Lịch sử hình thành

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về đấu thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng tại công ty cơ khí Hà Nội (Trang 29 - 32)

Sau cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nớc ta bắt đầu đi vào nền công nghiệp mới phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế nớc nhà. Một yêu cầu khách quan đặt ra là phải xây dựng những nhà máy có quy mô lớn.

Tiền thân của công ty cơ khí Hà nội là nhà máy chung quy mô, đợc xây dựng từ 26/11/1955 theo Nghị định của Chính phủ nhng cho đến tận ngày 12/4/1958 nhà máy mới đợc xây dựng xong và chính thức đi vào hoạt động sản xuất. Nhiệm vụ chính của nhà máy trong thời kỳ mới thành lập là sản xuất, chế tạo các loại máy cắt gọt kim loại nh máy tiện, máy bào, máy khoan. Sau này do yêu cầu của ngành kinh tế và quốc phòng nhà máy đã mở rộng sản xuất thêm một số loại máy móc thiết bị công nghiệp và phụ tùng để cung cấp cho các ngành theo kế hoạch của nhà nớc giao.

Công ty cơ khí Hà nội có đợc vị trí nh ngày hôm nay là nhờ nỗ lực của ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty đã đoàn kết vợt khó để công ty luôn đứng vững và ngày càng phát triển. Mỗi thời kỳ qua đi là một lần công ty rút ra những kinh nghiệm quản lý sản xuất kinh doanh và ngày càng làm phong phú thêm những kinh nghiệm quản lý của mình.

Trong thời kỳ 1958-1965 do đội ngũ cán bộ chuyên gia Liên xô rút về, công ty đứng trớc một hệ thống máy móc thiết bị đồ sộ và quy trình sản xuất phức tạp nên thời gian đầu gặp rất nhiều khó khăn lúng túng. Đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty chỉ có khoảng 600 ngời mà hầu hết là bộ đội chuyển ngành, với tinh thần lao động hăng say, toàn công ty đi vào thực hiện kế hoạch 3 năm đầu tiên và kế hoạch 5 năm lần thứ nhất với nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thiện sản phẩm máy công cụ tiện, phay, bào và công ty đã đạt đợc một số thành tựu đáng kể và vinh dự đợc Bác hồ về thăm.

Thời kỳ 1966- 1975 đây là thời kỳ chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ nên nhà máy gặp rất nhiều khó khăn. Nhà máy đã phải sơ tán trên 30 địa điểm khác nhau, chuyển sang nhiệm vụ sản xuất theo thời chiến. Tuy nhà máy vừa sản xuất, vừa chiến đấu nhng vẫn giữ đợc truyền thống là nhà máy công cụ, ngoài ra còn mở rộng sản xuất những mặt hàng phục vụ chiến đấu nh: pháo, máy bơm xăng, xích xe tăng.

Thời kỳ 1975-1986 sau giải phóng miền Nam, nhà máy tập trung lại và đi vào khôi phục sản xuất. Nhà máy thực hiện các kế hoạch 5 năm nên hoạt động sản xuất rất sôi động, số lợng cán bộ công nhân viên lúc này lên tới gần 3000 ngời và có hơn 300 kỹ s các ngành nghề khác nhau.

Năm 1980 nhà máy đổi tên là nhà máy công cụ số 1.

Thời kỳ 1987 đến nay, đây là thời kỳ đổi mới kinh tế chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang nền kinh tế mở, nền kinh tế thị trờng có sự điều tiết của nhà nớc. Thời gian đầu, nhà máy phải tự cân đối cuộc sống cho cán bộ công nhân viên nên cũng vấp phải không ít khó khăn, thách thức, có lúc xuống còn 2000 ngời. Từ năm 1993 đến nay, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh đi vào ổn định và phát triển đạt sản lợng sản xuất 1100 máy công cụ/năm và lao động tăng lên để đáp ứng tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy. Theo yêu cầu đổi mới của nền kinh tế nhà máy đã từng bớc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để tồn tại và phát triển.

Năm 1995 một lần nữa nhà máy đổi tên thành công ty cơ khí Hà Nội. Trên cơ sở thị trờng, công ty tự tìm kiếm khách hàng và đi vào sản xuất kinh doanh những mặt hàng phù hợp đáp ứng nhu cầu thị trờng. Năm 2000 vừa qua công ty đã đạt đợc huy chơng vàng sản phẩm máy công cụ.

2.1.2-Địa vị pháp lý của công ty.

Công ty cơ khí Hà nội là một doanh nghiệp nhà nớc thuộc Tổng công ty máy và thiết bị công nghiệp (MIE), Bộ công nghiệp, hạch toán theo chế độ độc lập, có t cách pháp nhân, có tài khoản tại ngân hàng (kể cả tài khoản bằng ngoại tệ và sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nớc)

Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất máy cắt gọt kim loại, thiết bị công nghiệp, các phụ tùng thay thế, sản phẩm đúc, rèn, thép cán, xuất nhập khẩu và kinh doanh vật thiết bị, thiết kế chế tạo và lắp đặt các máy móc thiết bị đơn lẻ, dây chuyền thiết bị đồng bộ và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực công nghiệp.

-Tên thờng gọi: Công ty cơ khí Hà Nội.

- Tên giao dịch quốc tế: Hanoi Mechanical Company. - Tên viết tắt: HAMECO

- Vốn điều lệ: 90 tỷ đồng. - Vốn kinh doanh: 50 tỷ đồng

- Tài khoản tiền Việt nam số 710A-00006 tại Ngân hàng công th- ơng Đống đa.

- Tài khoản ngoại tệ số: 362111307222 tại Ngân hàng ngoại thơng Việt nam.

- Số lợng cán bộ công nhân viên hiện nay 921 Trong đó:

+ Đội ngũ kỹ s: 141 ngời

- Trụ sở giao dịch: Số 24, đờng Nguyễn trãi, Quận Thanh xuân, Hà nội.

- Điện thoại: 04-8584354 ; 048584416 ; 048584195;

- Fax: (048)583268

- Tên cơ quan sáng lập: Bộ công nghiệp nặng.

-Giấy phép kinh doanh số: 1152/QĐ-TCNSĐT cấp ngày 30/10/1995.

Một phần của tài liệu Chế độ pháp lý về đấu thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng tại công ty cơ khí Hà Nội (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w