Biểu đồ 4.10. Khả năng thanh toán lãi vay
0 500 1000 1500 2000 2500 2006 2007 2008
Trong năm 2006, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty đạt giá trị âm, nghĩa là công ty không thu được lãi từ hoạt động kinh doanh hàng hoá. Do đó công ty hoàn toàn không có khả năng thanh toán lãi vay từ lợi nhuận thuần mà phần lãi vay được thanh toán từ lợi nhuận khác của công ty như doanh thu bán hàng nội bộ.
Đến năm 2007 thì lợi nhuận thuần của công ty tăng rất mạnh gần 2 tỷ đồng nhưng lãi vay của công ty giảm xuống còn rất thấp, chỉ còn khoảng 1% so với năm 2006. Tuy nhiên năm 2007, công ty đã phải trả hết phần vốn gốc của khoản vay ngắn hạn trong những tháng đầu của năm tài chính, đến cuối kỳ chi phí lãi vay của công ty còn rất thấp, công ty không còn khoản vay ngắn hạn. Do đó khả năng thanh toán lãi vay của công ty là rất lớn đến 2344,39 lần. Tuy nhiên chỉ số này lại giảm mạnh trong năm 2008 chỉ còn 24,46 lần do công ty đã vay gần 6 tỷ đồng làm cho lãi vay tăng lên rất nhiều so với năm 2007 trong khi lợi nhuận thuần tăng chậm hơn. Mặc dù có sự giảm mạnh về khả năng thanh toán lãi vay nhưng với chỉ số hiện tại là 24,46 lần đã cho thấy khả năng đảm bảo lãi vay bằng lợi nhuận thuần của công ty là rất tốt, chủ nợ hoàn toàn yên tâm và tin tưởng vào công ty.
4.2.3. Nhóm các tỷ số doanh lợi Bảng 4.9. Nhóm tỷ số doanh lợi ĐVT: Nghìn đồng Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Lãi gộp 3.616.373 7.504.063 10.971.949 3.887.690 107,50 3.467.886 46,21 Lợi nhuận thuần -124.301 2.278.749 4.476.781 2.403.050 - 1933,25 2.198.032 96,46 Lãi ròng 189.299 1.730.128 4.461.732 1.540.829 813,97 2.731.604 157,88 Doanh thu thuần 14.263.840 20.287.442 32.109.105 6.023.602 42,23 11.821.663 58,27 Tổng tài sản 13.742.960 22.408.967 34.854.616 8.666.007 63,06 12.445.649 55,54 Tỷ suất lãi gộp (%) 25,35 36,99 34,17 Tỷ suất LNHĐ(%) -0,87 11,23 13,94 Tỷ suất lãi ròng (%) 1,33 8,53 13,90 ROA (%) 1,38 7,72 12,80 Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ Chú thích: LNHĐ: Lợi nhuận hoạt động 4.2.4.1. Lợi nhuận biên Tỷ suất lãi gộp Biểu đồ 4.11. Tỷ suất lãi gộp 0 5 10 15 20 25 30 35 40 2006 2007 2008
Năm 2006, tỷ suất lãi gộp là 25,35%, nghĩa là khi công ty thu vềđược 100 đồng doanh thu, công ty đã tạo ra được 25,35 đồng lãi gộp. Tỷ lệ này chưa cao nhưng có thể nói là khá tốt, cho thấy công ty có giá vốn tương đối thấp trong sản xuất do công ty được đảm bảo ổn định về nguồn cung cấp và có biện pháp kiểm soát chi phí sản xuất hiệu quả.
Tỷ số này tiếp tục tăng cao trong năm 2007 là 36,99% với tỷ lệ tăng 45,89%. Nguyên nhân là do giá vốn sản xuất tăng 20,06% thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng doanh thu thuần đến 12,23%. Do đó làm cho lãi gộp tăng mạnh với tỷ lệ 107,5%. Năm 2007, công ty đã gia tăng về sản lượng hàng hoá tiêu thụ, nhờđó công ty đã giảm được giá vốn hàng hoá do đạt lợi thế về quy mô. Đến năm 2008, tỷ suất này giảm xuống nhưng không đáng kể do giá vốn tăng cao nhưng doanh thu thuần cũng tăng theo. Từđó tỷ suất lãi gộp không có sự biến động nhiều.
Nhìn chung qua 3 năm, tỷ suất lãi gộp của công ty là khá tốt và biến động theo xu hướng tăng lên. Điều đó cho thấy công ty có mức độ an toàn trong kinh doanh và có khả năng phản ứng trong tình trạng gia tăng chi phí xảy ra. Bên cạnh đó sự gia tăng về tỷ suất lãi gộp sẽ góp phần làm gia tăng lợi nhuận, giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động Biểu đồ 4.12. Tỷ suất lợi nhuận họat động -2 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2006 2007 2008
Nhìn vào tỷ suất lợi nhuận hoạt động của công ty trong năm 2006 ta thấy tỷ suất này đạt giá trị âm 0,87% do công ty không thu về được lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh mà còn bị thâm hụt. Nguyên nhân là do chi phí bán hàng và chi phí quản lý của công ty quá cao. Do đó, mặc dù tỷ suất lãi gộp của công ty đạt tỷ lệ khá cao nhưng cũng không thể bù đắp được hai khoản chi phí này. Từđó dẫn đến tình trạng bị lỗ của công ty trong lĩnh vực hoạt động chính là sản xuất và tiêu thụ hàng may mặc.
Năm 2007, tỷ số này tăng lên 11,23% cao hơn rất nhiều so với năm 2006. Do lợi nhuận thuần trong năm tăng với tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với doanh thu thuần. Không chỉ bù đắp phần thâm hụt lợi nhuận trong năm 2006 mà công ty còn thu về một khoản lợi nhuận thuần khá lớn gần 2 tỷ đồng. Trong năm 2007, công ty đã quản lý tốt những khoản mục chi phí ngoài sản xuất như chi phí bán hàng và chi phí quản lý. Trong khi sản lượng tiêu thụ tăng mạnh làm doanh thu tăng đáng kể với tỷ lệ 42,23% thì công ty lại có thể cắt giảm chi phí bán hàng xuống mặc dù không nhiều, giảm khoảng 23,14% so với năm 2006. Bên cạnh đó chi phí quản lý lại tăng rất cao đến 58,67%. Tuy nhiên xét về mặt giá trị thì sự chênh lệch tăng của doanh thu hoàn toàn có thể bù đắp được phần tăng thêm về chi phí quản lý đểđảm bảo thu về một khoản lợi nhuận thuần khá lớn cho công ty.
Đến năm 2008, tỷ suất này tiếp tục tăng đạt 13,94%, tăng khoản 24,13% so với năm 2007 do lợi nhuận thuần tăng nhanh hơn so với doanh thu của công ty. Mặc dù chi phí bán hàng của công ty tăng cao gấp 3,22 lần năm 2007 do sản lượng tiêu thụ ngày
càng tăng nhưng chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí ngoài sản xuất, chỉ khoảng 10%. Do đó sự gia tăng trong chi phí bán hàng không ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận thuần của công ty. Bên cạnh đó năm 2008, công ty đã quản lý tốt về chi phí quản lý, cụ thể là chi phí này chỉ tăng khoảng 5%. Việc quản lý tốt chi phí ngoài sản xuất đã trực tiếp góp phần làm tăng lợi nhuận thuần của công ty.
Nhìn chung về tỷ suất lợi nhuận hoạt động ta thấy công ty đã quản lý tốt các khoản mục chi phí hoạt động. Tỷ suất này gia tăng liên tục với tỷ lệ tăng cao qua các năm. Về chi phí sản xuất, công ty đã cắt giảm đến mức có thể làm cho tỷ suất lãi gộp tăng cao. Cùng với việc quản lý chặt chẽ chi phí bán hàng và chi phí quản lý đã giúp cho lợi nhuận thuần của công ty tăng mạnh, đạt tỷ lệ khá cao. Điều đó cho thấy công ty ngày càng đi đúng hưóng với ngành nghề kinh doanh cốt lõi là kinh doanh hàng may mặc. Tỷ suất lãi ròng Biểu đồ 4.13. Tỷ suất lãi ròng 0 2 4 6 8 10 12 14 16 2006 2007 2008
Năm 2006, tỷ suất lãi ròng chỉđạt 1,33%, nghĩa là khi công ty thu về 100 đồng doanh thu thì công ty đã tạo ra được 1,33 đồng lợi nhuận ròng. Mặc dù tỷ suất này rất thấp nhưng cũng cho thấy công ty hoạt động có lãi trong năm. Vì lợi nhuận ròng có sự đóng góp của lợi nhuận từ hoạt động khác, do đó khi xem xét đồng thời với tỷ suất lợi nhuận hoạt động thì tỷ suất lợi nhuận ròng tăng cao hơn. Điều đó cho thấy trong năm 2006, lợi nhuận ròng của công ty chủ yếu được đóng góp từ lợi nhuận hoạt động khác, cũng có nghĩa là sức cạnh tranh của công ty chưa tốt và công ty còn yếu trong lĩnh vực hoạt động chính.
Tuy nhiên, tỷ suất lãi ròng gia tăng khá nhiều trong năm 2007, đạt 8,53%, cao hơn rất nhiều so với năm 2006. Lúc này, công ty đã tạo ra được 8,53 đồng lợi nhuận ròng từ 100 đồng doanh thu có được của công ty. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng mạnh về tỷ suất lãi ròng là do lãi ròng của công ty tăng đáng kể trong năm 2007, nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu. Tuy nhiên nếu so với tỷ suất lợi nhuận hoạt động thì tỷ suất lãi ròng có sự giảm sút, điều đó chứng tỏ công ty đã phải dùng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để tài trợ cho phần lỗ từ hoạt động khác. Từ đó làm giảm lợi nhuận ròng nhưng tỷ lệ giảm không nhiều.
Đến năm 2008, tỷ suất này tiếp tục tăng lên, đạt 13,9% tăng lên 62,94% so với năm 2007. Công ty đã có lãi ở tất cả các hoạt động làm cho lãi ròng tăng lên, kéo theo tỷ suất lãi ròng cũng tăng so với tỷ suất lợi nhuận hoạt động. Với 100 đồng doanh thu công ty đã tạo ra được 13,9 đồng lợi nhuận ròng, tỷ suất này là tương đối tốt. Sự gia tăng liên
tục với tỷ lệ cao qua các năm cho thấy công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ công ty ngày càng nâng cao sức cạnh tranh xét trên tổng hợp tất cả hoạt động kinh doanh. Trong đó chủ yếu là dựa vào hoạt động kinh doanh chính là kinh doanh hàng may mặc và công ty đang đi đúng hướng với hoạt động kinh doanh hiện tại.
4.2.4.2. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Biểu đồ 4.14. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
0 2 4 6 8 10 12 14 2006 2007 2008
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty năm 2006 là 1,38%, nghĩa là với 100 đồng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh, công ty đã tạo ra được 1,38 đồng lợi nhuận ròng sau thuế. Điều đó cho thấy công ty đã sử dụng có hiệu quả tài sản khi tạo ra được lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nhưng hiệu quả này còn rất thấp. Đến năm 2007, tỷ suất này đạt 7,72%, tăng gấp 4,6 lần so với năm 2006, lúc này công ty đã thu về được 7,72 đồng lợi nhuận ròng khi đầu tư 100 đồng vào tài sản tham gia hoạt động kinh doanh. Trong năm công ty đã tăng lượng tiền đầu tư vào tài sản rất lớn mà chủ yếu là đầu tư vào tài sản cốđịnh với số tiền gần 6 tỷđồng trong tổng tiền đầu tư vào tài sản là 8,6 tỷ để xây dựng thêm nhà xưởng mới. Mặc dù tài sản tăng mạnh nhưng lợi nhuận ròng thu được cũng tăng nhanh không kém và tăng với tốc độ cao hơn rất nhiều. Cụ thể là tài sản công ty tăng với tỷ lệ 63,06% nhưng lãi ròng lại tăng gấp hơn 8 lần so với 2006. Điều đó đã giúp tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty tăng lên cao hơn rất nhiều so với năm 2006.
Tiếp tục đến năm 2008, tỷ suất này lại tiếp tục gia tăng đạt 12,8%, nghĩa là với 100 đồng tài sản tham gia vào hoạt động kinh doanh, công ty đã tạo ra được 12,8 đồng lợi nhuận ròng, tăng 65,8% so với năm 2007. Trong năm 2008, công ty đã đầu tư lớn vào tài sản thông qua việc đầu tư vào dự án xây dựng nhà xưởng giai đoạn 2, đầu tư vào hoạt động mở rộng quy mô sản xuất để tăng công suất hoạt động, hướng đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất hàng xuất khẩu trong năm 2009. Hoạt động trên đã làm tài sản công ty tăng rất lớn với tỷ lệ 55,54% so với năm 2007. Bên cạnh đó việc gia tăng số lượng chuyền may trong năm 2007 và triển khai hoạt động trong năm 2008 đã làm tăng sản lượng hàng hoá, làm tăng lợi nhuận công ty lên gần 4,5 tỷ đồng với tỷ lệ 157,88% so với năm 2007. Do tỷ lệ tăng lợi nhuận ròng cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng tài sản nên tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty tăng cao.
Từ xu hướng tăng nhanh và liên tục của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản của công ty đã khẳng định công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả trong việc sử dụng tài sản tạo ra lợi nhuận cho công ty. Mặc dù tỷ số này chưa quá cao nhưng với tốc độ phát triển trong 3 năm qua cho thấy công ty đang trên đà phát triển và có khả năng nâng cao hơn nữa tỷ số trong giai đoạn tới, tăng hiệu quả hoạt động của công ty.
4.3. Phân tích tình hình hoạt động của công ty
4.3.1. Nguồn nguyên liệu đầu vào
Nguyên vật liệu dùng trong quá trình sản xuất sản phẩm đều được cung cấp từ khách hàng đặt gia công cùng với mẫu mã hàng hoá. Sau khi ký kết hợp đồng gia công, công ty sẽ nhận vải nguyên liệu và phụ liệu từđối tác để tiến hành sản xuất tạo thành phẩm và giao lại cho đối tác. Tuy nhiên cũng có một số phụ liệu đối tác không cung cấp, công ty sẽ tự mua và tính vào chi phí gia công của công ty.
Về số lượng nguyên vật liệu công ty nhận từđối tác thì được xác định theo định mức. Giữa công ty và khách hàng đặt gia công sẽ thỏa thuận định mức nguyên vật liệu cho lô hàng đặt gia công. Trên cơ sở đó khách hàng đặt gia công sẽ giao hàng với số lượng thực tế cao hơn 2% so với định mức. Đây là phần tiêu hao nguyên vật liệu cho công ty và đó cũng chính là phần doanh thu tiết kiệm của công ty nếu hàng hoá được sản xuất theo đúng định mức.
Điều đó cho thấy công ty luôn có nguồn nguyên liệu ổn định sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sản xuất mà không phải chịu sức ép từ nhà cung cấp. Bên cạnh đó thì công ty cũng không gặp phải khó khăn trước sự biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường hiện nay. 4.3.2. Sản lượng sản xuất Bảng 4.10. Sản lượng sản xuất của công ty từ 2006-2008 Đơn vị tính: Sản Phẩm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) A-Gia công 755.420 1.097.364 1.562.542 341.944 45,27 465.178 42,39 1. Áo sơ mi 347.846 0 0 -347.846 -100,00 0 2. Áo polo 146.064 0 0 -146.064 -100,00 0 3. Quần 0 597.163 1.155.266 597.163 558.103 93,46 4. Áo jacket 74.165 434.327 347.111 360.162 485,62 -87.216 -20,08 5, Khác 187.345 65.874 60.165 -121.471 -64,84 -5.709 -8,67 B-Quần áo tự doanh 0 0 0 0 0 Tổng 755.420 1.097.364 1.562.542 341.944 45,27 465.178 42,39 Nguồn: Phòng kế toán-tài vụ
Sản phẩm sản xuất chủ yếu của công ty là áo sơmi, áo polo, quần, áo jacket. Ngoài ra công ty còn sản xuất một số sản phẩm khác nhưđồ bảo hộ lao động, quần áo thể thao theo mẫu mã thiết kế được cung cấp từ khách hàng theo hợp đồng gia công. Đối với loại quần áo tự doanh, trong 3 năm qua công ty tạm thời ngừng hoạt động do không đủ nguồn lực phân bổ cho hoạt động này.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy sản lượng sản xuất của công ty tăng mạnh hằng năm. Cụ thể năm 2006, công ty chỉ gia công sản xuất 755.420 sản phẩm nhưng đến năm 2007 đạt 1.097.364 sản phẩm với tỷ lệ tăng 45,27%. Đến năm 2008, sản lượng sản xuất đạt 1.562.542 sản phẩm tăng 465.177 sản phẩm với tỷ lệ tăng 42,47%. Sản lượng sản
xuất của công ty tăng mạnh qua các năm, do cơ cấu sản phẩm sản xuất có sự thay đổi xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng thay đổi theo thời kỳ.
Bảng 4.11. Sản lượng tiêu thụ của công ty từ 2006-2008
Đơn vị tính: Sản phẩm Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Khoản mục 2006 2007 2008 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 1. Áo sơ mi 322.466 0 0 -322.466 -100,00 0 2. Áo polo 221.050 0 0 -221.050 -100,00 0 3. Quần 0 555.222 1.114.357 555.222 559.135 100,70 4. Áojacket 56.000 443.758 346.833 387.758 692,43 -96.925 -21,84 5. Khác 168.894 58.551 59.813 -110.343 -65,33 1.262 2,16