Dự báo nhu cầu thị trường giày dép trong nước từ nay đến năm 2015.

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên: thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 60 - 61)

- Chất lượng phục vụ

1.Dự báo nhu cầu thị trường giày dép trong nước từ nay đến năm 2015.

Có thể nói, một khi thế giới chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính – tín dụng thì ngành công nghiệp giày- da chưa thể vẫn rất khó khăn. Dự báo của các tổ chức kinh tế, tài chính có uy tín đều khẳng định năm 2009 sẽ là năm cực kỳ khó khăn của kinh tế thế giới (World Bank dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu là 0,9%; IMF dự báo 1,82%; cả hai tổ chức đều khẳng định các nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU đều tăng trưởng âm). Về triển vọng phục hồi của kinh tế thế giới, cả World Bank và IMF cho rằng năm 2010 sẽ có dấu hiệu tích cực, nhưng tốc độ tăng trưởng vẫn chậm hơn năm 2007, thời điểm trước khi cuộc khủng hoảng xảy ra. (World Bank dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2010 là 3,0% ; IMF dự báo 3,12%).

Dựa trên dự báo của IMF và World Bank, có thể khẳng định các doanh nghiệp da giày sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2009, có thể là cả năm 2010, ngành da giầy cũng bị sụt giảm mạnh về đơn hàng xuất khẩu, nhất là từ thị trường Châu Âu, Việc quay trở lại thị trường nội địa của các doanh nghiệp cũng gian nan không kém. Với sản phẩm giầy dép, lượng tiêu thụ trong nước giảm đã khoảng 30 - 40%

so với cùng kỳ năm trước. Nhiều hợp đồng đã được ký kết cũng sẽ bị hủy bỏ. Triển vọng phục hồi của thị trường giày dép có thể là từ năm 2011. Từ năm 2011 đến năm 2015 lượng đơn hàng mới, khả năng tiêu dùng nội địa nhiều khả năng tăng trở lại .

Mục tiêu phát triển ngành da giày Việt Nam đến năm 2015 • Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu: 6.200 triệu USD; • Năm 2015 kim ngạch xuất khẩu: 10.790 triệu USD.

Mục tiêu đề ra đến năm 2015 giá trị tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 25% giá trị xuất khẩu

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên: thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 60 - 61)