Tình hình phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép thời gian qua

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên: thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 45 - 49)

- Chất lượng phục vụ

3. Tình hình phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép thời gian qua

giày dép thời gian qua

3.1 Hoạt động phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu sản xuất giày dép xuất khẩu

Thị trường da giày nội địa lâu nay chủ yếu do các doanh nghiệp nhỏ, tiểu thương tự tổ chức sản xuất và phân phối, và nay đang bị cạnh tranh quyết liệt bởi hàng Trung Quốc, Thái Lan. Các doanh nghiệp lớn xuất khẩu giảm sút, hai tháng đầu năm đạt 658 triệu USD, giảm 7,3% so cùng kỳ năm trước – theo tổng cục Thống kê. Nhưng những doanh nghiệp này lại rất khó tham gia thị trường trong nước vì thiếu hệ thống phân phối và chưa có thương hiệu nội địa.

Các doanh nghiệp chật vật vì hàng ngoại. Chính các nhà sản xuất nhỏ đã tạo nên tên tuổi có chỗ đứng ở thị trường nội địa như Hồng Anh, Hồng Thạnh, Đông Hải, Pasteur… Hiện nay, quan sát tại hầu hết các điểm chuyên bán giày dép của những thương hiệu uy tín này và ngay cả ở các sạp giày Hudi – vốn nổi tiếng về giày da sản xuất trong nước, lượng hàng trưng bày là sản phẩm nhập, chiếm từ 20 – 40% trên vị trí trưng bày. Trong lúc đó, các tiệm giày dép thời trang chuyên bán hàng nhập như Thy Thy, Om, Qm… liên tục về hàng mới với giá ngày càng rẻ hơn.

Từ đầu tháng 3 đến nay, ở các chợ giày dép đúng chất da thuộc, mẫu mã tương tự hàng đang bán trong shop đổ ra khắp các bạt hàng rong, giá chỉ 60.000đ/đôi, rẻ hơn 2,5 lần so với giá trong cửa hàng. Một số người bán hàng cho biết, các shop ngưng không đặt hàng, nên cơ sở nhỏ phải đẩy hàng ra lề đường tiêu thụ. Một số chủ cửa hàng cho rằng: “Hàng tàu về nhiều, giá rẻ quá, tôi hạ giá sỉ còn 85.000đ/đôi giày (cửa hàng bán ra 140.000đ) mà cũng không thể bán được vì giá hàng tàu loại đẹp còn có 65.000đ/đôi”. Theo ông Vũ Văn Minh, tổng giám đốc công ty Giày Việt cho biết: “So với cùng kỳ năm ngoái, tiêu thụ giày dép trong nước đang giảm khoảng 30 – 40%. Từ nhà sản xuất đến nhà kinh doanh bán sỉ và

lẻ đều điêu đứng. Đã có nhiều cơ sở, cửa hàng đang phải đứng trước nguy cơ đóng cửa”. Theo ông Minh, việc người tiêu dùng đang thắt chặt chi tiêu mới chỉ là một yếu tố, nguyên nhân quan trọng hơn là các công ty tại Trung Quốc không xuất khẩu được, đang xả hàng bán sang Việt Nam.

Các doanh nghiệp VN sản xuất giày dép XK cũng đã có những hoạt động hướng về nội địa nhưng còn gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển sản phẩm cũng như phát triển khách hàng. Theo ông Nguyễn Quang Huy, phụ trách phát triển thị trường nội địa của Công ty Giày An Lạc, cho biết, từ trước đến nay sản phẩm của công ty chủ yếu xuất khẩu sang EU và một số nước trong khu vực châu Á. Giày An Lạc đã khám phá thị trường nội địa cách đây 3 năm. Tuy nhiên, trong khoảng thời gian đó, công ty chỉ bán một mặt hàng duy nhất là giày vải. Đến nay, sản phẩm da giày mũ của VN có nguy cơ bị áp thuế bán phá giá tại thị trường EU, không ít thì nhiều da giày VN sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, Giày An Lạc có kế hoạch xâm nhập sâu hơn vào thị trường nội bằng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Đặc biệt, công ty sẽ hướng đến giới học sinh, sinh viên với những mẫu mã đa dạng phù hợp thị hiếu của người tiêu dùng trẻ tuổi. Theo ông Huy, xu hướng của khách hàng hiện nay thích sử dụng hàng VN hơn hàng ngoại nhập. Hướng đi của công ty là đáp ứng được yêu cầu, sở thích của người tiêu dùng thuộc nhiều tầng lớp khác nhau.Cái khó nhất hiện nay là thị trường VN chưa có một kênh phân phối hàng chuyên nghiệp như các nước trên thế giới. Sản phẩm Giày An Lạc tuy đã có mặt ở các cửa hàng thuộc hệ thống Vina Giày, siêu thị Metro, Vinatex. Đặc biệt, vào trung tuần tháng 10 vừa qua, công ty đã mở tổng đại lý tại Hà Nội để đưa sản phẩm giày vải ra thị trường các tỉnh phía Bắc. "Nhưng so với tiềm năng của thị trường trong nước, các hệ thông phân phối trên chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Trong khi đó, để xây dựng một hệ thống phân phối riêng rất tốn kém nên vẫn gặp nhiều khó khăn ngay trên sân nhà". Tuy nhiên, nếu tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của vấn đề, không phải doanh nghiệp nào cũng chú trọng vào

xuất khẩu, bỏ quên thị trường nội địa. Mà khó khăn lớn nhất đối với nhà sản xuất vẫn là khâu đưa hàng hóa vào hệ thống phân phối. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu từ trước đến nay chỉ chú trọng vào việc tìm đơn hàng gia công. Trong khi đó, những người làm hàng nội địa vừa sản xuất vừa phân phối hàng. So với các nước trên thế giới luôn có sự phân biệt rõ ràng. Có nghĩa, nhà phân phối không làm sản xuất và ngược lại. Trong khi đó, VN thiếu kênh phân phối chuyên nghiệp.

Duy chỉ có một phần rất nhỏ dành cho nhà sản xuất trong nước đã xây dựng được thương hiệu như: Vina Giày, T & T, Bitis, Thượng Đình,…Những doanh nghiệp này đều đã chú trọng phát triển thị trường nội địa ngay từ những ngày đầu thành lập. Và hiện nay thị phần của họ cũng đã chiếm tương đối trên thị trường nội địa, dặc biệt sản phẩm giày thể thao, giày leo núi, giày bảo hộ lao động, giày thời trang … của Thượng Đình chiếm tới 20% thị phần nội địa. Ngoài ra hệ thống phân phối của các doanh nghiệp cũng đã được phát triển rộng khắp. Như: Thượng Đình sản phẩm giày dép được phân phối bởi 01 chi nhánh tại TP-HCM, 03 tổng đại lý tại Miền Bắc, Trung, và Phía nam và 45 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm của Công ty tại các tỉnh và thành phố. Biti’s: hệ thống kinh doanh tại thị trường nội địa và biên mậu bao gồm 2 chi nhánh, 03 trung tâm thương mại tại các khu vực, 2 trung tâm kinh doanh và hơn 4.500 đại lý - cửa hàng luôn sẵn sàng đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dung.

Hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất giày dép XK vẫn nhỏ lẻ, chưa có quy mô lớn và chưa mang tính chuyên môn hoá cao. Trên thị trường nội địa doanh nghiệp chủ yếu vừa sản xuất vừa kinh doanh.

3.2 Thực trạng về phát triển nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu giày dép xuất khẩu

Theo ước tính năm 2008 thị trường nội địa tiêu thụ khoảng hơn 200 triệu đôi giày trong khi đó mỗi năm các doanh nghiệp sản xuất giày dép xuất khẩu ở Việt Nam tiêu thụ khoảng 30 triệu đôi. Thị phần của các doanh nghiệp này khoảng 15% thị trường. Có thể thấy, thị phần của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường nội địa là nhỏ bé. Hiện nay thị trường nội địa đang bị chiếm lĩnh bởi giày dép nhập khẩu, nhất là giầy dép Trung Quốc, chiếm đến 80%. Có thể nói, các doanh nghiệp giày dép Việt Nam đã bị “thua ngay trên sân nhà”.

Ghi chú: Thị phần của doanh nghiệp được ước tính:

Thị phần số lượng của sản phẩm giày dép nội địa

3.2.2. Tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 2.4 - Giá trị tổng sản lượng ngành da- giày (theo giá cố định năm 1994)

Nguồn: Bộ Công nghiệp

Tổng sản lượng giày dép tiêu dùng trong nước của các doanh nghiệp sản xuất giày dép XK

Tổng sản lượng giày dép tiêu dùng nội địa

=

(tỷ đồng)

Dựa vào biêu đồ Giá trị tổng sản lượng của ngành da – giày có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, bình quân khoảng 16,29%. Nhưng các doanh nghiệp da – giày xuất khẩu chủ yếu là nhận gia công nên lợi nhuận chỉ khoảng 10% đơn đặt hàng gia công. Trong thời gian tới, khi tình hình kinh tế thế giới gặp nhều khó khăn, thì việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao là không là không hề đơn giản.

3.2.3. Mạng lưới phân phối

Hầu hết các cửa hàng giày dép ở Hà Nội đều nhận định, hiện giày dép Trung Quốc các loại với mẫu mã phong phú, giá rẻ đang có xu thế lấn át hàng nội.Trên các phố chuyên kinh doanh giày dép như Hàng Dầu, Cầu Gỗ, Phan Bội Châu... ấn tượng đầu tiên của khách hàng thường không phải là giày dép Việt Nam mà là của Trung Quốc.

Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu chưa có mạng lưới phân phối trừ một số doanh nghiệp đã có uy tín trên thị trường nội địa như công ty giày Thượng Đình, Biti’s. Họ chỉ sản xuất tập trung trong các khu công nghiệp sau đó hàng hoá làm ra ra được đưa đến cảng chờ xuất khẩu. Việc tiếp thị phân phối sản phẩm hoàn toàn do đối tác nước ngoài đảm nhiệm. Còn với sản phẩm tiêu thụ trong nước thì giày dép không được đưa vào những trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm lớn mà chủ yếu được giao cho những cửa hàng nhỏ. Bày bán lẫn lộn với các sản phẩm nội ngoại. Nếu người tiêu dùng tình cờ hỏi đến thì những đôi giày dép này có thể tìm được người mua nhưng thương hiệu thì không được khẳng định.

Hầu như chưa có các cửa hàng giày dép bày bán sản phẩm của các doanh nghiệp này, nếu có thì cũng chỉ là một số cửa hàng nhỏ lẻ “bán giày dép xuất khẩu” ở những thành phố lớn.

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên: thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w