Tình hình thu nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư bvaf phát triển bắc An Giang (Trang 38 - 41)

Với chức năng là huy động những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, sau đó cho vay để tìm lợi nhuận, chính vì thế mà các ngân hàng luôn nâng cao doanh số cho vay. Tuy nhiên, nguồn vốn luôn có hạn, vì vậy công tác thu hồi nợ sau khi cho vay là hết sức quan trọng đối với ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh Bắc An Giang nói riêng. Việc thu hồi lãi và nợ gốc đúng thời hạn sẽ giúp cho ngân hàng chủ động được nguồn vốn và tạo vòng quay cho các khoản vay tiếp theo. Điều đó phụ thuộc vào thiện chí trả nợ của khách hàng cũng như công tác thẩm định, đánh giá khách hàng trong việc cấp tín dụng.

Bảng số liệu sau đây sẽ cho biết công tác thu hồi nợ của chi nhánh Bắc An Giang trong những năm qua:

Thu nợ ngắn hạn theo TPKT

Bảng 4.1.2a: Thu nợ ngắn hạn theo TPKT ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Cá thể 20.059 19 42.842 11 43.805 11 22.783 114 963 2 TCKT TN 87.441 81 332.658 89 363.564 89 245.217 280 30.906 9 Tổng 107.500 100 375.500 100 407.369 100 268.000 249 31.869 8

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)

Biểu đồ 4.1.2a: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo TPKT

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 400.000 2006 2007 2008 Cá thể TCKT TN

Nhìn chung, tổng doanh số thu nợ ngắn hạn tại chi nhánh đều tăng qua các năm. Năm 2006 tổng doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 107.500 triệu đồng. Năm 2007 đạt 375.500 triệu đồng, tăng 208.000 triệu đồng so với năm 2006, với tỷ lệ tăng 249%. Đến năm 2008 con số này tăng lên 407.369 triệu đồng, tăng 31.869 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng 8%. Qua đó cho thấy công tác thu hồi nợ của chi nhánh đã đạt được kết quả khá tốt trong những năm qua. Tuy nhiên tỷ lệ tăng doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm 2008 chưa tương xứng so với tỷ lệ tăng doanh số cho vay ngắn hạn trong năm (8%<17%). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, khiến thị trường xuất khẩu bị thu hẹp, hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn…Điều đó đã ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng nói chung và CBTD nói riêng.

Đối với cá thể: Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 20.059 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 42.842 triệu đồng, tăng 22.783 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 114%. Đến năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn là 43.805 triệu đồng, tăng 963 triệu đồng so với năm 2007, tăng với tỷ lệ 2%.

Đây là TPKT có nhiều hình thức kinh doanh đa dạng, nhiều ngành nghề. Phần lớn họ vay là để sữa chữa nhà ở, chăn nuôi, kinh doanh nhỏ lẻ… Trong năm 2008, điều kiện kinh tế khó khăn nên thu nhập của họ giảm, ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của CBTD. Tuy nhiên, bên cạnh đó không ít những cá thể có thu nhập cao nhưng họ vẫn kéo dài thời hạn nộp lãi vay để dùng số tiền đó đầu tư vào vàng nhằm sinh lợi cao. Những lý do trên dẫn đến tỷ lệ tăng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006.

Đối với TCKT tư nhân: Doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số thu nợ ngắn hạn của chi nhánh. Cụ thể năm 2006 chiếm 81%, sang năm 2007 chiếm 89% và vẫn giữ được tỷ trọng đó ở năm 2008. Điều đó cho thấy TPKT này hoạt động có hiệu quả và việc mở rộng doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh NHĐT& PT Bắc An Giang đối với TPKT này là rất đúng, vừa mang lại lợi nhuận cho chi nhánh, vừa thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2008 so với năm 2007 thấp hơn so với tỷ lệ tăng doanh số thu nợ ngắn hạn năm 2007 so với năm 2006. Cụ thể năm 2007 tăng với tỷ lệ 280% so với năm 2006, trong khi đó năm 2008 chỉ tăng với tỷ lệ 9% so với năm 2007. Sở dĩ có sự chênh lệch như vậy là vì hoạt động xuất khẩu của các cơ sở chế biến trên địa bàn thị xã, các

doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản11 gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 nên ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của chi nhánh.

Thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề

Bảng 4.1.2b: Thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 41.514 39 118.829 32 106.946 26 77.315 186 -11.883 -10 Công nghiệp 6.073 6 54.661 15 55.754 14 48.588 800 1.093 2 Xây dựng 7.681 7 35.649 9 41.709 10 27.968 364 6.060 17 TM - DV 52.232 49 166.361 44 202.960 50 114.129 219 36.599 22 Tổng 107.500 100 375.500 100 407.369 100 268.000 249 31.869 8

(Nguồn: Phòng kế hoạch tổng hợp – chi nhánh NH ĐT& PT Bắc An Giang)

Biểu đồ 4.1.2b: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành nghề

- 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2006 2007 2008

Nông nghiệp Công nghiệp Xây dựng Thương mại-Dịch vụ

Biểu đồ 4.1.2b cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành công nghiệp, xây dựng, TM – DV đều tăng qua các năm, chỉ riêng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành này đạt 41.514 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 118.829 triệu đồng, tăng 77.315 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ 186%. Sang năm 2008 con số này giảm xuống còn 106.946 triệu đồng, giảm 11.883 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm -10%. Điều đó cho thấy tình hình thu hồi nợ ngành nông nghiệp của chi nhánh Bắc An Giang trong năm 2008 gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do sự biến động bất lợi của các mặt hàng nông sản (lúa, cá tra, cá basa…) đã gây khó khăn về đầu ra cho nhiều hộ nông dân và ngư dân. Không bán được lúa và cá nên họ không thể trả lãi vay và nợ gốc cho ngân hàng, hệ lụy kéo

11

theo là doanh số thu hồi nợ ngắn hạn của chi nhánh Bắc An Giang đối với ngành nông nghiệp giảm -10% so với năm 2007.

Mặc dù tình hình xuất khẩu năm 2008 của các cơ sở chế biến trên địa bàn TXCĐ gặp nhiều khó khăn nhưng lượng khách du lịch, khách hành hương đến Châu Đốc lại rất đông (hơn 2,2 triệu người) và họ luôn tìm đến các cơ sở chế biến mắm, kho bò, lạp xưởng để mua về chế biến, biếu tặng cho người thân. Nhờ vậy mà các cơ sở này có thu nhập chi trả các khoản lãi vay và nợ gốc đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc tăng doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành công nghiệp. Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành công nghiệp là 6.073 triệu đồng, năm 2007 tăng lên 54.661 triệu đồng, tăng 48.588 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ tăng 800%. Sang năm 2008 doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành này là 55.754 triệu đồng, tăng 1.093 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng là 2%.

Đối với ngành xây dựng: Năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn chỉ đạt 7.681 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 35.649 triệu đồng, tăng 27.968 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ 364%. Sang năm 2008 con số này tiếp tục tăng lên 41.709 triệu đồng, tăng 6.060 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng tương ứng là 17%. Trong khi doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành này có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng doanh số cho vay ngắn hạn của chi nhánh, vậy mà doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành này lại có xu hướng tăng và tăng trưởng ở mức 17% so với năm 2007. Qua đó chứng tỏ công tác thẩm định cho vay cũng như việc thu hồi nợ của CBTD được thực hiện rất tốt, rất tích cực.

Cùng với sự phát triển du lịch của thị xã, các tiểu thương, nhà hàng, khách sạn…hoạt động rất sôi nổi và thu được nhiều lợi nhuận…giúp họ trả được lãi vay và nợ gốc cho ngân hàng nên doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành TM – DV của chi nhánh Bắc An Giang có chiều hướng gia tăng. Cụ thể năm 2006 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 52.232 triệu đồng. Năm 2007 tăng lên 166.361 triệu đồng, tăng 114.129 triệu đồng so với năm 2006 với tỷ lệ 219%. Sang năm 2008 con số này lại tăng lên 202.960 triệu đồng, tăng 35.599 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ tăng là 22%.

Tóm lại: Mặc dù chịu ảnh hưởng suy thoái kinh tế trong và ngoài nước, hoạt động

sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong năm 2008 nhưng chi nhánh Bắc An Giang vẫn giữ được mức độ tăng trưởng doanh số thu nợ ngắn hạn 8%. Điều đó cho thấy chi nhánh đã rất thận trọng trong việc cấp tín dụng, cũng như việc đánh giá tư cách, điều kiện trả nợ của khách hàng, bên cạnh đó cũng không thể phủ nhận công tác thu hồi nợ của CBTD là rất tích cực.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng đầu tư bvaf phát triển bắc An Giang (Trang 38 - 41)