.
Phong cách giao dịch phải được coi là một loại nghiệp vụ đặc biệt: Văn minh lịch sự sẽ thu hút người gửi tiền. Nhất là trong điều kiện hội nhập, tính cạnh tranh càng gay gắt thì thái độ phục vụ càng phải mềm dẻo, tận tình, lịch sự, gây ấn tượng tốt đẹp với khách hàng mới thu hút được nhiều người gửi tiền. Để phong cách giao dịch thực sự văn minh lịch sự, NHNo&PTNT cần xây dựng quy chế giao dịch văn minh lịch sự, quỹ tiết kiệm kiểu mẫu... lấy đó làm khuôn mẫu thực hiện và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, kịp thời uốn nắn những sai lệch.
Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ trong huy động vốn: NHNo&PTNT đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng công nghệ tin học vào các dịch vụ ngân hàng để cung cấp nhiều cho thị trường những sản phẩm tiện ích, đáp ứng nhu cầu của khách hàng gửi tiền thuận tiện, nhanh chóng, phù hợp với từng hình thức huy động. Đặc biệt là nghiên cứu thực hiện cho được hình thức huy động gửi một nơi, rút nhiều nơi. Thực hiện kéo dài thời gian giao dịch với khách hàng (cả thứ bảy và chủ nhật hoặc ngày làm việc bình thường trong tuần đến 10 giờ đêm,...) ở các điểm trung tâm có lượng khách giao dịch lớn. Mở thêm dịch vụ huy động tiền
gửi và chi trả cho khách hàng tại nhà và tại công sở.
- Huy động vốn cho các dự án mũi nhọn của tỉnh. Phương hướng CDCCKT của tỉnh
là ttập trung đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp, xây dựng - dịch vụ - nông nghiệp đến năm 2010 trở thành cơ cấu nền kinh tế của tỉnh. Thời gian không dài, nhưng thời gian đầu tư và lượng vốn đầu tư lại lớn, nên NHNo&PTNT phải lựa chọn các dự án có hiệu quả kinh tế cao để huy động vốn dưới các hình thức bán kỳ phiếu, trái phiếu có mục đích được tự do chuyển đổi, với thời gian tương ứng theo từng dự án, vừa nâng cao tính chủ động về vốn đầu tư cho các dự án mũi nhọn của tỉnh, vừa khuyến khích người gửi tiền góp phần CDCCKT tỉnh Quảng Nam.
Mục tiêu mở rộng huy động là nhằm thu hút tối đa nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế. Một mặt, để tăng cường nguồn vốn tín dụng đầu tư sinh lợi, trực tiếp phục vụ cho quá trình CDCCKT của tỉnh theo hướng CNH, HĐH; mặt khác tạo điều kiện mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt. Hai mặt này có tác dụng thúc đẩy lẫn nhau và tăng hiệu quả vận động vốn tiền tệ trên địa bàn.
Thứ hai, tăng cường huy động vốn từ ngoài tỉnh.
Huy động vốn từ nguồn ngoài tỉnh, bao gồm: Từ các địa phương khác, nước ngoài, từ các tổ chức tín dụng, từ ngân hàng thương mại trung ương điều hòa,... Với điều kiện cụ thể của tỉnh Quảng Nam, cần chú trọng tập trung vào những nguồn chủ yếu sau:
- Hiện nay, Nhà nước đang xúc tiến lựa chọn đối tác đầu tư cho một số công trình thuộc các địa phương khác nhau nên có sự dư thừa và thiếu hụt vốn khác nhau ở từng địa phương. Để huy động nguồn vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế giữa các địa phương khác nhau đầu tư vào các công trình của địa phương mình, NHNo&PTNT cần có một cơ chế huy động vốn đặc biệt, hợp lý cho phép để huy động vốn từ các doanh nghiệp, các NHTM ở địa phương khác nhau thông qua phương thức đồng tài trợ cho các dự án lớn như thuỷ điện...có khả năng vốn lớn để đầu tư cho các dự án trên địa bàn hoạt động của tỉnh Quảng Nam có hiệu quả.
- Đối với nguồn vốn tài trợ lãi suất thấp của nước ngoài: NHNo&PTNT trên địa bàn tỉnh cần có các giải pháp thích hợp để thu hút các nguồn vốn tài trợ lãi suất thấp của các tổ chức trên thế giới về tỉnh thông qua các cơ chế chính sách của Nhà nước đến mức tối đa.
Chẳng hạn, các nguồn vốn cho vay các dự án đối với người đi lao động ở nước ngoài về lập doanh nghiệp, cho vay người cộng đồng; cho vay tạo lập việc làm; cho vay các doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng nguồn vốn SMEDF; cho vay trồng rừng, cho vay VaC (vườn ao chuồng)... Các nguồn vốn này góp phần quan trọng vào việc đáp ứng được nhu cầu
CDCCKT của tỉnh ở nhiều nội dung. Trước hết, vềlãi suất cho vay thấp góp phần cho các
doanh nghiệp và các cá nhân trong tỉnh dám mạnh dạn đầu tư và đầu tư dự án sẽ đem lại
hiệu quả cao hơn. Tiếp đến,nguồn vốn này chủ yếu để cung ứng vốn đầu tư trung và dài
hạn, đáp ứng các nhu cầu mở rộng sản xuất, cải tiến kỹ thuật, đổi mới thiết bị, mua sắm thiết bị hiện đại, áp đụng công nghệ sinh học của các doanh nghiệp cá nhân và hộ sản xuất nông nghiệp. Từ những đầu tư bằng nguồn vốn này sẽ là những nhân tố quan trọng để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Với những lợi ích nêu trên, NHNo&PTNT trên địa bàn cần tranh thủ tìmcác dự án có hiệu quả để gửi kịp thời xin vốn từ các nguồn trên, tập hợp các dự án theo quy mô ngành, nghề, vùng... trên cơ sở phối hợp với các ngành, các cấp ở địa phương để triển khai rộng rãi, chắc chắn. Có như vậy mới thực sự mở rộng và nâng cao chất lượng cho vay vào các dự án theo các chương trình tài trợ lãi suất thấp của các tổ chức ở nước ngoài.