Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 và nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn pdf (Trang 60 - 64)

I- Khu CN Điện Nam Điện Ngọc

3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 và nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

2010 và nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế

* Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế ở tỉnh Quảng Nam đến năm 2010:

Với những tiềm năng, thế mạnh của một tỉnh có vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi; có tiềm năng lớn về các làng nghề truyền thống tạo ra các sản phẩm thủ công độc đáo, hấp dẫn; có tiềm năng lớn và phong phú về phát triển du lịch trên cơ sở hai di sản thế giới được UNESCO công nhận là Đô thị cổ Hội An và Thánh địa Mỹ Sơn; có lực lượng lao động dồi dào; có các tuyến đường giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường không quan trọng đi qua nối với các vùng kinh tế trong cả nước và nước bạn Lào … tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có điều kiện để phát triển nền nông nghiệp hàng hoá toàn diện. Ngoài ra với cơ sở vật chất đang được củng cố và phát triển; những thành tựu và các bài học kinh nghiệm trong công cuộc đổi mới đã đạt được trong các năm qua, tỉnh Quảng Nam hoàn toàn có điều kiện cả về vật chất và tinh thần để có thể tạo được những chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế - xã hội trong những năm tới theo hướng CNH, HĐH.

Bên cạnh những cơ hội - thời cơ lớn, những thuận lợi cơ bản, trong thời gian tới tỉnh Quảng Nam cũng còn rất nhiều khó khăn và thách thức lớn, trong đó, khó khăn lớn nhất vẫn là tình trạng thấp kém của nền kinh tế trong tỉnh so với cả nước và các tỉnh trong vùng, khó khăn về vốn, thị trường và đội ngũ cán bộ.

Vì vậy, định hướng chung đến năm 2010 là:

“Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, quyết tâm đổi mới, tạo bước đột phá đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp và dịch vụ. Phát triển kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hoá, tiến bộ và công bằng

xã hội, chăm lo sự phát triển toàn diện con người... phấn đấu xây dựng Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp” [10, tr42].

Thực hiện định hướng trên, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Nam đến năm 2010 là [10,tr 43,44]:

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 14%/ năm. Đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt 900 USD

- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân hàng năm 28%, các ngành dịch vụ tăng bình quân hàng năm 18%, phấn đấu thu hút 3 triệu lượt khách du lịch vào năm 2010; sản xuất nông nghiệp tăng bình quân hàng năm 5%. Đến năm 2010, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 82% GDP.

- Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 1.150 triệu USD, tăng bình quân trên 27%/năm; năm 2010 đạt 350 triệu USD

- Tăng tỷ lệ thu ngân sách từ phát sinh kinh tế bình quân hàng năm khoảng 20%; đến năm 2010 đáp ứng cơ bản nhu cầu chi thường xuyên của tỉnh.

- Giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, đến năm 2010 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn dưới 18% (theo tiêu chí mới); hoàn thành chương trình xoá nhà tạm trên toàn tỉnh.

- Giải quyết việc làm mới khoảng 180.000 lao động; chuyển dịch cơ cấu lao động sang lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm trên 45%.

- Phổ cập THCS trên toàn tỉnh và phổ cập THPT ở khu vực đô thị và đồng bằng. Trên 80% số xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng có chất lượng. Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo đến năm 2010 đạt trên 40% lao động xã hội.

* Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

“Cơ cấu kinh tế chung trong giai đoạn 2006 - 2015 là công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020... Chuyển dịch mạnh CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng kinh tế hàng hoá - sản xuất thực phẩm, nguyên liệu, hàng thủ công và phát triển dịch vụ” [10,tr 44,45]. Hình thành CCKT vào năm 2010 với tỷ trọng công nghiệp khoảng 41,5%, các ngành dịch vụ khoảng 40,5% và nông - lâm - ngư nghiệp khoảng 18% trong GDP [42,tr 40]

vụ làm ngành chủ yếu, tạo ra thế và lực mới từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ du lịch sang du lịch dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Hướng chuyển dịch cơ cấu trong nội từng ngành kinh tế như sau:

* Về công nghiệp:

Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, chế biến thực phẩm, hàng mây tre, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ, dệt may; sản xuất giấy; xi măng, vật liệu xây dựng và ngành xây dựng; công nghiệp cơ khí, ôtô, xe máy, thuỷ tinh; sản xuất điện năng; công nghiệp điện tử; hoá chất và phân bón. Trong đó ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp chế xuất. Khuyến khích các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các ngành tạo nguồn thu lớn cho ngân sách; đồng thời, có những bước đi tắt hướng đến kinh tế tri thức, từng bước hình thành các ngành sử dụng công nghệ cao [10,tr45]

* Về dịch vụ:

Phát triển du lịch, thương mại - xuất, nhập khẩu; tài chính, tín dụng, bảo hiểm; dịch vụ tư vấn và chuyển giao công nghệ; bưu chính - viễn thông, hàng hải, hàng không, đào tạo, y tế... Trong đó ưu tiên hàng đầu là phát triển mạnh du lịch, đào tạo và tài chính. Bắt đầu từ Hội An và Chu Lai, phát triển Quảng Nam thành một trong những trung tâm du lịch lớn và dần dần phát triển thành một trung tâm tài chính và đào tạo. Phấn đấu đạt được bước tiến quan trọng về hàng hải, hàng không, hoạt động của khu thương mại tự do trong Khu kinh tế mở Chu Lai, lĩnh vực tài chính, ngân hàng, viễn thông và công nghệ thông tin [10, tr.45,46].

* Về nông- lâm nghiệp và thuỷ sản:

Tích cực chuyển đổi CCKT nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá, gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; chuyển từ nền nông nghiệp tự túc lương thực là chủ yếu thành nền nông nghiệp sản xuất thực phẩm và nguyên liệu là chủ yếu; từ nền nông nghiệp tính toán bằng hiện vật là chủ yếu sang nền nông nghiệp tính toán bằng giá trị. Nâng tỷ trọng chăn nuôi từ 28% hiện nay lên 35% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp gắn với tăng cường phòng chống dịch bệnh an toàn.

Xây dựng vùng chuyên canh cây thực phẩm, cây nguyên liệu; phát triển nghề trồng hoa và cây cảnh, sản xuất giống hàng hoá cây trồng, vật nuôi ... hướng đến mục tiêu tăng

thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác, phấn đấu tạo nhiều cánh đồng có thu nhập bình quân trên 50 triệu đồng/ha. Trồng mới và khoanh nuôi, bảo vệ tài nguyên rừng, tăng độ che phủ rừng từ 43,5% lên trên 45% vào năm 2010.

Về thuỷ sản, đặt lên hàng đầu việc nuôi trồng thuỷ sản xuất khẩu, các loại đặc sản có giá trị cao và thuỷ sản nước ngọt. Phát triển các nghề đánh bắt hải sản, đồng thời bảo vệ tốt nguồn tài nguyên biển và bảo tồn đa dạng sinh học. Gắn nuôi trồng và đánh bắt với công nghiệp chế biến, khắc phục tình trạng xuất khẩu thô.

Trong CCKT nông thôn, ngoài việc nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phải tích cực phát triển các nghề tiểu - thủ công nghiệp và dịch vụ, phấn đấu tăng nhanh tỷ trọng ngành nghề. Chú trọng phát triển các ngành dệt may, dệt thổ cẩm, đò mây tre, đồ gỗ thủ công mỹ nghệ và dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch làng quê.[10,tr46,47]

* Nhu cầu vốn cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

Với điều kiện kinh tế hiện tại của tỉnh Quảng Nam thì tỉnh không thể đủ vốn để thực hiện CDCCKT đến năm 2010 như định hướng của tỉnh mà cần phải có sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Trên cơ sở định hướng, mục tiêu tăng trưởng kinh tế và CDCCKT của tỉnh đến năm 2010, luận văn dự tính nhu cầu vốn cho từng ngành theo thời gian tương ứng trên cơ sở xác định mức tăng sản xuất ở cả 3 ngành nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ (đặc biệt là dịch vụ du lịch). Qua sơ bộ tính toán cho thấy nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện CDCCKT đến năm 2010 là rất lớn. Có thể tính nhu cầu vốn bằng công thức đơn giản nhất mà các tổ chức quốc tế thường dùng để tính:

Vốn đầu tư = ICOR x mức tăng GDP

áp dụng chỉ số ICOR của một số nước, một số tỉnh có điều kiện kinh tế tương tự, ta có:

Hệ số ICOR ngành nông lâm thuỷ hải sản: 2,0-2,2 Hệ số ICOR ngành CN - XD: 3,1-3,3

Hệ số ICOR ngành dịch vụ - du lịch: 3,4-3,6

Biểu 3.1: Dự báo nhu cầu vốn cho chuyển dịch CCKT đến năm 2010

Ngành GDP tăng thêm ICOR Nhu cầu vốn

Nông nghiệp 681,0 2,1 1.430.1

Công nghiệp 4.191,6 3,2 13.413,1

Dịch vụ 2.774,7 3,5 9.711,4

Tổng số 7.647,3 24.554,6

(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam, Niên giám thống kê 2001-2005; văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XIX; Định hướng chiến lược phát triển bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2006-2010 và đến năm 2020).

Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế đến năm 2010, tỉnh Quảng Nam cần có trên 24.554 tỷ đồng vốn để đầu tư bằng các nguồn vốn trong nội bộ tỉnh và vốn từ bên ngoài. Trong đó nguồn vốn ngân sách chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu đầu tư. Bình quân mỗi năm tỉnh cần có khoảng 4700 tỷ đồng. Đây mới chỉ là lượng vốn sơ lược tính toán để thực hịên mức tăng trưởng và xu hướng CDCCKT nhưng nếu trong điều kiện sử dụng vốn có hiệu quả mà chưa đạt tới đích của cơ cấu ngành kinh tế tỉnh đến năm 2010: 41,5%-40,5%-18% thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì vậy, để thực hiện tốt các định hướng đã đề ra, cần phải xác định chính xác lượng vốn phù hợp với CDCCKT, từ đó tìm ra những biện pháp khai thác nguồn vốn trong và ngoài tỉnh. Nguồn vốn trong tỉnh phụ thuộc vào quy mô và tốc độ tăng trưởng GDP trong tỉnh; mối quan hệ giữa tích luỹ và tiêu dùng ( tức là tiết kiệm của Ngân sách, của doanh nghiệp và cá nhân người lao động). Muốn CDCCKT, phát triển kinh tế theo hướng đã định, cần phải xây dựng và cân đối vốn đầu tư một cách chính xác và khoa học. Từ đó đề ra các biện pháp huy động tối đa các nguồn vốn trong và ngoài tỉnh. Trong các kênh dẫn vốn, tín dụng ngân hàng là một trong những kênh dẫn vốn chủ yếu và có hiệu quả để đầu tư vốn vào nền kinh tế. Do đó biện pháp sử dụng các tổ chức tín dụng trên địa bàn (mà đặc biệt là tín dụng NHNo&PTNT) để huy động vốn trong và ngoài tỉnh tạo nguồn vốn đầu tư cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Nam theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là đem lại hiệu quả và có tính thực tiễn cao nhất.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn pdf (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)