Biểu đồ 4.1.3b: Dư nợ ngắn hạn theo ngành nghề

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư bvaf phát triển bắc An Giang (Trang 43)

- 20.000 40.000 60.000 80.000 100.000 120.000 140.000 160.000 2006 2007 2008

Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng Thương mại-Dịch vụ

Biểu đồ 4.1.3b cho thấy hầu hết dư nợ ngắn hạn đối với tất cả các ngành đều có xu hướng tăng, chỉ riêng ngành xây dựng lại giảm. Cụ thể năm 2006, dư nợ ngắn hạn đối với ngành xây dựng là 8.439 triệu đồng. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn tăng lên 15.037 triệu đồng, tăng 6.598 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 78%. Đến năm 2008 dư nợ ngắn hạn giảm xuống còn 11.350 triệu đồng, giảm 3.687 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm là – 25%. Sở dĩ dư nợ ngắn hạn đối với ngành xây dựng giảm là do biến động kinh tế trong và ngoài nước và là hệ quả của việc giảm doanh số cho vay ngắn hạn nhưng doanh số thu nợ ngắn hạn lại tăng.

Về nông nghiệp: Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 28.579 triệu đồng. Sang năm 2007 tăng lên 50.573 triệu đồng, tăng 21.994 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 77%. Đến năm 2008 dư nợ ngắn hạn đạt 108.390 triệu đồng, tăng 57.817 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng là 114%. Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn năm 2008 cho thấy ngày càng có nhiều hộ ngư dân đến chi nhánh để vay vốn, mở rộng ao nuôi… nhằm đáp ứng nhu cầu cá nguyên liệu cho các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu thủy sản. Bên cạnh đó để đạt được kim ngạch xuất khẩu cả năm là 64 tỷ USD, tăng 31,8% so với năm 2007, Bộ Công Thương đã đề nghị các ngân hàng thương mại ưu tiên cấp tín dụng, đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nông dân và các doanh nghiệp thu mua nông sản để xuất khẩu12. Là một chi nhánh trực thuộc NH ĐT& PT Việt Nam – ngân hàng đi đầu, tiên phong trong việc tích cực hưởng ứng các giải pháp của chính phủ, chi nhánh Bắc An Giang đã mở rộng cấp tín dụng ngắn hạn đối với ngành nông nghiệp. Đó là nguyên nhân dẫn đến dư nợ ngắn hạn năm 2008 tăng 57.817 triệu đồng so với năm 2007.

Về công nghiệp: Mặc dù doanh số cho vay ngắn hạn năm 2008 thấp hơn so với năm 2007, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng nhưng dư nợ ngắn hạn của ngành này vẫn giữ được mức độ tăng trưởng 38%. Cụ thể năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 4.972 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 15.089 triệu đồng, tăng 10.117 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng tương ứng 203%. Sang năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 20.874 triệu đồng, tăng 5.785 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 38%. Nguyên nhân là do số tiền cho vay của chi nhánh đối với ngành công nghiệp cao hơn so với số tiền thu về trong năm, hầu hết các cơ sở chế biến mắm, khô bò, lạp xưởng hoạt động mang tính thời vụ, nhất là thời gian sau tết nguyên đán, lượng khách hàng hương, khách du lịch đến Châu Đốc rất đông và nhằm để chuẩn bị vốn hoạt động cho kỳ sau, các cơ sở này đã vay vốn tại chi nhánh. Giả sử khách hàng vay vốn tại chi nhánh vào cuối tháng 2 năm 2008 và thỏa thuận đến cuối tháng 1 năm 2009 mới hoàn trả lãi gốc, trong khi đó chi nhánh phải quyết toán sổ sách vào cuối năm tài chính là 31/12/2008, và do chưa đến hạn nên CN không thể thu được khoản nợ vay của khách hàng, dẫn đến dư nợ ngắn hạn của ngành công nghiệp năm 2008 tăng cao hơn so với năm 2007.

Về TM - DV: Đây là ngành luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu tín dụng

ngắn hạn của chi nhánh Bắc An Giang, cả về doanh số cho vay lẫn doanh số thu nợ. Điều này cho thấy TM – DV là ngành trọng tâm mà chi nhánh hướng vào cấp tín dụng, và luôn tăng trưởng qua các năm. Năm 2006 dư nợ ngắn hạn là 61.301 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 92.092 triệu đồng, tăng 30.791 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 50%. Đến năm 2008 dư nợ ngắn hạn của ngành này đạt 145.432 triệu đồng, tăng 53.340 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng là 58%. Việc tăng trưởng dư nợ ngắn hạn của ngành này biểu hiện hoạt động kinh doanh trên địa bàn TXCĐ có sự phát triển và ngày càng được mở rộng

Tóm lại: Trong những năm qua 2006-2007-2008, chi nhánh Bắc An Giang đã rất

cố gắng để duy trì tỷ lệ tăng tổng dư nợ ngắn hạn cũng như bám sát những chủ trương, chỉ đạo của NH ĐT& PT Việt Nam. Đã vượt chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn mà chi nhánh đã đề ra trong năm 200813. Tuy nhiên do địa bàn hoạt động kinh doanh còn nhỏ hẹp, phần lớn chỉ hoạt động trên địa bàn TXCĐ nên kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ của chi nhánh đạt được còn rất khiêm tốn.

12

Nguồn: Báo Đầu tư Tài chính số 177/2008, Thứ hai ngày 22/12/2008

13

4.1.4 Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn.

Đây là chỉ tiêu thể hiện rõ nhất về chất lượng tín dụng ngắn hạn và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất vì nó phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng. Nếu đến thời hạn trả lãi vay hoặc nợ gốc đã được thỏa thuận trong HĐTD mà khách hàng cố ý hay vì một lý do khách quan nào đó mà khách hàng không thể trả được lãi vay hoặc nợ gốc cho ngân hàng thì toàn bộ khoản vay đó được chuyển sang nợ quá hạn, điều này gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong việc chủ động về nguồn vốn để cấp tín dụng cho khách hàng khác. Do đó nợ quá hạn luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các ngân hàng thương mại nói chung và chi nhánh Bắc An Giang nói riêng. Là một chi nhánh hoạt động chủ yếu là cho vay để thu lợi nhuận thì nợ quá hạn luôn là mối lo của CBTD cũng như ban lãnh đạo NH ĐT& PT Bắc An Giang. Vì vậy chi nhánh cần tìm hiểu kỹ những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn, tìm mọi biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế sự xuất hiện nợ xấu14 nhằm giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh.

Sau đây là tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tại NH ĐT& PT Bắc An Giang từ năm 2006 đến năm 2008. Biểu đồ 4.1.4: Nợ quá hạn ngắn hạn 0 500 1.000 1.500 2.000 2.500 2006 2007 2008 Nợ quá hạn ngắn hạn

Biểu đồ 4.1.4 cho thấy sự thay đổi nợ quá hạn ngắn hạn của chi nhánh Bắc An Giang theo chiều hướng bất lợi, nhất là năm 2008 nợ quá hạn tăng rất cao. Cụ thể năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh là 80 triệu đồng. Năm 2007 giảm xuống còn 20 triệu đồng. Năm 2008 lại tăng lên đến 2.080 triệu đồng, tăng 2.060 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 10.300%.

Nguyên nhân:

Năm 2008, lạm phát trong nước tăng cao, giá cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hằng ngày cũng leo thang dẫn đến chi tiêu tăng, trong khi đó thu nhập lại giảm nên khách hàng không thể đóng lãi vay cũng như trả nợ gốc cho chi nhánh Bắc An Giang theo như đã thỏa thuận trong HĐTD. Chính vì thế, nợ quá hạn ngắn hạn năm 2008 đã tăng rất cao.

14

Nợ quá hạn ngắn hạn theo TPKT

Bảng 4.1.4a: Nợ quá hạn ngắn hạn theo TPKT ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Cá thể 80 100 15 75 2.080 100 -65 -81 2.065 13.767 TCKT TN 0 0 5 25 0 0 5 -5 -100 Tổng 80 100 20 100 2.080 100 -60 -75 2.060 10.300

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang) Đối với cá thể: Đây là đối tượng luôn phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn. Năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn của TPKT này là 80 triệu đồng, chiếm 100% tổng nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh. Năm 2007 giảm xuống 15 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 75% tổng nợ quá hạn ngắn hạn. Đến năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn tăng lên 2.080 triệu đồng, chiếm 100% tổng nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh. Tuy có chiều hướng giảm từ năm 2006 sang năm 2007 nhưng đến năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn lại tăng rất cao với tỷ lệ 13.767% so với năm 2007. Điều đó cho thấy TPKT cá thể hoạt động kém hiệu quả. Bên cạnh đó có một số cá nhân dùng tiền vay từ tài sản đảm bảo để kinh doanh bất động sản nhưng khi mua vào họ lại bán ra không được, thu nhập lại không ổn định dẫn đến việc không thể trả lãi vay và nợ gốc cho chi nhánh. Hệ lụy kéo theo là làm cho nợ quá hạn ngắn hạn đối với TPKT này tăng cao nặm 2008.

Đối với TCKT tư nhân: Đây là đối tượng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất về doanh số cho vay ngắn hạn, doanh số thu nợ ngắn hạn và dư nợ ngắn hạn nhưng về nợ quá hạn ngắn hạn thì tỷ trọng của TPKT này lại ở mức rất thấp và chỉ xuất hiện ở năm 2007 với tỷ trọng 25% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh. Điều đó chứng tỏ đối tượng này hoạt động có hiệu quả hơn so với TPKT cá thể.

Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề.

Bảng 4.1.4b: Nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành nghề ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 80 100 20 100 1.700 82 -60 -75 1.680 8.400 Công nghiệp 0 0 0 0 0 0 0 0 Xây dựng 0 0 0 0 0 0 0 0 TM - DV 0 0 0 0 380 18 0 380 Tổng 80 100 20 100 2.080 100 -60 -75 2.060 10.300

Bảng 4.1.4b cho thấy nợ quá hạn ngắn hạn chỉ xuất hiện đối với ngành nông nghiệp và TM – DV.

Ngành nông nghiệp: Năm 2006 nợ quá hạn ngắn hạn là 80 triệu đồng. Năm 2007 giảm xuống còn 20 triệu đồng. Đến năm 2008 lại tăng lên đến 1.700 triệu đồng, tăng 1.680 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng 8.400%. Nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn tăng cao vào năm 2008 là do: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nợ quá hạn ngắn hạn từ ngư dân: Do số lượng hộ nuôi cá quá nhiều trong khi đó tình hình tiêu thụ cá ở những thị trường xuất khẩu có xu hướng giảm, dẫn đến giá cá nguyên liệu liên tục giảm nhưng giá thức ăn cho cá lại tăng. Lợi dụng cơ hội này các doanh nghiệp, công ty xuất khấu thủy sản chèn ép giá các hộ nuôi cá. Trước tình thế đó có một số ít hộ đã bắt cá đem chợ bán nhưng do số lượng cá nuôi quá nhiều không thể tiêu thụ trong các chợ nên họ đã kéo dài thời gian nuôi với hy vọng giá cá tăng trở lại mới bán cho các doanh nghiệp, công ty xuất khẩu thủy sản.

- Nợ quá hạn ngắn hạn từ nông dân: Tình trạng đầu cơ đã đẩy giá gạo tăng cao mức kỷ lục vào cuối tháng 04/2008. Để khắc phục tình trạng này, chính phủ đã yêu cầu các doanh nghiệp không được thu mua lúa gạo vượt quá số lượng mà chính phủ quy định. Đến mùa thu hoạch sau, nhiều hộ nông dân không thể bán lúa ra trong khi đó lãi vay và nợ gốc ngân hàng thì đã đến.

Những lý do trên là hệ quả dẫn đến việc tăng nợ quá hạn ngắn hạn của ngành nông nghiệp tại chi nhánh Bắc An Giang trong năm 2008.

Đối với ngành TM – DV: Tuy luôn giữ được mức độ tăng trưởng và chiếm tỷ trọng

cao nhất trong cơ cấu tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh nhưng ngành này vẫn phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn vào năm 2008 là 380 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18% trong tổng nợ quá hạn ngắn hạn tại chi nhánh.

Nguyên nhân: Năm 2008 nước ta thu hút được một lượng vốn đầu tư rất lớn từ bên ngoài do môi trường chính trị ổn định và đã gia nhập WTO, nhưng do sử dụng nguồn vốn này không hiệu quả (chỉ số ICOR năm 2008 là 6,6 lần; năm 2007 là 5,2 lần)15, cộng với việc chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế ngoài nước nên lạm phát trong nước tăng cao đến 18,3%16. Trước tình hình đó, chính phủ đã đưa ra chính sách thắt chặt tiền tệ, nâng cao tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở các ngân hàng thương mại nhằm kiềm chế lạm phát, dẫn đến việc tăng lãi suất cho vay ở các ngân hàng thương mại (do lãi suất huy động vốn cao). Chính vì thế các hộ kinh doanh cố tình kéo dài thời hạn nộp lãi vay và nợ gốc cho ngân hàng vì nếu trả đúng thời hạn, họ sẽ phải vay lại với mức lãi suất cao hơn. Đó là nguyên nhân dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn năm 2008.

Ngoài những nguyên nhân chủ yếu trên làm phát sinh nợ quá hạn ngắn hạn tại NH ĐT& PT Bắc An Giang còn có một số nguyên nhân khác như:

Về khách hàng:

 Khách hàng vay vốn gặp những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình như: Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, … do vậy việc sử dụng vốn vay và vốn tự có không đạt hiệu quả.

15

Nguồn: chương trình thời sự VTV1, ngày 12/05/2008 lúc 19 giờ 10 phút.

16

 Quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay mang về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh, dẫn đến làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng.

 Do bản thân gia đình người vay bị tai nạn, ốm đau, bệnh tật kéo dài ảnh hưởng đến nguồn thu nhập và kế hoạch trả nợ của khách hàng.

Về ngân hàng

 Việc cho vay chủ yếu dựa vào tài sản đảm bảo.

 Khi quyết định cho vay thiếu phân tích khả năng sử dụng vốn và hoàn trả nợ của khách hàng, hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía đạo đức của CBTD, cố tình cho vay vì lợi ích riêng.

Tóm lại: Mặc dù rất cố gắng trong công tác thu hồi lãi vay và nợ gốc của khách

hàng nhưng do biến động vĩ mô cộng với việc thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, cũng như vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ ngân hàng của khách hàng đã dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn phát sinh vào năm 2008.

4.2 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc An Giang. Đầu tư và Phát triển Bắc An Giang.

Bảng 4.2 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn Tr.đồng 220.000 270.000 315.000 Vốn huy động Tr.đồng 219.000 265.000 294.000 Dư nợ ngắn hạn/Tổng nguồn vốn % 46,95 64,00 90,81 Dư nợ ngắn hạn/ Vốn huy động % 47,16 65,20 97,29 Nợ quá hạn ngắn hạn/ Tổng dư nợ ngắn hạn % 0,08 0,01 0,73 Hệ số thu nợ ngắn hạn % 79,63 84,38 78,25

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)

Dư nợ ngắn hạn/ Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này cho biết nguồn vốn tín dụng ngắn hạn mà chi nhánh cấp cho khách hàng chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Bảng 4.2 cho thấy năm 2006 dư nợ ngắn hạn/ tổng nguồn vốn tại chi nhánh là 46,95%; năm 2007 là 64,00%; đến năm 2008 là 90,81%. Tỷ lệ này có chiều hướng tăng dần chứng tỏ nguồn vốn của chi nhánh tập trung chủ yếu vào các khoản tín dụng ngắn hạn. Điều này phù hợp với chủ trương mà Hội sở chính đã đề ra “tích cực chuyển dịch cơ cấu tín dụng, giảm bớt tỷ trọng cho vay trung dài hạn, chuyển sang tập trung nhiều hơn cho các khoản cho vay ngắn hạn”.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư bvaf phát triển bắc An Giang (Trang 43)