Biểu đồ 3.4b: Lợi nhuận

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư bvaf phát triển bắc An Giang (Trang 32)

 Về lợi nhuận.

 Lợi nhuận năm 2008 đạt 9.830 triệu đồng, tăng 58% so với năm 2007 (vượt kế hoạch Hội sở chính giao năm 2008 là 40%). Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản có sinh lợi bình quân ROA đạt 1,5%

 Lợi nhuận năm 2006 chỉ đạt 4.570 triệu đồng là do ngày 13/09/2006 chi nhánh được nâng lên cấp 1, tách khỏi chi nhánh Long Xuyên, phần lớn lợi nhuận của chi nhánh lúc này được thu về từ tháng 10,11 và 12 trong năm 2006 cộng thêm phần lợi nhuận được chia từ chi nhánh Long Xuyên.

Tóm lại: Với chức năng là huy động và tập trung những nguồn vốn nhàn rỗi trong

xã hội, sau đó cho vay để đáp ứng nhu cầu về vốn của các cá nhân, TCKT tư nhân..., ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận từ chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Trong năm 2007, với nguồn vốn huy động là 265.000 triệu đồng, tăng 21% so với năm 2006, chi nhánh Bắc An Giang đã tạo ra lợi nhuận là 6.220 triệu đồng, tăng 36% so với năm 2006. Sang năm 2008, vốn huy động tăng lên 294.000 triệu đồng, với tỷ lệ tăng tương ứng là 11% so với năm 2007, ngân hàng đã tạo ra lợi nhuận là 9.830 triệu đồng, tăng 58% so với năm 2007. Qua đó, cho thấy mặc dù nguồn vốn huy động trong năm 2008 tăng với tỷ lệ thấp hơn so với năm 2007 nhưng chi nhánh đã tạo ra lợi nhuận cao hơn. Điều này chứng tỏ chi nhánh đã sử dụng rất tốt nguồn vốn huy động năm 2008 để tạo ra lợi nhuận.

3.5 Phương hướng phát triển trong năm 2009

- Tín dụng tăng trưởng theo hướng tăng tín dụng ngắn hạn, tín dụng tài trợ xuất khẩu, tín dụng bán lẻ, cho vay các doanh nghiệp lớn trong khu vực để tạo bức đột phá về quy mô hoạt động và tập trung cao nhất cho vay tài trợ xuất khẩu thủy sản.

- Giảm tỷ trọng cho vay xây lắp; tăng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kinh doanh ổn định, tình hình tài chính lành mạnh, tài sản đảm bảo có tính thanh khoản cao, đủ cơ sở pháp lý.

- Một số ngành, lĩnh vực tập trung cho vay:

 Các dự án đầu tư/ doanh nghiệp thuộc cụm/ khu công nghiệp.

 Xuất khẩu thủy sản, lương thực.

 Các doanh nghiệp chế biến, kinh doanh nông – thủy sản, cho vay khép kín từ giai đoạn nuôi trồng- chế biến- xuất khẩu.

 Các lĩnh vực thế mạnh của từng địa phương, du lịch sinh thái, công nghiệp, vật liệu xây dựng, đầu tư xây dựng hạ tầng.

- Mở rộng địa bàn cho vay các huyện lân cận, tập trung vào các ngành mũi nhọn của từng vùng.

- Tiếp tục rà soát, tập trung xử lý các khoản nợ xấu, kiểm soát chất lượng tín dụng, kiên quyết không để nợ xấu phát sinh, giảm tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.

- Năm 2009, dự định mở rộng mạng lưới gồm 2 phòng giao dịch đặt tại 2 địa bàn: Châu Phú và Tịnh Biên. Thực hiện tuyển dụng nhân sự cho phòng giao dịch, bổ sung thêm những vị trí còn thiếu tại hội sở chi nhánh theo mô hình TA2 nhằm đảm bảo đủ nguồn nhân lực, thực hiện tốt những nhiệm vụ được giao.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN BẮC AN GIANG

4.1 Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc An Giang. An Giang.

Hiện nay các ngân hàng đang đẩy mạnh triển khai nhiều dịch vụ mới nhưng nguồn sống của các ngân hàng hiện tại vẫn chủ yếu là tín dụng. Do đó, chất lượng tín dụng vẫn là mối lo thường trực của các ngân hàng và đây là loại hình tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất bởi việc dùng nhiều vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn.

Trong những tháng đầu năm 2008, bất ổn kinh tế vĩ mô lan rộng làm ảnh hưởng toàn diện đến đời sống nhân dân: lạm phát, giá dầu, vàng tăng cao kỷ lục… Trước tình hình đó, BIDV đã tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản cho vay ngắn hạn.

Hiện tại, chi nhánh Bắc An Giang có 3 loại hình tín dụng gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, trong đó tín dụng ngắn hạn năm 2008 chiếm 94,8% về doanh số cho vay, chiếm 93,92% về doanh số thu nợ và chiếm 92,37% về dư nợ.

4.1.1 Tình hình cho vay ngắn hạn.

Nhìn chung, tổng doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh đều tăng qua các năm, cụ thể năm 2006 đạt 135.000 triệu đồng, sang năm 2007 tổng doanh số cho vay đạt 445.000 triệu đồng, tăng 310.000 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ 230%. Đến năm 2008 con số này tăng lên 520.624 triệu đồng, tăng 75.624 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng là 17%. Sau đây là kết quả hoạt động cho vay ngắn hạn tại chi nhánh.

Doanh số cho vay ngắn hạn theo TPKT

Bảng 4.1.1a: Doanh số cho vay ngắn hạn theo TPKT ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Cá thể 50.117 37 56.411 13 60.899 12 6.294 13 4.488 8 TCKT TN 84.883 63 388.589 87 459.725 88 303.706 358 71.136 18 Tổng 135.000 100 445.000 100 520.624 100 310.000 230 75.624 17

Biểu đồ 4.1.1a: Doanh số cho vay ngắn hạn theo TPKT 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 2006 2007 2008 Cá thể TCKT TN

Bảng 4.1.1a cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá thể năm 2006 đạt 50.117 triệu đồng, năm 2007 đạt 56.411 triệu đồng, tăng 6.294 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng là 13%. Đến năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên 60.899 triệu đồng, tăng 4.488 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng là 8%. Rõ ràng, tỷ lệ tăng doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá thể năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006. Nguyên nhân là do năm 2008 kinh tế thế giới khủng hoảng, lạm phát trong nước tăng cao, thị trường tiền tệ có nhiều biến động phức tạp... Để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo an sinh xã hội, Chính phủ phải thực hiện chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt; tăng cường kiểm tra, giám sát hệ thống ngân hàng. Trước tình hình đó, hội sở chính đã yêu cầu các chi nhánh thực hiện phân loại, chọn lọc khách hàng, quản lý chặt chẽ tín dụng bán lẻ7, kiểm soát tín dụng tiêu dùng, tạm dừng cho vay mua sắm các hàng hóa cao cấp. Và đây cũng là nguyên nhân làm cho tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế này có xu hướng giảm dần, thay vào đó là việc nâng cao tỷ trọng cho vay đối với các TCKT tư nhân.

Nguyên nhân: Châu Đốc có vị trí địa lý khá đặc biệt; Về đường bộ, nằm ở trung tâm ba cửa khẩu kinh tế sầm uất là cửa khẩu Tịnh Biên; cửa khẩu Khánh Bình – An Phú; cửa khẩu Vĩnh Xương – Tân Châu và 2 xã giáp biên giới là Vĩnh Tế và Vĩnh Ngươn. Do đó, đây là nơi thuận tiện để giao lưu mua bán, nhất là các mặt hàng điện tử, nông sản (cà phê). Về đường thủy, nằm ở vị trí ngã ba sông Hậu - nơi tập trung các bè cá của vùng ĐBSCL. Chính vì lẽ đó mà Châu Đốc ngày càng thu hút được nhiều tổ chức, doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động, mở rộng sản xuất kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng, quy hoạch chỉnh trang đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng ở Châu Đốc cũng được ráo riết triển khai trong các năm qua nhằm nâng Châu Đốc lên đô thị loại 3. Chính vì vậy có nhiều dự án đầu tư, nhiều công trình được kêu gọi đầu tư và đây là mấu chốt để thu hút các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản tham gia hoạt động tại TXCĐ.

Nắm bắt được thế mạnh và cơ hội đó, chi nhánh Bắc An Giang đã mở rộng hoạt động cấp tín dụng ngắn hạn cho các TCKT tư nhân (công ty, doanh nghiệp) nhằm bổ sung nguồn vốn lưu động, tạo sự xuyên suốt trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, qua đó góp phần làm cho TXCĐ ngày càng phát triển. Cụ thể năm 2006 doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh chỉ đạt 84.883 triệu đồng. Sang năm 2007 tăng lên

7

388.589 triệu đồng, tăng 303.706 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng tương ứng là 358%. Đến năm 2008, doanh số cho vay ngắn hạn tại chi nhánh là 459.725 triệu đồng, tăng 71.136 triệu đồng với tỷ lệ tăng 18% so với năm 2007.

Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề.

Bảng 4.1.1b: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 43.390 32 140.823 32 164.763 32 97.433 225 23.940 17 Công nghiệp 7.627 6 64.778 15 61.539 12 57.151 749 -3.239 -5 Xây dựng 8.390 6 42.247 9 38.022 7 33.857 404 -4.225 -10 TM - DV 75.593 56 197.152 44 256.300 49 121.559 161 59.148 30 Tổng 135.000 100 445.000 100 520.624 100 310.000 230 75.624 17

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)

Biểu đồ 4.1.1b: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành nghề

- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2006 2007 2008

Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng Thương mại-Dịch vụ

Biểu đồ 4.1.1b cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành TM - DV và nông nghiệp đều tăng qua các năm, riêng ngành công nghiệp và xây dựng lại có xu hướng giảm. Cụ thể:

Ngành nông nghiệp: doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 đạt 43.390 triệu đồng. Năm 2007 đạt 140.823 triệu đồng, tăng 97.433 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 225%. Năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên 164.763 triệu đồng, tăng 23.940 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng 17%.

Ngành TM - DV: năm 2006, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 75.593 triệu đồng.

với tỷ lệ tăng 161%. Đến năm 2008 con số này tăng lên 256.300 triệu đồng, tăng 59.148 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng 30%.

Ngành công nghiệp: doanh số cho vay ngắn hạn năm 2006 chỉ đạt 7.627 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 64.778 triệu đồng, tăng 57.151 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 749%. Năm 2008 doanh số cho vay ngắn hạn của ngành này giảm còn 44.898 triệu đồng, giảm 3.239 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm -5%.

Ngành xây dựng: năm 2006, doanh số cho vay ngắn hạn đạt 8.390 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 42.247 triệu đồng, tăng 33.857 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 404%. Đến năm 2008 con số này giảm xuống còn 29.281 triệu đồng, giảm 4.225 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm -10%.

Nguyên nhân:

Sở dĩ ngành TM - DV chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn và tăng với tỷ lệ từ thấp nhất sang cao nhất là do TM - DV được xem là thế mạnh của thị xã, chiếm tỷ trọng 64,82% cơ cấu kinh tế địa phương8. Với vị trí giáp cửa khẩu biên giới quốc gia và quốc tế, đặc biệt là cửa khẩu Vĩnh Ngươn – nơi thường xuyên qua lại của người dân Châu Đốc trong việc mua bán hàng hóa, nhất là các mặt hàng điện tử như máy vi tính, điện thoại di động, các mặt hàng điện máy… Vì thế có nhiều cửa hàng, doanh nghiệp mở ra hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực này. Thêm vào đó, năm 2008 Châu Đốc được chọn là “năm du lịch quốc gia”9 với lễ hội vía bà chúa xứ núi sam, sự kiện này đã thu hút được nhiều khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là khách hành hương, kéo theo đó là các loại hình đầu tư, mở rộng hoạt động kinh doanh của các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng mua sắm hàng hóa, các khu vui chơi giải trí…nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách nhưng do nguồn vốn có hạn nên họ phải tìm đến ngân hàng để được cấp tín dụng. Những lý do trên dẫn đến việc tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn ngành TM – DV của chi nhánh Bắc An Giang.

Ngoài TM - DV, Châu Đốc còn nổi tiếng với địa danh “làng bè Châu Đốc”. Dọc ven bờ sông hậu có rất nhiều ngư dân sinh sống và chăn nuôi cá tra, cá basa…nhằm đáp ứng nhu cầu cá nguyên liệu cho các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu thủy sản. Do đó chi nhánh Bắc An Giang đã mở rộng hoạt động cấp tín dụng đối với ngành nông nghiệp nhằm thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Điều đó cũng cho thấy chi nhánh đã thực hiện rất tốt mục tiêu cũng như định hướng hoạt động tín dụng10 của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Về công nghiệp: Với tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 là 749% cho thấy các cơ sở sản xuất, chế biến trên địa bàn TXCĐ đã hoạt động rất tốt trong năm 2007, đặc biệt là các cơ sở chế biến mắm, khô bò, lạp xưởng…đã thu hút được nhiều khách hành hương đến mua vì đây là đặc sản của Châu Đốc. Bên cạnh đó, các cơ sở này còn xuất khẩu sang một số nước như mắm được xuất khẩu sang Mỹ, bánh mì ngọt được xuất khẩu sang Campchia. Chính vì lợi nhuận thu được từ những thị trường này là rất hấp dẫn nên họ luôn nâng cao năng suất, mở rộng hoạt động kinh doanh và đến ngân hàng để được hỗ trợ vốn. Đó là nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 tăng rất cao. Tuy nhiên sang năm 2008, tình hình khủng hoảng kinh tế thế giới đã làm cho hoạt động xuất khẩu của các cơ sở này gặp nhiều khó khăn, thêm vào đó là lãi suất tăng cao nên các cơ sở này hạn chế việc vay vốn từ ngân hàng. 8 Nguồn: http://www.baoangiang.com.vn/modules.php?name=News&file=save&sid=11564 9 Theo VOV 10

Đây là nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành công nghiệp năm 2008 giảm -5%.

Về xây dựng: Trong năm 2007 có nhiều công trình xây dựng được đầu tư như trường học, đường xá, việc cải tạo nâng cấp các cơ sở cơ quan ban ngành đã làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, tình hình bất ổn kinh tế vĩ mô đã làm cho giá nguyên vật liệu tăng rất cao, lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng mức kỷ lục dẫn đến việc ngán ngại của các nhà đầu tư trong việc đấu thầu cũng như vay vốn ngân hàng để thi công dự án, hệ lụy kéo theo là doanh số cho vay ngắn hạn ngành xây dựng năm 2008 giảm 4.225 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm -10%.

Mặc dù 2008 là năm đầy biến động nhưng chi nhánh Bắc An Giang vẫn duy trì được tỷ lệ tăng tổng doanh số cho vay ngắn hạn là 17%. Nguyên nhân là vào tháng 10, tháng 11 kinh tế Việt Nam đã rõ dần dấu hiệu suy giảm, để ứng phó kịp thời phù hợp với tình hình mới, Chính phủ đã chủ trương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt linh hoạt, góp phần thúc đẩy sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, kích thích tiêu dùng đề

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư bvaf phát triển bắc An Giang (Trang 32)