Thực trạng vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn pdf (Trang 31 - 33)

phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh Quảng Nam

Chi nhánh NHNo&PTNT Quảng Nam là đơn vị thành viên trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 515/NHNo-02, ngày 16/12/1996 của Chủ tịch HĐQT NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở chia tách Sở Giao dịch III - NHNo&PTNT Việt Nam tại Đà Nẵng thành hai chi nhánh: Chi nhánh NHNo&PTNT TP Đà Nẵng và Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam. Ngay từ những ngày đầu mới tái lập, NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Trong đó trước tiên phải kể đến những khó khăn về cơ sở vật chất - kỹ thuật và con người.

Khi nhận bàn giao từ Sở Giao dịch III, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có tổng số 239 cán bộ viên chức (trình độ đại học: 50 người, chiếm tỷ lệ 20,92%; đang học đại học: 23 người, chiếm tỷ lệ 9,62%; bổ túc sau trung học: 35 người, chiếm tỷ lệ 14,64%; trình độ trung cấp: 109 người, chiếm tỷ lệ 45,60%,sơ cấp và chưa qua đào tạo: 22 người, chiếm tỷ lệ 9,2%). Tổng nguồn vốn huy động: 43,5 tỷ đồng; tổng dư nợ cho vay: 157 tỷ đồng. Đến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Quảng Nam có 29 chi nhánh cấp 2, 7 chi

nhánh cấp 3 và 7 phòng giao dịch tại 17 huyện, thị xã, Khu Công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, Khu kinh tế mở Chu Lai đáp ứng được nhu cầu vốn, dịch vụ ngân hàng cho mọi đối tượng, mọi thành phần kinh tế (từ thành thi đến nông thôn, vùng sâu, vùng xa đều có mặt NHNo&PTNT; bình quân 5,5 xã, thị trấn có một chi nhánh NHNo&PTNT). Tổng số cán bộ viên chức đến 31/12/2005 toàn chi nhánh: 344 cán bộ, trong đó 255 người có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ 74,13% (trong đó có 1 tiến sỹ, 02 thạc sỹ, 35 cán bộ viên chức đang theo học cao học). Bộ máy tổ chức của đơn vị thực hiện theo một cơ cấu thống nhất gồm Ban Giám đốc và các phòng nghiệp vụ, Hội sở NHNo&PTNT Tỉnh vừa có chức năng quản lý, chỉ đạo điều hành, vừa trực tiếp kinh doanh tiền tệ và hoạt động ngân hàng theo luật định, công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay được duy trì, chấn chỉnh một cách thường xuyên, triệt để từ tỉnh đến huyện góp phần phát hiện và ngăn chặn kịp thời việc sử dụng vốn vay sai mục đích, hoàn thành kế hoạch kinh doanh hàng năm. Do đó, đến thời điểm 31/12/2005 tổng nguồn vốn huy động đạt 1.547 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65% thị phần nguồn vốn trên địa bàn; tổng dư nợ cho vay đạt 1.354 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 40% thị phần dư nợ trên địa bàn [32, tr.4].

* Huy động vốn:

Thông qua chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng cường tiếp thị quảng bá thương hiệu, áp dụng lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, các hình thức huy động đa dạng, phong phú về kỳ hạn, có chính sách khuyến mại phù hợp đặc điểm tâm lý khách hàng... nên huy động vốn tăng trưởng rất nhanh.

Biểu 2.2: Tốc độ tăng trưởng và cơ cấu nguồn vốn huy động

Đơn vị tính : Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Tổng nguồn vốn huy động 1.035 1.092 1.234 1.300 1.547

1. Theo loại tiền 1.035 1.092 1.234 1.300 1.547

- VNĐ 1.029 1.086 1.230 1.288 1.519

- Ngoại tệ quy đổi 6 6 4 12 28

Tỷ trọng (%) 0,60 0,60 0,33 0,92 1,80 2. Theo kỳ hạn 1.035 1.092 1.234 1.300 1.547 - Không kỳ hạn 799 737 780 726 675 Tỷ trọng (%) 77,19 67,49 63,20 55,84 43,63 - Có kỳ hạn 236 355 454 574 872 Tỷ trọng (%) 22,81 32,51 36,80 44,16 56,37

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp mở rộng tín dụng ở Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Quảng Nam góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn pdf (Trang 31 - 33)