Phát triển hệ thống phân phối hàng thủy sản trên thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ doc (Trang 101 - 115)

Các doanh nghiệp Việt Nam có thể xuất khẩu sang thị trường Mỹ theo nhiều cách: xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu qua trung gian, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp Mỹ… Hiện nay, hàng thủy sản của Việt Nam chủ yếu được bán cho các nhà nhập khẩu Mỹ, một mắt xích rất quan trọng trong hệ thống phân phối hàng thủy sản của Mỹ. Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ có khối lượng tương đối lớn, ổn định và được nhiều người ưa chuộng nên các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chủ động thành lập công ty con tại Mỹ để tham gia hệ thống phân phối tại thị trường này. Các công ty con này sẽ giúp các doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp và cung ứng sản phẩm cho các nhà bán buôn. Việc thành lập các công ty con sẽ ổn định giá xuất khẩu, nhất là trong điều kiện tôm đông lạnh của ta có thể còn phải chịu thuế chống bán phá giá ít nhất trong 5 năm nữa.

Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ chủ yếu dưới hình thức xuất khẩu qua trung gian do các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường Mỹ, hơn nữa phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên kinh phí còn hạn hẹp nên không có điều kiện thâm nhập trực tiếp vào các kênh bán lẻ tại thị trường Mỹ. Hiện nay, một số mặt hàng của Việt Nam đã được nhiều người tiêu dùng Mỹ biết đến và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đã được mở rộng thì các doanh nghiệp này nên sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp. Thực hiện theo hình thức này sẽ giúp doanh nghiệp thâm nhập nhanh nhất, có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ. Còn đối với các doanh nghiệp có quy mô không lớn, kinh nghiệm làm ăn với Mỹ chưa nhiều, các sản phẩm chưa quen thuộc trên thị trường Mỹ thì nên thực hiện theo hình thức liên doanh liên kết với các doanh nghiệp Mỹ để thông qua hệ thống phân phối của các doanh nghiệp này nhằm tiếp cận thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ, xây dựng mạng lưới các đối tác Mỹ để phát triển kinh doanh khi thuận lợi và đấu tranh với lực lượng bảo hộ khi cần thiết.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng tối đa lực lượng Việt kiều đang sinh sống tại Mỹ cho mục tiêu tiếp cận các kênh phân phối trên thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên doanh với các đối tượng này nhằm phát huy hết những lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Có thể sử dụng lao động, nhà xưởng, nguyên liệu của Việt Nam để sản xuất ra sản phẩm, còn các Việt kiều thì chịu trách nhiệm về thị trường, về đầu ra của sản phẩm. Nếu khai thác tốt mối quan hệ này thì sản phẩm thủy sản của Việt Nam sẽ có được cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Mỹ.

Sản phẩm thủy sản xuất khẩu của Việt Nam phải được bán với những phương pháp phù hợp với hệ thống phân phối của thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp xuất khẩu phải xây dựng cho mình chiến lược sản phẩm. Đó là tổng thể các biện pháp từ nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị trường đến tổ chức sản xuất, chuẩn bị hàng hóa, xuất bán theo yêu cầu của khách hàng và các hoạt động sau bán hàng. Chiến lược sản phẩm được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu dung lượng thị trường, đánh giá khả năng của mình và các đối thủ cạnh tranh chính, để từ đó xác định được cho mình ngách thị trường phù hợp. Các doanh

nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa phải xác định được thực chất khả năng, vị trí của mình trong các vấn đề: thị phần tại từng thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh; năng lực cạnh tranh hàng hóa của mình và nhu cầu của khách hàng; các yếu tố môi trường kinh doanh, văn hóa, chính trị, xã hội có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hàng hóa của mình, để từ đó sử dụng các chiến lược cạnh tranh khác nhau đối với các phân khúc thị trường hàng thủy sản ở Mỹ.

Hệ thống phân phối trong thị trường Mỹ có vai trò quan trọng trong việc đưa hàng thủy sản nhập khẩu đến tay người tiêu dùng, do vậy việc tiếp cận các kênh phân phối của thị trường này là rất cần thiết. Trong chiến lược sản phẩm của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức chú ý đến điều kiện này. Trong xây dựng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản vào thị trường Mỹ, cần phải kết hợp với chiến lược xuất khẩu vào các thị trường khác để tạo sức mạnh tổng hợp của hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam. Đồng thời, phải kết hợp tốt giữa đẩy mạnh xuất khẩu với đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa.

Kết luận

Trong các thị trường xuất khẩu của hàng thủy sản Việt Nam thì thị trường Mỹ luôn được xác định là một trong những thị trường chủ lực và nhiều tiềm năng. Để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đòi hỏi hàng thủy sản Việt Nam phải có năng lực cạnh tranh cao. Qua 3 chương của luận văn, tác giả đã thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề ra. Luận văn đã hệ thống một số vấn đề lý luận về cạnh tranh, sức cạnh tranh của hàng hóa. Luận văn đã tập trung phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ: Điều kiện tự nhiên; cơ sở hạ tầng; điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội; giá cả, chất lượng, kiểu cách, thương hiệu hàng hóa và hệ thống phân phối, dịch vụ bán hàng. Qua phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ cho thấy giá cả và chất lượng là hai yếu tố quan trọng hàng đầu để giúp hàng thủy sản Việt Nam có thể xâm nhập thành công và có chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ. Luận văn cũng tập trung phân tích về đặc điểm thị trường thủy sản Mỹ, kinh nghiệm của Thái Lan, Trung Quốc trong nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường Mỹ như về giá cả, chất lượng, điều kiện sản xuất... Luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của hàng thủy sản Việt Nam; phân tích và so sánh năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam với một số đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường Mỹ.

Để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ, bản thân Nhà nước cần chú trọng đến việc thực hiện các giải pháp như: cải thiện quan hệ Việt - Mỹ, hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tìm hiểu hệ thống luật pháp cũng như các thông tin về thị trường Mỹ, tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư cơ sở hạ tầng, kiểm soát chất lượng VSATTP, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Còn đối với các doanh nghiệp cần quan tâm đến các biện pháp để nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, cạnh tranh bằng thương hiệu, phát triển hệ thống phân phối và tăng cường hiểu biết thông tin về thị trường Mỹ. Nếu những giải pháp trên được Nhà nước và

doanh nghiệp thực hiện đồng bộ sẽ giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ nâng cao được chất lượng sản phẩm, vượt qua được hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt của thị trường Mỹ và đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu trên thị trường Mỹ nói riêng và thị trường thế giới nói chung.

Hàng thủy sản Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ hiện nay chủ yếu có khả năng cạnh tranh cao về giá, về chất lượng ở một số chủng loại sản phẩm. Tuy nhiên, do còn thiếu hiểu biết về thị trường Mỹ, về hệ thống luật pháp của Mỹ, về chính sách thương mại của Mỹ cho nên các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam mới bị các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản của Mỹ kiện Việt Nam bán phá giá. Nhìn chung, hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu về VSATTP của thị trường Mỹ thể hiện ở KNXK hàng thủy sản ngày càng tăng qua các năm. Tuy nhiên, do các sản phẩm thủy sản của Việt Nam chủ yếu nuôi bằng phương pháp quảng canh, bán thâm canh và quy mô các doanh nghiệp nuôi trồng và chế biến nhỏ nên việc thực hiện các yêu cầu về VSATTP còn bị hạn chế. Thị trường Mỹ rất rộng lớn nhưng hàng thủy sản của Việt Nam rất khó vào vì hàng thủy sản Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các nước có nhiều lợi thế như Thái Lan, Trung Quốc. Ngoài ra, những vấn đề khác như cơ cấu sản phẩm còn nghèo nàn, thiếu thương hiệu nổi tiếng, khả năng tiếp cận các kênh phân phối của Mỹ còn hạn chế, kinh nghiệm đối phó với những vụ kiện từ phía các doanh nghiệp thủy sản Mỹ còn thiếu khiến cho hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vẫn chưa chiếm được thị phần đáng kể tại thị trường này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu luận văn và cơ bản đã đạt được mục tiêu nghiên cứu, tuy nhiên do hạn chế về nguồn thông tin, tư liệu nên số liệu phân tích, so sánh về năng lực cạnh tranh hàng thủy sản xuất khẩu một số nước chưa được sâu, cần được tiếp tục nghiên cứu. Mặt khác, do hạn chế chủ quan về phía tác giả, nên chắc chắn luận văn còn những thiếu sót nhất định. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý từ các nhà khoa học, các thày, cô giáo và các bạn để có thể tiếp tục hoàn chỉnh luận văn này cũng như thực hiện tốt hơn các công trình khoa học trong tương lai.

danh mục tài Liệu THAM Khảo

1. TS. Lê Thị Vân Anh (2003), Đổi mới chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa

của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Lao động, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Nâng cao năng lực cạnh tranh của

hàng hóa nông lâm thủy sản, Hà Nội.

3. Bộ Thương mại (2000), Một số biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa Việt Nam

vào thị trường Hoa Kỳ, Hà Nội.

4. Bộ Thương mại (2001), Chính sách và giải pháp phát triển thị trường hàng hóa xuất

khẩu của Việt Nam thời kỳ 2001 - 2010, tầm nhìn đến 2020, Hà Nội.

5. Bộ Thương mại (2002), Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ

thời kỳ 2001 - 2010, Hà Nội.

6. Bộ Thương mại (2005), Rào cản trong thương mại quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội.

7. Bộ Thương mại (2005), Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, Hà Nội.

8. Bộ Thủy sản (1998), Chiến lược xuất khẩu thủy sản Việt Nam thời kỳ 1996 - 2000 và

2010, Hà Nội.

9. Bộ Thủy sản (2002), "Nghề cá Mỹ và thị trường thủy sản Mỹ", Chuyên đề thủy sản,

(4), tr. 1-16.

10. Bộ Thủy sản (2003), "Dự báo thị trường thủy sản Mỹ năm 2020", Thương mại, (12), tr. 14-16.

11. Bộ Thủy sản (2005), Chương trình phát triển giống thủy sản đến năm 2010, Hà Nội.

12. Bộ Thủy sản (2006), Chương trình phát triển xuất khẩu thủy sản đến năm 2010 và

13. Bộ Thủy sản (2005), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện kế hoạch nhà nước năm

2004, phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2005 của ngành thủy sản, Hà Nội.

14. GS.TS Chu Văn Cấp (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

15. Bạch Thụ Cường (2002), Bàn về cạnh tranh toàn cầu, Nxb Thông tấn, Hà Nội.

16. David Becg, Stanley, Fischer, Rudiger Dornbush (1992), Giáo trình kinh tế học vĩ mô, vi mô, Nxb giáo dục, Hà Nội.

17. Dự án STARR Việt Nam và Viện quản lý kinh tế Trung ương (2003), Đánh giá tác động kinh tế của Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18. Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Lợi thế cạnh tranh của các công ty Hoa kỳ ở Việt

Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học, Hà Nội.

19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,

Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.

20. Giáo trình kinh tế thủy sản (2005), Nxb Lao động  xã hội, Hà Nội.

21. ThS. Trần Đại Hải (2006), "Những trở ngại cho tăng trưởng xuất khẩu thủy sản, Thương

mại, (14), tr. 4-6.

22. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (2004), "Sự tăng trưởng của thị trường cá ngừ tươi tại Mỹ", Thương mại thủy sản, (12), tr. 32- 33.

23. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (2005), "Sản phẩm cá rô phi giá trị gia tăng chiếm lĩnh thị trường", Thương mại thủy sản, (1), tr. 38-39.

24. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (2005), "Hồi kết của vụ kiện tôm", Thương

mại thủy sản, (2), tr. 2-3.

25. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (2005), "Thủy sản Việt Nam và thị trường Mỹ năm 2004", Thương mại thủy sản, (2), tr. 23-25.

26. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (2005), "Mỹ: nhập khẩu cá rô phi tăng",

Thương mại thủy sản, (7), tr. 15.

27. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (2005), "Thị trường cá ngừ vây vàng Mỹ",

Thương mại thủy sản, (7), tr. 23-24.

28. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (2005),"Những gì đằng sau lệnh cấm tiêu thụ cá basa", Thương mại thủy sản, (9).

29. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (2005), "Sẽ tăng cường kiểm tra 100% số

lô hàng xuất khẩu vào Hoa Kỳ và Canada", Thương mại thủy sản, (11), tr. 18. 30. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (2005), "Chương trình phát triển thủy sản

1998 - 2005: Những thành tựu, tồn tại và bài học kinh nghiệm", Thương mại thủy sản, (12), tr. 2-6.

31. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (2006), "Nhân công giá rẻ - lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc trong chế biến thủy sản", Thương mại thủy sản, (2), tr.

38- 40.

32. Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (2006), "Tiềm năng tôm của ngành tôm Thái Lan", Thương mại thủy sản, (3), tr. 38- 40.

33. PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, "Xung quanh quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản

đến năm 2010 và giai đoạn tiếp theo", Thủy sản, (3), tr. 31-33.

34. Hồ Sĩ Hưng - Nguyễn Việt Hưng (2003), Cẩm nang về xâm nhập thị trường Mỹ, Nxb

Thống kê, Hà Nội.

35. Tạ Quang Ngọc (2000), "Để đưa ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ và bền vững trong thập niên tới", Thủy sản, (1). tr. 2.

36. Thanh Phong (2005), "Thuế chống bán phá giá có thể làm tăng khả năng cạnh tranh

của Trung Quốc", Thương mại thủy sản, (11), tr. 12.

37. TS. Nguyễn Việt Thắng (2005), "Ngành thủy sản và phương hướng phát triển giai đoạn 2006-2010", Thủy sản, (4), tr. 3-5.

38. Võ Thanh Thu (2001), Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ, Nxb Thống kê, Hà Nội.

39. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ (2005), Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và

định hướng trong thời gian tới, Hà Nội.

40. Thu Trang (2005), "Xuất khẩu thủy sản năm 2004 của Trung Quốc tăng mạnh", Thủy

sản, (5), tr. 31-32.

41. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Invest Consult (2002), Tìm hiểu Hoa Kỳ cho mục đích kinh doanh, Nxb Hà Nội, Hà Nội.

42. Nguyễn Thị Tú (2004), Nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt

Nam vào thị trường Châu Âu, Luận văn thạc sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ

Chí Minh.

43. Từ điển thuật ngữ kinh tế học (2001), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

44. ủy ban quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế (2001), Nâng cao năng lực cạnh tranh

của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam, Hà Nội.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ doc (Trang 101 - 115)