Do quy mô hoạt động còn hạn chế nên công ty đã thụ động trong việc tham gia vào hoạt động gia công xuất khẩu và chỉ tập trung vào thị trường nội địa, ngoài ra công ty còn phụ thuộc rất lớn vào công ty may Việt Tiến về cả đầu vào lẫn đầu ra của quy trình sản xuất.
Hoạt động quảng bá thương hiệu và tiếp thị vẫn còn quá mới mẽđối với công ty nên công ty chưa có sự đầu tư. Do đó chưa xây dựng được hình ảnh thương hiệu và chưa tạo được vị thế trên thị trường nội địa.
Sai lầm trong việc sử dụng vốn ngắn hạn đểđầu tư dài hạn đã làm nợ ngắn hạn tăng đáng kể và khả năng thanh toán bị giảm sút, mất lòng tin đối với chủ nợ. Bên cạnh đó thì với nguồn vốn vay càng cao, công ty sẽ càng khó khăn khi chí phí lãi suất cũng tăng cao.
Công ty quản lý chi phí chưa hiệu quả nên chi phí hoạt động còn quá cao làm giảm khả năng sinh lợi cho công ty.
Mặc dù công ty đã có chính sách tăng lương cho người lao động nhưng hiện tại tiền lương của người lao động vẫn chưa cao, bình quân khoảng 1.000.000 đồng/tháng chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống của người lao động. Do đó công ty có thể gặp khó khăn trước sự cạnh tranh về nguồn lao động từ các công ty có mức lương cao hơn.
Công ty còn chậm trong việc đầu tư chiều sâu về thiết bị và công nghệ, do đó chưa khai thác hết công suất hoạt động làm cho năng suất lao động chưa cao đểđáp ứng kịp thời nhu cầu.
Công ty còn yếu kém trong khâu thiết kế mẫu mã nên thời gian qua công ty chỉ tập trung vào hoạt động gia công mà chưa có sựđầu tư vào hoạt động tự doanh. Do đó hiệu quả hoạt động chưa cao vì còn phụ thuộc quá nhiều vào đối tác.
Chưa có bộ phận Marketing về nghiên cứu và phát triển thị trường, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu người tiêu dùng cũng như phát triển hệ thống phân phối độc lập cho công ty. Giúp công ty chủ động hơn trong việc tìm kiếm đối tác cho hoạt động kinh doanh.
CHƯƠNG 5. GIẢIPHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY
5.1.Phân tích SWOT
5.1.1. Phân tích cơ hội và thách thức đối với ngành dệt may
5.1.1.1. Cơ hội đối với ngành dệt may
Với mục tiêu phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. May mặc là ngành được nhà nước, địa phương ưu tiên phát triển nhờ góp phần giải quyết vấn đề lao động và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Theo bộ công thương, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt khoảng 7,5 tỷ USD trong năm 2007 và 8-9 tỷ USD trong năm 2008 hoặc chậm nhất là năm 2009.
Sự mở cửa của thị trường Mỹ, nguồn khách hàng tăng đột biến vượt quá khả năng sản xuất của các công ty dệt may Việt Nam. Mặc dù chính phủ Mỹđã áp dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu. Nhưng hiện đã có nhiều nhà nhập khẩu Mỹ quay trở lại đặt hàng với công ty Việt Nam khi áp lực về cơ chế giám sát hàng dệt may đã giảm bớt từ sau chuyến đi thăm Hoa Kỳ của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết. Những đơn hàng được đặt từ đối tác Mỹ đa phần là những đơn hàng với số lượng lớn.
Điều kiện hạ tầng thuận lợi, điện trung thế có sẵn chỉ cần bổ sung nâng công suất trạm là có khả năng phục vụ sản xuất tốt. Thông tin liên lạc và các dịch vụ phát triển thuận tiện. Thị xã cầu Rạch Miễu hoàn thành giao thông thuận lợi, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 100 km nên việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu tương đối dễ dàng.
Khoa học công nghệ phát triển, máy móc ngày càng hiện đại, thiết bị công nghệ ngành may tương đối đơn giản, có tính năng rõ ràng nên việc đầu tư vào tiếp thu công nghệ hiện đại không quá khó khăn.
Khi nền kinh tế Việt Nam đang phát triển rất mạnh cùng với thu nhập người dân ngày càng tăng cao thì tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh của ngành may mặc Việt Nam cũng càng được khẳng định. Hơn nữa hàng loạt các tập đoàn nước ngoài đang chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam sẽ là động lực thúc đẩy sự phát triển liên tục của ngành trong những năm tiếp theo.
5.1.1.2. Thách thức đối với ngành may
Mặc dù thị trường Mỹ khá tiềm năng với số lượng hàng hóa rất lớn nhưng thời gian đặt hàng thường rất ngắn. Do đó đểđáp ứng nhu cầu cần phải có một năng lực sản xuất lớn và tập trung mới có thể đảm bảo. Trong tình hình cạnh tranh gay gắt về nguồn nhân lực, công ty có mức thu nhập khá và ổn định sẽ là nơi thu hút lao động từ ngành may.
Nhiều doanh nghiệp trong ngành vẫn còn lúng túng, chưa xác định được mặt hàng và thị phần cốt lõi phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp nên hoạt động chưa hiệu quả.
Trong mấy năm qua, hàng dệt may Việt Nam cũng có nhiều thuận lợi trên thị trường châu Âu và Hoa Kỳ do những thị trường này đã áp dụng chếđộ tự vệđối với
hàng nhập từ Trung Quốc-một đối thủ cạnh tranh lớn của dệt may Việt Nam. Tuy nhiên hiện ngành dệt may Trung Quốc đang đi vào chiến lược nâng cao đẳng cấp chất lượng và hàng Trung Quốc sẽđược xóa bỏ hạn ngạch trong năm 2009. Điều đó gây khó khăn cho dệt may Việt Nam khi sắp phải đón nhận một môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hơn rất nhiều.
Hiện tại xu hướng hướng đến tăng cường phát triển sản xuất hàng FOB (mua đức bán đoạn), giảm tỷ lệ hàng gia công đang phát triển. Nhưng với hình thức sản xuất này thì mẫu mã, nguyên phụ liệu đều do phía khách hàng chỉ định và nguồn tài chính là do công ty tự bỏ ra, do đó lợi nhuận trên đồng vốn không cao do chi phí quá cao. Xu hướng này chỉ mới được thực hiện ở một số doanh nghiệp lớn trong khi Việt Nam đa phần là doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ.
5.1.2. Ma trận SWOT của công ty
SWOT
O-Cơ hội
O1. Nhu cầu về hàng may mặc tăng cao.
O2. Ngành dệt may là ngành
được chính phủ quan tâm và ưu tiên phát triển.
O3. Thị trường Mỹ là thị trường tiềm năng và đang mở cửa cho hàng dệt may Việt Nam.
O4. Điều kiện hạ tầng thuận lợi cho sự phát triển ngành may. O5. Công nghệ phát triển hiện
đại, công suất hoạt động càng được tăng cao. T-Đe dọa T1. Tính cạnh tranh trong ngành dệt may cao về mẫu mã, chất lượng,… T2. Hàng dệt may Việt Nam phải tiếp tục cạnh tranh gay gắt với đối thủ là Trung Quốc ở thị trường xuất khẩu chủ yếu là Mỹ.
T3. Hàng FOB đang được khuyến khích sản xuất ngày càng nhiều nhưng phần lớn chỉ
tập trung vào những công ty lớn. S-Điểm mạnh S1. Chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu S2. Ban lãnh đạo có kinh nghiệm hoạt động, tạo uy tín tốt với khách hàng S3. Nguồn nguyên phụ liệu ổn định S4. Quản lý tốt hàng tồn kho S5. Khả năng huy động vốn khá cao
Chiến lược S-O: Đây là nhóm chiến lược sử dụng điểm mạnh của công ty để tận dụng cơ hội bên ngoài. S1,S2,S3,S5+O1,O4,O5: Tận dụng thế mạnh về chất lượng, nguồn nguyên liệu và uy tín, đổi mới công nghệ để tăng cường sản xuất đáp ứng nhu cầu trên thị trường hiện tại => Thâm nhập thị trường. S1,S2,S3,S4,S5+O2,O3,O5: Phát triển thị trường xuất khẩu trước tiên là hướng vào thị
trường Mỹ => Phát triển thị
trường
Chiến lược S-T: Đây là nhóm chiến lược sử dụng điểm mạnh
để hạn chế những đe dọa bên ngoài.
S1,S2+T1: Tận dụng uy tín kinh doanh và chất lượng sản phẩm để giữ chân khách hàng cũ, đồng thời tăng cường sản xuất để thu hút khách hàng mới trên thị trường hiện tại => Thâm nhập thị trường W-Điểm yếu W1. Quy mô sản xuất còn hạn chế nên hoạt động xuất
Chiến lược W-O: Nhóm chiến lược cải thiện điểm yếu để tận dụng cơ hội.
Chiến lược W-T: Nhóm chiến lược cải thiện điểm yếu để hạn chế những đe dọa
khẩu chưa hiệu quả.
W2. Khoản phải thu tăng cao, thu hồi vốn chậm
W3. Sử dụng vốn sai mục
đích, nợ ngắn hạn tăng cao, khả năng thanh toán chưa tốt. W4. Chi phí hoạt động cao, lương nhân công thấp, giảm tính cạnh tranh.
W5. Chậm đầu tư đổi mới thiết bị máy móc. Yếu kém trong khâu thiết kế nên chủ
yếu là gia công. W6. Chưa đầu tư cho hoạt động Marketing để phát triển thị trường. W1,W2,W3,W4,W5,W6+O1,O 2,O3,O5: Trước những cơ hội phát triển ngành may của công ty trong và ngoài nước, công ty cần cải thiện điểm yếu để phát triển sản xuất, hướng đến thị trường xuất khẩu => Phát triển thị trường. W5,W6+O1,O5: Cải thiện điểm yếu để phát triển hoạt động tự
doanh, sản xuất thêm nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng mang thương hiệu công ty => Phát triển sản phẩm.
W1,W2,W3,W4,W5,W6+T1,T 2: Công ty còn gặp quá nhiều yếu kém trong hoạt động kinh doanh, do đó công ty chỉ nên tiếp tục tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường hiện tại để giảm bớt sự cạnh tranh => Thâm nhập thị trường. W5,W6+T1,T3: Khắc phục những điểm yếu về công nghệ, thiết kế, marketing để phát triển sản xuất đa dạng mẫu mã, sản xuất thử nghiệm hàng FOB tiêu thụ => Phát triển sản phẩm
Hình 5.1. Mô hình ma trận Swot của công ty
5.1.3. Chiến lược đề xuất