Hướng phát triển năm 2009

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH May xuất khẩu Việt Nam (Trang 34)

Ổn định sản xuất khi bố trí lại nhà xưởng mới, tập trung nhân rộng kinh nghiệm của chuyền thử nghiệm đểđi vào sản xuất theo công nghệ Lean đạt kết quả cao nhất ngay từđầu.

Hàng ngày sẽ có các bộ phận chuyên trách kịp thời xem xét, phân tích tình hình hoạt động sản xuất để có biện pháp điều chỉnh ngay đảm bảo nhịp độ sản xuất đã đề ra.

Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm các bộ phận cơđiện, kỹ thuật, luôn phải đảm bảo chuẩn bị sẵn sàng máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại do điều kiện làm việc không đảm bảo.

Về quy mô sản xuất thì năm 2009, công ty dự kiến xây dựng thêm 3 chuyền may, tuyển thêm lao động để nâng cao sản lượng sản xuất, mở rộng hoạt động xuất khẩu. Khu nhà xưởng hiện tại sẽ được cải tạo mở rộng xưởng cắt lên 2 bàn cắt, thành lập phòng dò kim và kho thành phẩm.

Nhanh chóng tiếp nhận khu đất mới để cải tạo làm kho nguyên liệu trong thời gian thực hiện dự án phát triển giai đoạn 3.

Tăng cường hệ thống quản lý chất lượng ISO9002 và tiến tới hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn và trách nhiệm xã hội SA8000. Nâng dần tiền lương của người lao động lên bình quân 1.800.000 đồng/tháng.

Tập trung vào sản xuất sản phẩm chính là hàng jacket thể thao, nâng tỷ lệ hàng F.O.B lên đạt khoảng 20% vào cuối năm 2010. Hướng đến thị trường xuất khẩu chính là EU và Mỹ. Tập trung vào những mặt hàng cao cấp và hàng mua nguyên liệu bán thành phẩm.

CHƯƠNG 4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MAY XUẤT KHẨU VIỆT HỒNG GIAI ĐOẠN 2006-2008 4.1. Khái quát tình hình hoạt động của công ty

4.1.1. Phân tích tình hình biến động tài sn và ngun vn công ty

Tài sản và nguồn vốn là điều kiện cần thiết và quan trọng để một doanh nghiệp có thể tiến hành sản xuất kinh doanh. Đây là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng trong công tác quản lý của bản thân doanh nghiệp cũng như cho nhiều đối tượng hữu quan bên ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của nhà nước. Phân tích sự biến động tài sản và nguồn vốn là bước đầu tiên và quan trọng để xác định xem doanh nghiệp hiện đang hoạt động như thế nào, hiệu quả ra sao.

4.1.1.1. Phân tích sự biến động tài sản công ty giai đoạn 2006-2008 Bảng 4.1. Cơ cấu tài sản của công ty từ 2006-2008 Bảng 4.1. Cơ cấu tài sản của công ty từ 2006-2008 ĐVT: Nghìn đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 Số tiền T(%) ỷ lệ Số tiền T(%) ỷ lệ TSLĐ 6.091.373 5.927.836 11.199.534 -163.537 -2,68 5.271.698 88,93 Vốn bằng tiền 4.368.848 1.700.017 1.272.306 -2.668.831 -61,09 -427.711 -25,16 ĐTTC ngắn hạn 0 5.000 0 5.000 -5.000 Khoản phải thu 1.200.238 3.170.615 8.927.052 1.970.376 164,17 5.756.438 181,56 Hàng tồn kho 408.287 519.097 978.673 110.810 27,14 459.576 88,53 TSNH khác 114.000 533.108 21.503 419.108 367,64 -544.605 -95,97 TSCĐ 7.651.587 16.481.131 23.655.081 8.829.544 115,39 7.173.951 43,53 TSCĐ hữu hình 6.485.085 12.076.831 20.414.332 5.591.746 86,22 8.337.501 69,04 TSCĐ vô hình 864.000 874.450 915.790 10.450 1,21 41.340 4,73 ĐTTC dài hạn 0 2.960.000 2.324.960 2.960.000 -635.040 -21,45 Tổng TS 13.742.960 22.408.967 34.854.616 8.666.007 63,06 12.445.649 55,54 Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ Chú thích: TSLĐ: Tài sản lưu động ĐTTC: Đầu tư tài chính TSNH: Tài sản ngắn hạn TSCĐ: Tài sản cốđịnh TS: Tài sản

Tài sản công ty bao gồm hai loại là TSCĐ và TSLĐ. Phân tích sự biến động tài sản của công ty qua các năm nhằm hiểu rõ được nguyên nhân của sự thay đổi. Từđó

đánh giá được khả năng quản lý và phân bổ tài sản công ty qua các năm nhằm đề ra những giải pháp quản lý phù hợp.

Tài sản lưu động

TSLĐ của công ty chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng tài sản của công ty và biến động không liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2006, TSLĐ chiếm 44,32% cao nhất trong 3 năm. Đến năm 2007, TSLĐ đã giảm sút nhưng không đáng kể, giảm 2,68% so với năm 2006 nhưng tỷ trọng TSLĐ hiện chỉ còn 26,45% tổng tài sản công ty năm 2007. Tài sản công ty tăng rất cao, tỷ lệ tăng 63,06% với khoảng 8,6 tỷđồng. Song năm 2008, TSLĐ của công ty tăng vượt bậc khoảng 5,2 tỷđồng với tỷ lệ gia tăng là 88,93%. Lúc này TSLĐ chiếm tỷ trọng 32,13% tổng tài sản công ty. Nhìn chung ta thấy TSLĐ công ty luôn chiếm tỷ lệ thấp hơn so với TSCĐ. TSLĐ công ty được cấu thành từ 5 khoản mục chính, sự biến động của những khoản mục tài sản này trong 3 năm qua là nguyên nhân dẫn đến sự biến động TSLĐ công ty.

Vn bng tin: Vốn bằng tiền của công ty bao gồm những khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và các khoản tương đương tiền. Trong đó các khoản tương đương tiền là các khoản đầu tư ngắn hạn không quá 3 tháng, có khả năng chuyển đổi thành tiền từ ngày mua khoảng đầu tư đó tại thời điểm báo cáo. Vốn bằng tiền cao nhất là vào năm 2006, với hơn 4 tỷ đồng bao gồm tất cả là tiền mặt. Công ty có chính sách thu tiền từ khách hàng bằng chuyển khoản ngân hàng, không thu tiền mặt. Tiền mặt của công ty chỉ tăng lên vào cuối năm khi công ty cần tiền để thanh toán cuối kỳ hoạt động và sẽ rút từ ngân hàng. Sau khi thanh toán, tiền mặt còn lại sẽđược gửi lại ngân hàng vào đầu kỳ kinh doanh tiếp theo. Do đó sẽ có sự biến động ngược chiều nhau giữa tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Vốn bằng tiền của công ty giảm mạnh trong năm 2007 khoảng 2,6 tỷ đồng với tỷ lệ 61,09% so với năm 2006 và tiếp tục giảm xuống 25,16% trong năm 2008. Nguyên nhân là do công ty đã dùng tiền chi cho hoạt động trong năm nhưng chưa thu tiền bổ sung vào gia tăng vốn bằng tiền. Công ty hiện là thành viên của Việt Tiến, hoạt động kinh doanh của công ty chủ yếu là giao dịch hợp đồng gia công với Việt Tiến. Do đó công ty thường chỉ thu tiền từ Việt Tiến khi cần thiết chi tiêu, do đó vốn bằng tiền của công ty giảm xuống qua các năm.

Đầu tư tài chính ngn hn: Đây là khoản mục chỉ phát sinh vào năm 2007 với 5 triệu đồng do đây là năm công ty mua công trái công đoàn bắt buộc và đến thời hạn chuyển sang ngắn hạn. Ngoài ra công ty không có khoản đầu tư tài chính ngắn hạn nào khác.

Khon phi thu: Khoản phải thu của công ty phần lớn là phải thu từ khách hàng gia công mà chủ yếu là công ty Việt Tiến. Đây là những khoản thu do gia công hàng hóa và thanh lý tài sản hay hàng hóa tiết kiệm. Năm 2006, khoản phải thu của khách hàng là 1,2 tỷđồng, đến năm 2007 khoản mục này tăng mạnh gần 2 tỷđồng, gấp 1,6 lần so với năm 2006. Tiếp tục đến năm 2008, khoản phải thu lại tiếp tục tăng thêm gần 5,8 tỷđồng, gấp 1,8 lần so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng khoản phải thu của công ty với tỷ lệ rất cao là do công ty chưa có nhu cầu thu tiền từ Việt Tiến. Công ty chỉ thu tiền khi cần thanh toán và thường là vào cuối năm kinh doanh. Do đó với sản lượng hàng hóa giao dịch ngày càng nhiều thì khoản phải thu của công ty sẽ càng tăng lên.

Hàng tn kho: Bao gồm thành phẩm, nguyên vật liệu, nguyên phụ liệu như giấy, sơđồ, carbon, băng keo, dây đai, nhãn, thẻ bìa, lưng,…trong đó chủ yếu là thành phẩm chờ xuất. Hàng tồn kho của công ty được tính theo giá gốc gồm giá mua, các loại thuế không được hoàn lại, chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản trong quá trình mua

hàng và chi phí khác có liên quan trực tiếp được tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Công ty dùng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Đối với hàng tồn kho là thành phẩm chờ xuất, công ty tổng kết lưu kho cuối mỗi năm tài chính và sẽ được công ty xuất giao cho khách hàng vào những tháng đầu của năm tài chính tiếp theo. Do đó lượng hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng rất thấp trong TSLĐ của công ty. Cụ thể là hàng tồn kho dao động từ 6,7% trong năm 2006 đến 8,8% trong năm 2007 và 2008. Hàng tồn kho của công ty có sự biến động tăng liên tục qua 3 năm, năm 2007 hàng tồn kho tăng 27,14% so với năm 2006. Sang năm 2008, tỷ lệ gia tăng đã vào khoảng 88,53% so với năm 2007. Với số lượng hàng hóa sản xuất và tiêu thụ ngày càng tăng thì hiện tượng hàng tồn kho tăng cũng là tất yếu. Bên cạnh đó công ty cũng có khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho là số chênh lệch giữa giá gốc hàng hóa so với giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho, nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự biến động giá trên thị trường.

Tài sn ngn hn khác: bao gồm những khoản như phí trả trước ngắn hạn, thuế GTGT được khấu trừ, tạm ứng,… Trong đó chi phí trả trước là chi phí chỉ liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh năm tài chính hiện tại và được tính vào chi phí sản xuất trong năm. Năm 2006, chỉ tiêu này chỉ có 114 triệu đồng tất cả là tài sản ngắn hạn, nhưng đến năm 2007 chỉ tiêu này tăng mạnh gấp 3,7 lần so với năm 2006. Nguyên nhân là trong năm 2007, công ty đã đầu tư xây dựng nhà xưởng nên thuế GTGT đầu vào nhiều hơn thuế GTGT đầu ra, do đó công ty đã được khấu trừ rất lớn chiếm gần 90% tổng tài sản ngắn hạn với gần 479 triệu đồng. Bên cạnh đó năm 2007, công ty đã phát sinh những khoản tạm ứng và phí trả trước. Điều đó làm cho tài sản ngắn hạn khác của công ty tăng đáng kể. Đến năm 2008, khoản mục này giảm xuống 95,97% so với năm 2007 do công ty không còn phát sinh thuế GTGT khấu trừ, đồng thời công ty cũng đã cắt giảm bớt chi phí trả trước và tạm ứng công tác cho nhân viên.

Tài sản cốđịnh

Tài sản cố định của công ty được xác định gồm giá gốc và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào hoạt động như dự kiến, công ty đã áp dụng phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản. TSCĐ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản công ty, cao nhất là 73,55% trong năm 2007 với khoảng 16,5 tỷ đồng, tăng gấp 1,15 lần so với năm 2006 chỉ có 7,7 tỷ đồng với tỷ trọng 55,68%. Năm 2007, công ty đã tiến hành xây dựng cơ bản cơ sở hạ tầng cho khu nhà xưởng mới, do đó đã làm TSCĐ của công ty tăng đáng kể với tỷ lệ 76,71% so với năm 2006. Bên cạnh đó các khoản đầu tư tài chính dài hạn của công ty cũng phát sinh trong năm 2007 do đầu tư vào công ty liên doanh liên kết với gần 3 tỷđồng.

Khoản đầu tư vào công ty liên kết được ghi nhận theo giá gốc, lợi nhuận và cổ tức được chia từ khoản đầu tưđược ghi nhận vào doanh thu hoạt động tài chính. Các khoản khác nhận được từ công ty liên kết ngoài cổ tức và lợi nhuận được chia được coi là phần thu hồi của các khoản đầu tư và được ghi nhận giảm giá gốc khoản đầu tư. Do đó đầu tư tài chính dài hạn năm 2008 đã giảm sút so với năm 2007 do giá trị vốn đầu tưđã được xác định lại.

Đến năm 2008, TSCĐ của công ty lại tiếp tục tăng hơn 7 tỷđồng với tỷ lệ 43,53% so với năm 2007. Nguyên nhân là do trong năm TSCĐ hữu hình và vô hình của công ty đã có sự gia tăng rất lớn với tỷ lệ 57,75% so với năm 2007. Trong khi đó đầu tư tài chính dài hạn của công ty lại giảm 21,45% đã làm giảm tỷ lệ gia tăng tài sản cốđịnh của công ty nhưng vẫn còn rất cao. Năm 2008, công ty đã tiến hành mua thêm máy móc

thiết bị nhằm trang bị cho khu nhà xưởng mới đưa vào hoạt động, do đó TSCĐ của công ty đã tăng lên rất nhiều.

4.1.1.2. Phân tích biến động nguồn vốn công ty giai đoạn 2006-2008 Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn vốn công ty từ 2006-2008 Bảng 4.2. Cơ cấu nguồn vốn công ty từ 2006-2008 ĐVT: Nghìn đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) NPT 2.924.300 12.442.336 21.784.486 9.518.028 235,48 9.342.159 75,08 NNH 2.924.300 11.628.076 20.970.226 8.703.768 297,64 9.342.159 80.34 NDH 0 814.260 814.260 814.260 0 Vốn CSH 10.818.660 9.966.235 13.070.130 -852.030 -7,88 3.103.510 31,14 Tổng NV 13.742.960 22.480.967 34.854.616 8.660.007 63,06 12.445.649 55,54 Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ Chú thích: NPT: Nợ phải trả NNH: Nợ ngắn hạn NDH: Nợ dài hạn CSH: Chủ sở hữu NV: Nguồn vốn

Phân tích sự biến động nguồn vốn công ty nhằm xác định sự biến động các yếu tố cấu thành nguồn vốn. Từ đó đánh giá được quá trình huy động vốn của công ty có đảm bảo được yêu cầu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh hay không. Xét trên tổng thể ta thấy tài sản và nguồn vốn công ty luôn có sự cân bằng nhau theo mỗi giai đoạn. Nghĩa là khi tài sản công ty gia tăng cũng đồng nghĩa với việc nguồn vốn hoạt động của công ty cũng tăng với tỷ lệ tương ứng. Khi đó sự biến động nguồn vốn sẽ giống tuyệt đối sự biến động tài sản công ty. Tuy nhiên nguồn vốn được cấu thành từ những nhân tố khác biệt hoàn toàn so với tài sản. Do đó sự biến động nguồn vốn công ty cũng bắt nguồn từ những nguyên nhân khác biệt mà cụ thể là do sự biến động nợ phải trả và vốn chủ sỡ hữu công ty.

Nợ phải trả

Nợ phải trả của công ty trong 3 năm qua tăng liên tục với tỷ lệ rất cao. Cụ thể năm 2006, nợ phải trả của công ty chỉ vào khoản gần 3 tỷđồng và tất cảđều là nợ ngắn hạn. Trong đó hai khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất là phải trả người bán và trả lương công nhân viên. Khoản phải trả của công ty là các khoản chi phí thực tế chưa phát sinh nhưng được trích trước vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ trên cơ sởđảm bảo nguyên tắc phối hợp giữa doanh thu và chi phí. Khi các chi phí được phát sinh, nếu có chênh lệch với sốđã trích, kế toán sẽ tiến hành ghi bổ sung hoặc ghi giảm chi phí tương ứng với phần chênh lệch.

Năm 2007, nợ phải trả của công ty tăng khoảng 9,5 tỷđồng, gấp 3,3 lần so với năm 2006. Trong năm 2007, công ty đã phát sinh khoản người mua trả trước cho công ty với giá trị 5 tỷđồng, đây là khoản tiền công ty Việt Tiến ứng trước để công ty xây dựng bổ

sung mới dây chuyền sản xuất. Do đó đã làm nợ ngắn hạn của công ty tăng mạnh. Bên cạnh đó chi phí nhân công, chi phí phải trả khác của công ty cùng với khoản vay dài hạn cũng gia tăng, góp phần làm tăng nợ ngắn hạn của công ty. Tuy nhiên trong năm công ty cũng đã trả hết khoản vay ngắn hạn từ ngân hàng để làm giảm chi phí lãi suất phải trả.

Năm 2008, nợ phải trả của công ty tăng 80,34% với hơn 9,3 tỷ đồng là khoản nợ ngắn hạn. Nguyên nhân là công ty đã sai lầm trong việc sử dụng vốn ngắn hạn đểđầu tư cho dài hạn nên đã làm khoản vay ngắn hạn của công ty tăng lên gần 6 tỷđồng, trong đó công ty có 1 tỷ đồng vay từ Việt Tiến không có lãi suất. Từ năm 2008 trở đi, công ty Việt Hồng đã được ưu đãi vay vốn từ các đơn vị thành viên của công ty Việt Tiến với mức lãi suất thấp hơn so với ngân hàng khi có nhu cầu bổ sung vốn hoạt động kinh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH May xuất khẩu Việt Nam (Trang 34)