Ngày 27/08/2008, Tổng giám đốc đã ban hành quy định về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ (Quyết định số 4321/QĐ – TD3), theo đó các trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ được quy định phù hợp với mô hình tổ chức mới (TA2) và tinh thần đổi mới theo hướng tách bạch độc lập một số khâu quan trọng, như: khâu đề xuất tín dụng, quyết định tín dụng và quản trị giải ngân...
Bước 1: Tiếp thị khách hàng và lập báo cáo đề xuất tín dụng
Tiếp thị và nhận hồ sơ
Cán bộ QHKH là đầu mối tiếp thị; Tiếp nhận nhu cầu sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của BIDV từ khách hàng. Trên cơ sở nhu cầu của khách hàng, cán bộ QHKH hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ tín dụng theo quy định.
Thẩm định và lập báo cáo đề xuất tín dụng
Căn cứ hồ sơ tín dụng của khách hàng, cán bộ QHKH thực hiện nghiên cứu, thẩm định theo những nội dung sau:
o Đánh giá chung về khách hàng
o Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng.
o Chấm điểm tín dụng khách hàng để áp dụng chính sách khách hàng o Phân tích đánh giá về phương án sản xuất, kinh doanh; Dự án đầu tư;
Khả năng vay trả của khách hàng để xác định hình thức cấp tín dụng phù hợp.
o Đánh giá về tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm của BIDV.
o Đánh giá toàn diện rủi ro và các biện pháp phòng ngừa. o Lập báo cáo đề xuất tín dụng
- Cán bộ QHKH sau khi thẩm định hồ sơ tín dụng của khách hàng lập báo cáo đề xuất tín dụng kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo phòng QHKH
- Lãnh đạo phòng QHKH thực hiện kiểm tra lại các nội dung trong báo cáo đề xuất tín dụng, ghi ý kiến vào báo cáo đề xuất và ký kiểm soát.
Báo cáo đề xuất tín dụng (với đầy đủ chữ ký của cán bộ QHKH và lãnh đạo phòng QHKH) được trình PGĐ phụ trách QHKH xem xét phê duyệt.
+ Trường hợp khách hàng thuộc nhóm B quy định tại khoản 2- điều 2: Khi báo cáo đề xuất tín dụng được PGĐ phụ trách QHKH phê duyệt đồng ý sẽ được chuyển lại cho bộ phận QHKH.
+ Trường hợp khách hàng thuộc nhóm A quy định tại khoản 2- điều 2: Khi báo cáo đề xuất tín dụng được PGĐ phụ trách QHKH phê duyệt đồng ý, toàn bộ hồ sơ tín dụng của khách hàng sẽ được chuyển tiếp cho bộ phận QLRR.
+ Trường hợp cho vay tài trợ dự án vượt thẩm quyền phê duyệt đối với 1 dự án của chi nhánh: Chi nhánh có trách nhiệm thực hiện đầy đủ tất cả các bước của quy trình như đối với các khách hàng thuộc nhóm A – Khoản 2 – Điều 2.
Bước 2: Thẩm định rủi ro
Tiếp nhận hồ sơ: Phòng QLRR tiếp nhận báo cáo đề xuất tín dụng và hồ sơ tín dụng từ phòng QHKH.
Thẩm định rủi ro:
- Cán bộ QLRR thực hiện thẩm định rủi ro các đề xuất cấp tín dụng và lập báo cáo thẩm định rủi ro kèm theo hồ sơ tín dụng trình lãnh đạo phòng QLRR.
- Lãnh đạo phòng QLRR thực hiện kiểm tra, rà soát lại nội dung của báo cáo thẩm định rủi ro, ghi ý kiến và ký kiểm soát để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro.
Bước 3: Phê duyệt cấp tín dụng.
Khách hàng thuộc Nhóm B quy định tại Khoản 2 - Điều 2: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi Phó Giám đốc phụ trách Quan hệ khách hàng/cấp có thẩm quyền ký phê duyệt đồng ý cấp tín dụng trên Báo cáo đề xuất tín dụng.
Khách hàng thuộc Nhóm A quy định tại Khoản 2 - Điều 2:
a) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng: Khoản tín dụng được coi là phê duyệt cấp tín dụng khi có đầy đủ chữ ký phê duyệt của Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng trên Báo cáo đề xuất tín dụng và Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách Quản lý rủi ro tín dụng trên Báo cáo thẩm định rủi ro.
b) Đối với khoản tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt rủi ro của Hội đồng tín dụng Chi nhánh:
+/ Cán bộ Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm tập hợp hồ sơ và sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng.
+/ Bộ hồ sơ sao gửi các thành viên Hội đồng tín dụng bao gồm:
Báo cáo đề xuất tín dụng đã được Phó Giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý ;
Báo cáo thẩm định rủi ro đã được Giám đốc/Phó Giám đốc phụ trách rủi ro ký phê duyệt đồng ý
Các tài liệu khác có liên quan.
+/ Trường hợp này khoản tín dụng được coi là phê duyệt khi trong Biên bản họp của Hội đồng tín dụng kết luận đồng ý cấp tín dụng.
Lưu ý: Khi xảy ra sự khác biệt giữa ý kiến phê duyệt đề xuất cấp tín dụng và phê duyệt rủi ro tín dụng, Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro phải tiến hành trao đổi trực tiếp với Cấp có thẩm quyền phê duyệt đề xuất tín dụng để đi đến thống nhất. Trong trường hợp không thống nhất được, Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro báo cáo Cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn để xem xét, quyết định (Trường hợp này, quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt rủi ro cao hơn là ý kiến phê duyệt rủi ro cuối cùng)
Bước 4: Các thủ tục thực hiện sau phê duyệt
Soạn thảo quyết định cấp tín dụng:
- Căn cứ nội dung phê duyệt cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền, Bộ phận Quản lý rủi ro chịu trách nhiệm soạn thảo Quyết định cấp tín dụng để thông báo cho khách hàng và các bộ phận có liên quan. Trừ trường hợp khách hàng thuộc Nhóm B quy định tại Khoản 2 - Điều 2 (Khi Phó giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng ký duyệt đồng ý trên Báo cáo đề xuất tín dụng được coi là Quyết định cấp tín dụng)
- Quyết định cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền cùng toàn bộ hồ sơ tín dụng được chuyển lại cho Bộ phận Quan hệ Khách hàng
Bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện thương thảo với khách hàng về các điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Soạn thảo Hợp đồng:
Căn cứ nội dung, điều kiện tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các Hợp đồng mẫu, Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm soạn thảo Hợp đồng tín dụng.
Ký kết hợp đồng
Các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo
Cán bộ Quan hệ khách hàng thực hiện các thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo và/hoặc thủ tục công chứng; Là đầu mối giao - nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo giữa BIDV và Khách hàng. Việc giao nhận giấy tờ và tài sản đảm bảo giữa BIDV và khách hàng phải được lập thành văn bản
Nhập thông tin vào Hệ thống SIBS5
- Sau khi các Hợp đồng đã được ký kết, Bộ phận Quan hệ khách hàng bàn giao toàn bộ Hồ sơ tín dụng gốc của khách hàng (bao gồm các Báo cáo đề xuất tín dụng, Báo cáo thẩm định rủi ro; Các tờ trình, Quyết định phê duyệt; Các Hợp đồng; Biên bản giao nhận hồ sơ, tài sản đảm bảo; Hồ sơ khách hàng/khoản vay…) cho Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện nhập thông tin vào hệ thống SIBS và quản lý lưu giữ hồ sơ theo Quy trình lưu trữ hồ sơ.
- Các Hồ sơ gốc liên quan đến tài sản đảm bảo của khách hàng được Bộ phận Quan hệ khách hàng bàn giao cho Bộ phận kho quỹ để lưu giữ theo quy định của BIDV.
- Việc bàn giao hồ sơ giữa các bộ phận phải được thực hiện bằng văn bản.
Bước 5: Giải ngân
Bộ phận QHKH tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải ngân và lập đề xuất giải ngân
Bộ phận QTTD trình duyệt giải ngân
Phê duyệt giải ngân
Căn cứ vào Tờ trình giải ngân của Bộ phận Quản trị tín dụng và hồ sơ giải ngân, cấp có thẩm quyền6 xem xét ra quyết định.
5
Hệ thống theo dõi khoản tiền vay, tiền gởi của chi nhánh
6
* Duyệt đồng ý giải ngân/Phát hành bảo lãnh.
* Yêu cầu Bộ phận Quản trị tín dụng hoàn thiện lại hồ sơ giải ngân. * Từ chối giải ngân và ghi rõ lý do từ chối.
Nhập Dữ liệu vào hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ.
Hồ sơ giải ngân được cấp có thẩm quyền phê duyệt được chuyển lại cho Bộ phận Quản trị tín dụng để thực hiện nhập dữ liệu vào hệ thống SIBS và lưu giữ hồ sơ theo quy định.
Bộ phận QTTD hạch toán giải ngân
Bước 6: Giám sát và kiểm soát
Bộ phận Quan hệ khách hàng:
Thực hiện kiểm tra, rà soát đánh giá theo các nội dung: - Kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay;
- Kiểm tra tình hình thực hiện các cam kết đã được BIDV bảo lãnh; - Kiểm tra thực trạng tài sản bảo đảm theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV
- Định kỳ hàng năm thực hiện rà soát, đánh giá lại hiệu quả khai thác các dự án đầu tư.
Thực hiện phân loại nợ theo quy định của BIDV
Đầu mối thực hiện đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo theo quy định về giao dịch bảo đảm trong cho vay của BIDV.
Thường xuyên theo dõi phân tích các biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản; tài sản đảm bảo của khách hàng để kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn.
Triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ phận Quản lý rủi ro:
Chịu trách nhiệm phối hợp với Bộ phận Quan hệ khách hàng và Bộ phận Quản trị tín dụng trong việc phát hiện kịp thời các dấu hiệu rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lý trong trường hợp khoản tín dụng/ khách hàng có dấu hiệu bất thường hoặc khoản vay của khách hàng chuyển sang trạng thái nợ xấu.
Giám sát việc thực hiện phân loại nợ và trích lập DPRR; Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gửi Bộ phận Kế toán
Giám sát thực hiện các biện pháp xử lý rủi ro đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ phận Quản trị tín dụng:
Lập thông báo danh sách các khoản nợ đến hạn gửi Bộ phận Quan hệ khách hàng để đôn đốc khách hàng trả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Chịu trách nhiệm theo dõi diễn biến thực trạng các khoản nợ vay của các khách hàng, qua đó cảnh báo các dấu hiệu rủi ro cho Bộ phận Quan hệ khách hàng.
Lập thông báo yêu cầu Bộ phận Quan hệ khách hàng thực hiện kiểm tra, rà soát khoản vay theo đúng quy định.
Thực hiện tính toán trích lập Dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Bộ phận Quan hệ khách hàng và các Quy định của BIDV, gửi kết quả sang Bộ phận Quản lý rủi ro để rà soát.
Thực hiện chức năng thông tin, báo cáo thống kê
Bước 7: Điều chỉnh tín dụng
Việc điều chỉnh tín dụng phải được thực hiện tuần tự theo đúng trình tự thủ tục như đối với một khoản tín dụng mới.
Bước 8: Thu nợ, lãi, phí
Bộ phận Quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm thông báo và đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi và phí đúng hạn
Đến hạn thu nợ gốc, lãi, phí Bộ phận Quản trị tín dụng lập chỉ thị thu nợ gửi Bộ phận Dịch vụ khách hàng để thực hiện thu nợ gốc, lãi, phí.
Bộ phận QTTD thực hiện kiểm tra đối chiếu số dư sau khi thu nợ gốc, lãi, phí.
Bước 9: Xử lý thu hồi nợ quá hạn
Các trường hợp phát sinh nợ quá hạn:
- Khách hàng không trả nợ (bao gồm gốc, lãi, phí) đúng hạn mà không được BIDV cho gia hạn nợ/ Điều chỉnh kỳ hạn nợ.
- Khách hàng phải nhận nợ vay bắt buộc khi BIDV đã thực hiện thay các nghĩa vụ bảo lãnh.
Cách thức xử lý thu hồi nợ quá hạn:
Bộ phận Quan hệ khách hàng, chịu trách nhiệm:
- Thông báo bằng văn bản cho khách hàng ngay sau khi có nợ quá hạn phát sinh.
- Rà soát phân tích nguyên nhân nợ quá hạn đồng thời tiếp tục đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn.
- Đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt:
+ Thay đổi chính sách khách hàng đang áp dụng như: cắt giảm ưu đãi ngừng cho vay mới; bổ sung tài sản đảm bảo…
+ Áp dụng hình thức phát mại tài sản đảm bảo để thu hồi nợ (theo hướng dẫn tại Quy định về giao dịch đảm bảo trong cho vay);
+ Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xử lý nợ quá hạn chuyển thành nợ xấu không còn khả năng thu hồi (theo quy định về trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro trong hoạt động tín dụng).
Bộ phận Quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm:
- Phối hợp và trợ giúp Cán bộ Quan hệ khách hàng trong việc rà soát, phân tích nguyên nhân và đề xuất các biện pháp xử lý nợ quá hạn.
- Giám sát Bộ phận Quan hệ khách hàng trong quá trình thực hiện các biện pháp xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Bộ phận Quản trị tín dụng, chịu trách nhiệm:
- Thường xuyên thông báo về trạng thái nợ quá hạn của khách hàng cho Bộ phận Quan hệ khách hàng.
- Phối hợp với Bộ phận Quan hệ khách hàng kiểm tra, đối chiếu số nợ gốc, lãi, phí, lãi phạt quá hạn.
Bộ phận Dịch vụ khách hàng, chịu trách nhiệm thực hiện các bút toán thu nợ quá hạn theo Chỉ thị của bộ phận Quan hệ khách hàng.
Bước 10: Thanh lý hợp đồng
Khi khách hàng đã trả hết nợ hoặc khoản bảo lãnh đã hết hiệu lực, Bộ phận Quan hệ khách hàng phối hợp với Bộ phận Quản trị tín dụng, Dịch vụ khách hàng:
- Thực hiện đối chiếu kiểm tra lại số tiền thu nợ gốc, lãi, phí… để tất toán hồ sơ tín dụng.
- Giải chấp các hợp đồng bảo đảm. - Thanh lý các Hợp đồng (nếu có).
Bộ phận Quản trị tín dụng chịu trách nhiệm lưu trữ hồ sơ tín dụng đã tất toán theo quy định.
3.4 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc An Giang trong những năm 2006-2007-2008