- Chất lượng phục vụ
5. Nguyên nhân của những hạn chế trong việc phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép
5.2.4. Trình độ nhân lực chưa cao
Qua thực trạng lao động trong ngành giày da nói chung và các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng cho thấy phần lớn đội ngũ cán bộ khoa học – kĩ thuật chuyên ngành có đựơc là nhờ đào tạo ở nước ngoài hoặc các chuyên gia nước ngoài.Trong tổng số lao động hiện nay, số có trình độ hết lớp 12 chỉ chiếm 70%. Số công nhân được đào taọ qua trường lớp chỉ chiếm 20%. Số công nhân chủ yếu được đào tạo theo phương thức dạy bảo, truyền đạt lại từ những công nhân cũ. Và chủ yếu cũng chỉ được đào tạo qua các trường công nhân kỹ thuật, chứ đến hiện nay chưa có trường đại học nào đào tạo chuyên ngành này. Trình độ văn hoá thấp sẽ dẫn đến khả năng tiếp thu khoa học công nghệ kém. Mà xu thế của các DN da giày, đặc biệt các DN sản xuất phục vụ XK là áp dụng máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại vào sản xuất. Nhờ có các doanh nghiệp có vốn đầu tư 100% nước ngoài nên trình độ nhân lực mới tăng lên đáng kể. Vì thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao nên các doanh nghiệp hiện nay còn nghèo nàn về mẫu mã, chủng loại.
Ngoài ra, các doanh nghiệp chưa có đội ngũ cán bộ thị trường, cán bộ marketing có chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm nghiên cứu thị trường để nghiên cứu, dự báo thị trường đưa ra những chiến lược hợp lí, xây dựng kênh phân phối hiệu quả.
Với những hạn chế trên việc chiếm lĩnh thị trường trong nước của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép là khá gian nan cần đầu tư và có thời gian. Nhưng với chất lượng sản phẩm tốt, lợi thế giá nhân công, khả năng tìm hiểu phong tục- thị hiếu người tiêu dùng dễ hơn các đối thủ cạnh tranh. Khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là hoàn toàn có thể nếu doanh nghiệp có các giải pháp phát triển thị trường đúng đắn và được sự ửng hộ của chính phủ.