Tỷ số thanh toán nhanh

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH May xuất khẩu Việt Nam (Trang 46)

Biểu đồ 4.3. Tỷ số thanh toán nhanh

0 0,5 1 1,5 2 2,5 2006 2007 2008

Nhìn vào bảng ta thấy năm 2006, công ty có 193% tài sản có tính thanh khoản cho mỗi đồng nợđến hạn. Với tỷ số này, công ty hoàn toàn đảm bảo được khả năng chi trảđối với các khoản nợ ngắn hạn dù hàng tồn kho của công ty có rơi vào tình trạng tồn đọng.

Tuy nhiên tỷ số này giảm mạnh trong năm 2007 và 2008, tỷ số này chỉ đạt dưới 50%, điều đó cho thấy sự biến động khả năng thanh toán nhanh của công ty theo hướng tương đồng với khả năng thanh toán hiện hành. Nguyên nhân là do hàng tồn kho chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tài sản lưu động của công ty, cụ thể năm 2006, hàng tồn kho chỉ chiếm 7,38%, đến năm 2007 tỷ trọng này tăng lên 9,47% nhưng năm 2008 lại giảm xuống còn 8,79%. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là thành phẩm chờ xuất bán,

lượng hàng tồn kho cuối mỗi năm sẽ được xuất giao cho khách hàng vào tháng 1 và tháng 2 năm sau. Điều đó cho thấy hiện tượng hàng tồn kho bị tồn đọng gần như ít xảy ra tại công ty. Qua đó cho thấy công ty đã kiểm soát tốt hàng tồn kho phát sinh hằng năm. Từđó dẫn đến sự biến động của tỷ số thanh toán nhanh phụ thuộc rất lớn vào sự thay đổi của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn của công ty.

Qua phân tích về nhóm tỷ số thanh toán ta thấy khả năng đảm bảo thanh toán của công ty đối với các khoản nợđến hạn là chưa tốt, do nợ tăng nhanh trong khi tài sản tăng chậm hơn. Từđó công ty nên quan tâm để có chính sách hợp lý nhằm giảm khoản nợ ngắn hạn của công ty, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty khi đến hạn.

4.2.2. Nhóm các t s hot động Bảng 4.7. Nhóm các tỷ số hoạt động ĐVT: Nghìn đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 Số tiền T(%) ỷ lệ Số tiền T(%) ỷ lệ Doanh thu thuần 14.263.840 20.287.442 32.109.105 6.023.602 42,23 11.821.663 158,27 TSCĐ 7.651.587 13.521.131 21.330.122 5.869.544 76,71 7.808.991 57,75 KPT 1.200.238 3.170.615 8.927.052 1.970.377 164,17 5.756.437 181,56 Hàng tồn kho 449.775 561.141 984.428 111.366 24,76 423.287 75,43 Tổng tài sản 13.742.960 22.408.967 34.854.616 8.666.007 63,06 12.445.649 155,54 Hiệu suất sử dụng tài sản 1,04 0,91 0,92 Hiệu suất sử dụng TSCĐ 1,86 1,5 1,51 Kỳ thu tiền bình quân 30,29 56,26 100,09 Vòng quay KPT 11,89 6,4 3,6 Vòng quay HTK 31,71 36,15 32,62 Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ Chú thích: TSCĐ: Tài sản cốđịnh KPT: Khoản phải thu HTK: Hàng tồn kho

4.2.2.1. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Biểu đồ 4.4. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 0,8 0,85 0,9 0,95 1 1,05 2006 2007 2008

Trong năm 2006, với 1 đồng tài sản của công ty tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra được 1,04 đồng doanh thu cho công ty. Điều đó cho thấy công ty đã sử dụng có hiệu quả tài sản trong việc tạo ra doanh thu. Tuy nhiên chỉ số này chưa cao cho thấy công ty đã hoạt động chưa hết công suất hiện có.

Năm 2007, chỉ số này chỉ còn 0,91 chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản của công ty đang có sự giảm sút khoảng 12,5% so với năm 2006. Hiện tại 1 đồng tài sản tham gia sản xuất chỉ tạo ra 0,91 đồng doanh thu công ty. Mặc dù doanh thu của công ty tăng rất nhiều trong năm 2007 khoảng 6 tỷđồng, đạt tỷ lệ 42,23% nhưng hiệu suất sử dụng tài sản vẫn giảm do sựđầu tư rất lớn của công ty vào việc gia tăng tài sản. Cụ thể tài sản công ty đã tăng lên hơn 8,5 tỷ với tỷ lệ 63,06% so với năm 2006, cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ tăng doanh thu của công ty. Sự gia tăng mạnh về tài sản là do công ty đã tăng cường đầu tư lớn vào tài sản cố định, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển thêm xưởng may mới với gần 6 tỷđồng nhưng chưa đưa vào hoạt động tạo ra doanh thu cho công ty. Từđó dẫn đến tình trạng hiệu quả sử dụng tài sản giảm xuống.

Đến năm 2008, chỉ số này gần như không thay đổi so với năm 2007, với 1 đồng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh công ty đã tạo ra được 0,92 đồng doanh thu. Nguyên nhân của sự biến động thấp này là do doanh thu của công ty trong năm gia tăng tương đương với tỷ lệ tăng tài sản bình quân tăng trên 55% so với năm 2007. Doanh thu công ty tăng mạnh liên tục qua các năm chủ yếu là từ hoạt động tiêu thụ nội địa của công ty. Với đối tượng khách hàng nội địa, công ty đã thực hiện chính sách gia hạn thanh toán cho khách hàng để tạo quan hệ hợp tác lâu dài. Cụ thể đối với Việt Tiến, công ty thường không thu tiền ngay sau mỗi đợt giao hàng mà công ty chỉ thu tiền khi cần chi tiêu trong năm. Từ đó làm tăng khoản phải thu của công ty rất lớn dẫn đến gia tăng tài sản công ty. Bên cạnh đó việc tiếp tục đầu tư vào tài sản cốđịnh hữu hình hơn 8 tỷđồng của công ty để trang bị máy móc thiết bị cho nhà xưởng mới đưa vào hoạt động. Đó là nguyên nhân chính làm cho tài sản công ty tăng lên đáng kể.

Nhìn chung 3 năm qua công ty đã sử dụng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh để tạo doanh thu có hiệu quả nhưng chưa cao. Công ty đã sử dụng chưa hết công suất hiện có của tài sản đầu tư. Do đó công ty cần xem xét khai thác hết công suất hiện có của tài sản để gia tăng hơn nữa hiệu suất sử dụng tài sản của công ty, nâng cao năng suất lao động, gia tăng doanh số, mở rộng hoạt động để hạn chế việc phải tốn thêm chi phí đểđầu tư.

4.2.2.2. Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh

Biểu đồ 4.5. Hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh

1 10

2006 2007 2008

Với chỉ số năm 2006 là 1,86 cho thấy 1 đồng tài sản cốđịnh của công ty đã tạo ra được 1,86 đồng doanh thu qua quá trình sử dụng. Chỉ số này chứng tỏ công ty đã sử dụng có hiệu quả tài sản cốđịnh để tạo ra doanh thu. Tuy nhiên chỉ số này đã có sự biến động trong năm 2007-2008 chỉ còn 1,5. Điều đó cho thấy trong hai năm sau, hiệu suất đã giảm xuống tương đối, lúc này 1 đồng tài sản cố định tham gia hoạt động chỉ tạo ra được 1,5 đồng doanh thu cho công ty.

Nguyên nhân là do sự gia tăng đầu tư vào tài sản cốđịnh của công ty mà chủ yếu là tài sản cốđịnh hữu hình trong 3 năm qua đạt tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ gia tăng doanh thu của công ty qua các năm. Trong giai đoạn này công ty đã dần thu hẹp hoạt động xuất khẩu và chỉ tập trung vào hoạt động tiêu thụ nội địa do quy mô sản xuất còn hạn chế. Do đó phải tăng cường đầu tư thêm vào tài sản cốđịnh để tăng công suất hoạt động đáp ứng nhu cầu trong nước, nhưng công ty vẫn chưa hoạt động hết công suất hiện có của tài sản cốđịnh đầu tư.

Mặc dù hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh của công ty có sự biến động giảm trong các năm qua nhưng nhìn chung công ty đã sử dụng có hiệu quả tài sản cốđịnh của mình trong việc tạo ra doanh thu. Tuy nhiên chỉ số này chưa quá cao vì công ty vẫn chưa hoạt động hết công suất. Công ty nên khai thác tốt hơn công suất của tài sản cố định giúp nâng cao hơn nữa hiệu suất sử dụng tài sản cốđịnh của công ty.

4.2.2.3. Kỳ thu tiền bình quân Biểu đồ 4.6. Kỳ thu tiền bình quân 0 20 40 60 80 100 120 2006 2007 2008 Vòng quay KPT Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân của công ty trong năm 2006 là 30,29 ngày, nghĩa là bình quân 30,29 ngày công ty mới thu hồi được nợ từ khách hàng. Hay trong năm 2006, các khoản phải thu của công ty luân chuyển 11,89 lần. Tỷ số này không quá cao và khá hợp lý của kỳ thu tiền, điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là tốt, vốn hoạt động của công ty không bị chiếm dụng nhiều, công ty có thểđảm bảo thu hồi vốn hoạt động kinh doanh bình quân mỗi tháng. Điều đó có lợi cho cả công ty và khách hàng vì khách hàng có thể thanh toán chậm trong tháng. Từ đó tăng sức cạnh tranh và thu hút được khách hàng, làm tăng doanh thu công ty.

Với kỳ thu tiền bình quân 56,26 ngày trong năm 2007 cho thấy công ty đã hoạt động kém hiệu quả hơn so với năm 2006 do vốn của công ty bị chiếm dụng nhiều, khoản phải thu của khách hàng tăng lên, từ đó làm giảm số vòng quay khoản phải thu xuống còn 6,4 lần trong năm. Tuy nhiên điều này lại làm tăng tính cạnh tranh của công ty về chính sách cho khách hàng nợ với thời hạn dài hơn. Công ty đã gia tăng được doanh số hàng bán làm tăng doanh thu của công ty lên 42,23% so với năm 2006.

Một sự biến động rất lớn về tỷ số này trong năm 2008 khi kỳ thu tiền bình quân tăng lên đến 100,09 ngày sau khi bán hàng công ty mới thu hồi được nợ. Điều đó đã dẫn đến vòng quay khoản phải thu chỉ còn 3,6 lần trong năm. Nguyên nhân là do khoản phải thu của công ty từ khách hàng mua hàng trực tiếp tăng đáng kể trong năm 2008, cụ thể tăng gần 6 tỷđồng với tỷ lệ 181,56% so với năm 2007. Do chỉ tập trung vào thị trường nội địa nên công ty đã gia tăng chính sách bán chịu để thu hút khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh làm gia tăng doanh thu.

Sự biến động liên tục theo xu hướng tăng cao kỳ thu tiền bình quân đã cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm dần do vốn bị chiếm dụng ngày càng nhiều, thời gian thu hồi nợ càng lâu. Ngoài ra công ty nên xem xét kỹ từng khoản phải thu để phát hiện những khoản nợđã quá hạn để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế những rủi ro do nợ khó đòi làm chậm tiến độ thu hồi vốn hoạt động của công ty.

4.2.2.4. Vòng quay hàng tồn kho Biểu đồ 4.7. Vòng quay hàng tồn kho 29 30 31 32 33 34 35 36 37 2006 2007 2008

Bảng số liệu trên cho thấy trong năm 2006, hàng tồn kho của công ty luân chuyển 31,71 vòng có nghĩa là trung bình khoảng 11 ngày một vòng. Tỷ số này cho thấy hàng tồn kho của công ty luân chuyển khá nhanh. Với sản phẩm là hàng may mặc thì vòng quay hàng tồn kho không nên quá lâu vì nếu điều kiện nhiệt độ bảo quản không tốt, hàng hoá có thể bị nổi nấm mốc hoặc có mùi khó chịu làm giảm chất lượng hàng hoá. Từđó cho thấy chỉ số về vòng quay hàng tồn kho hiện tại của công ty là khá tốt.

Đến năm 2007, chỉ số này đã có sự gia tăng nhưng không nhiều, khoảng 4,44% so với năm 2007 đạt 36,15 vòng một năm, nghĩa là trung bình khoảng 10 ngày quay một vòng. Do doanh thu gia tăng với tỷ lệ cao 42,23% trong khi hàng tồn kho chỉ tăng 24,76% so với năm 2006. Đến năm 2008 thì chỉ số này lại giảm xuống chỉ còn 32,62 vòng tương đương với năm 2006. Nguyên nhân là do doanh thu tăng với tỷ lệ thấp hơn so với hàng tồn kho.

Nhìn chung qua 3 năm, vòng quay hàng tồn kho của công ty có sự biến động không liên tục, tăng lên trong năm 2007 nhưng lại giảm xuống trong năm 2008, nhưng chỉ số thay đổi không nhiều giữa các năm. Với mức vòng quay hàng tồn kho bình quân của công ty là khá phù hợp và công ty đã duy trì được tốc độ vòng quay. Điều đó cho thấy công ty đã quản lý tốt hàng tồn kho. 4.2.3. Nhóm các t s v cơ cu tài chính Bảng 4.8. Nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính ĐVT: Nghìn đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 Số tiền T(%) ỷ lệ Số tiền T(%) ỷ lệ Tổng nợ 2.924.300 12.442.336 21.784.486 9.518.036 325,48 9.342.150 75,08 Tổng tài sản 13.742.960 22.408.967 34.854.616 8.666.007 63,06 12.445.649 55,54 Vốn cốđịnh 7.651.587 16.481.131 23.655.082 8.829.544 115,39 7.173.951 43,53 Nợ dài hạn 0 814.260 814.260 814.260 0 Lợi nhuận thuần -124.301 2.278.749 4.476.781 2.403.050 1933,25 2.198.032 96,46 Lãi vay 95.873 972 183.058 -94.901 -98,99 182.086 18733,13 Tỷ số nợ (%) 21,28 55,52 62,50 Tỷ số nợ dài hạn (%) 2024,06 2905,10 Thanh toán lãi vay (lần) 1,3 2344,39 24,46 Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ 4.2.3.1. Tỷ số nợ so với tổng tài sản Biểu đồ 4.8. Tỷ số nợ so với tổng tài sản 0 10 20 30 40 50 60 70 2006 2007 2008

Năm 2006, công ty có 21,28% tài sản được tài trợ bởi vốn vay và các khoản nợ phải trả khác. Điều đó cho thấy công ty đã hoạt động có hiệu quả, tỷ lệ vốn vay trong tổng số vốn của công ty tương đối thấp, giảm khó khăn trong việc thanh toán.

Tuy nhiên năm 2007, tỷ số này tăng rất nhanh, cao hơn khoảng 1,5 lần so với năm 2006, chiếm 55,52% từ nguồn vốn vay. Tỷ số này liên tục gia tăng trong năm 2008 với 62,5%, điều đó cho thấy tình hình vay nợ của công ty đang có sự thay đổi rất lớn. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng liên tục tỷ số nợ qua các năm và chiếm tỷ lệ cao là do sự tăng mạnh trong các khoản nợ của công ty trong khi tài sản lại tăng với tỷ lệ thấp hơn.

Trong năm 2007, nợ của công ty tăng hơn gấp 3 lần so với năm 2006 nhưng tài sản chỉ tăng 63,06%, do đó đã làm cho tỷ số này tăng đáng kể. Đến năm 2008 thì tốc độ gia tăng giữa nợ và tài sản công ty gần như tương đương nhau dẫn đến sự biến động không nhiều của tỷ số nợ nhưng vẫn không thấp hơn so với năm 2007. Sự gia tăng vượt bậc nợ của công ty chủ yếu là do khoản vay ngắn hạn tăng và khách hàng mà cụ thể là Việt Tiến đã ứng trước tiền cho công ty xây dựng bổ sung mới nhà xưởng.

Xét về khả năng thanh toán của công ty ta đã thấy được khả năng đảm bảo thanh toán nợđến hạn từ tài sản lưu động của công ty chưa cao, nhưng tỷ số nợ trong tổng tài sản của công ty lại quá cao vượt mức trung bình, điều đó có thể gây khó khăn cho công ty, làm cho chủ nợ không an tâm và giảm sự tin tưởng vào công ty. Công ty nên xem xét và có biện pháp để nâng cao khả năng đảm bảo thanh toán cho khách hàng.

4.2.3.2. Tỷ sốđảm bảo nợ dài hạn Biểu đồ 4.9. Tỷ sốđảm bảo nợ dài hạn 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2006 2007 2008

Nợ dài hạn của công ty chỉ có thểđược đảm bảo bằng nguồn vốn cốđịnh vì đây chính là tài sản dài hạn tham gia vào hoạt động kinh doanh. Năm 2006, công ty không có khoản vay dài hạn, do đó tỷ sốđảm bảo nợ dài hạn của công ty là tuyệt đối lớn. Đến năm 2007, công ty đã phát sinh thêm khoản vay dài hạn và khoản vay này không thay đổi trong năm 2008.

Tuy nhiên giá trị khoản nợ dài hạn rất nhỏ so với vốn cố định công ty nên tỷ số đảm bảo nợ dài hạn của công ty là rất cao với 2024,06% trong năm 2007 và tăng lên 2905,1% trong năm 2008. Điều đó cho thấy khả năng đảm bảo nợ dài hạn của công ty là rất tốt và tăng mỗi năm do vốn cốđịnh gia tăng nhưng nợ dài hạn không thay đổi. Từđó đã tạo niềm tin cho các chủ nợ, tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong việc vay vốn mở rộng hoạt động kinh doanh khi cần thiết.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty TNHH May xuất khẩu Việt Nam (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)