Sẵn có lực luợng lao động dồi dào, trẻ và có kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên: thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 40 - 41)

- Chất lượng phục vụ

2. Khả năng chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp xuất khẩu giầy dép

2.1.3. Sẵn có lực luợng lao động dồi dào, trẻ và có kinh nghiệm

Với hơn 86 triệu dân, trong đó dân số trẻ chiếm tỷ trọng lớn, Việt Nam có nguồn cung lao động dồi dào cho ngành giày dép.

Các doanh nghiệp sản xuất giày dép là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động xã hội, tính đến hết năm 2008, toàn ngành da – giày đã thu hút 540.000 lao động (chưa kể đến số lao động sản xuất trong lĩnh vực nguyên phụ liệu và lao động tại các cơ sở nhỏ và các hộ gia đình) chiếm 9% lực lượng lao động trong các ngành công nghiệp.

Bảng 2.3 - Số lượng lao động trong ngành Da – Giày giai đoạn 2001 – 2008 Đơn vị tính: 1000 Người 2001 2002 2003 2004 2005 2007 2008 Lao động ngành Da – Giày (*) 400 470 480 510 540 600 610 Lao động ngành 3.506 4.237 4.639 5.162 5.618 5.642 5.496

công nghiệp (**)

Tỷ trọng (%) 11,40 11,10 10,34 9,90 9,6 9,4 9,0

Nguồn: - (*) Số liệu cập nhập của Hiệp hội Da – Giày Việt Nam - (**) Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp 5 năm 2006 – 2010

Qua bảng trên, có thể thấy, lực lượng lao động trong ngành giày dép là đông đảo và liên tục được bổ sung hàng năm. Không chỉ đầy đủ về mặt số lượng mà về mặt chất lượng lao động trong ngành giày dép của Việt Nam cũng có nhiều ưu điểm. Người Việt Nam vốn rất khéo léo, cần cù, chịu khó, học hỏi nhanh; đó là những đức tính rất phù hợp đối với lao động trong ngành giày dép. Các nhà đầu tư nước ngoài trong ngành giày dép cũng đánh giá, lao động của Việt Nam thuộc loại dễ đào tạo. Việc đào tạo lao động của ngành này vì vậy không tốn quá nhiều thời gian và cơ sở vật chất dạy nghề không cần quá tốn kém; có thể kết hợp vừa học vừa làm để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Mặt khác, chi phí tiền lương của lao động giày dép lại khá thấp. Hiện nay thu nhập bình quân của một lao động trong ngành giày dép là 1triệu đồng / tháng, thấp hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân của lao động trong ngành công nghiệp trong của cả nước là 1,5 triệu đồng / tháng. Điều đó giúp cho giá thành sản phẩm có tính cạnh tranh cao hơn trên thị trường.

Ngoài ra, trong thời điểm hiện nay, do nhu cầu xuất khẩu đang giảm, nên nguồn cung lao động đang có xu hướng vượt quá cầu. Do đó, nếu các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép tập trung hơn vào thị trường trong nước và tìm kiếm được các đơn hàng từ thị trường nội địa, họ có thể huy động đủ nhân công phục vụ sản xuất mà không cần phải tăng lương. Đó là cũng là thuận lợi rất lớn cho ngành giày dép trong thời điểm khó khăn hiện nay.

Một phần của tài liệu Dự án khu xử lý chất thải Đại Đồng-Văn Lâm-Hưng Yên: thực trạng và giải pháp nhân rộng mô hình (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w