Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tại thị trường Mỹ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ doc (Trang 99 - 101)

các biện pháp quản lý nhập khẩu, các loại hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu để có những định hướng, chính sách thâm nhập thị trường Mỹ một cách đúng đắn. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin về thị trường Mỹ qua các ấn phẩm, tạp chí chuyên ngành về thủy sản, thương mại hoặc qua các tổ chức như Bộ Thương mại, Bộ Thủy sản, VASEP, các trung tâm xúc tiến thương mại và các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở Mỹ. Các doanh nghiệp cũng có thể tìm kiếm thông tin qua các trang Web giới thiệu về các doanh nghiệp Mỹ, tình hình tiêu thụ thủy sản thị trường Mỹ qua các trang Web của Bộ Thương mại Mỹ, Cơ quan quản lý thủy hải sản Mỹ hoặc các quy định hạn chế hoặc cấm nhập khẩu các loại hàng hóa qua trang Web của Cục Quản lý dược và Thực phẩm Mỹ…

3.2.4 Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm tại thị trường Mỹ trường Mỹ

Như đã phân tích trong chương 2, công tác xúc tiến thương mại ở Việt Nam còn lạc hậu, mới ở những bước phát triển ban đầu, các doanh nghiệp chưa chủ động trong việc thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, năng lực tài chính bị hạn chế, hoặc không có kinh nghiệm và thiếu thông tin trong việc thực hiện các hoạt động này. Các doanh nghiệp cần xác định việc thâm nhập thị trường Mỹ là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh; hợp tác với các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối hàng của Mỹ để tiếp cận thị trường, tiếp cận đến các kênh phân phối nhưng đồng thời cũng là một quá trình đấu tranh, đấu tranh với các nhà sản xuất nội địa Mỹ được bảo hộ bởi hệ thống luật pháp và chính sách của chính phủ và với các đối thủ cạnh tranh khác vốn đã có những thế mạnh về kênh phân phối và kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường Mỹ. Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam cần xác định rõ đặc điểm thị trường của mình cũng như của các đối thủ để có hoạt động xúc tiến thương mại cho phù hợp.

Trong xây dựng hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Mỹ, các doanh nghiệp nên đặc biệt chú trọng các vấn đề về giá cả, chất lượng, nhãn mác, các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, các hình thức phân phối phù hợp với thị trường Mỹ.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao hay thấp phụ thuộc nhiều vào chiến lược tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Xây dựng một chiến lược tiêu thụ sản phẩm dài hạn trên thị trường Mỹ là nhiệm vụ rất cần thiết của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cần chủ động tăng cường xúc tiến thương mại và tận dụng tốt nhất những hỗ trợ của Nhà nước, của Hiệp hội để thâm nhập thị trường: Xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh, hoàn thiện cơ chế đối phó với những hành động cạnh tranh không lành mạnh. Bồi dưỡng, nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật thương mại quốc tế để doanh nghiệp của ta sẵn sàng đối phó với các tranh chấp thương mại trên thị trường ngoài nước. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý với các Hiệp hội ngành hàng với các doanh nghiệp trong giải quyết các vụ việc, hạn chế những hậu quả bất lợi, tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác với các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản dựa trên việc đảm bảo lợi ích giữa các bên là một trong những điều kiện để nâng cao năng lực cạnh tranh, đứng vững và phát triển trên thị trường Mỹ nói riêng, thị trường thế giới nói chung.

Về chiến lược quảng cáo: Có thể sử dụng nhiều hình thức quảng cáo trên đài, tivi, trên báo; quảng cáo trên các tờ rơi, trên catalog hoặc xây dựng trang Web riêng quảng bá hình ảnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, các hình thức phải được nghiên cứu kỹ cho phù hợp với tập quán của người tiêu dùng Mỹ.

Về chiến lược thu hút khách hàng: Người tiêu dùng Mỹ thích có sự lựa chọn đa dạng của sản phẩm, do vậy các doanh nghiệp cần có chính sách cập nhật sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng để đa dạng hóa nguồn hàng, chủng loại hàng xuất khẩu với kiểu dáng, mẫu mã, tính năng... theo kịp đòi hỏi của thị trường Mỹ với giá cả cạnh tranh, chất lượng tốt nhất. Các doanh nghiệp Mỹ thường coi trọng việc thực hiện đúng thời gian giao hàng. Do vậy, ngoài vấn đề về chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản cần đặc biệt chú trọng về thời gian giao hàng để không làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh

nghiệp. Phần lớn các hợp đồng hiện nay của doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu đi Mỹ được ký thông qua hội chợ, triển lãm. Các doanh nghiệp có thể thông qua các hội chợ chuyên ngành, triển lãm hoặc nghiên cứu các hệ thống siêu thị để tìm hiểu, nắm bắt kinh nghiệm thực tiễn của thị trường Mỹ. Việc tham gia hội chợ cũng là một cơ hội để hàng thủy sản Việt Nam có thể thâm nhập vào hệ thống nhà hàng của Mỹ đây là một hệ thống bán lẻ rất nhiều tiềm năng. Theo bà Elizabeth Rose Daly - đại diện văn phòng thị trưởng thành phố Newyork nói với các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia buổi hội thảo về "Kinh doanh với thị trường Mỹ" do Phòng Thương mại Việt Nam phối hợp với Phòng Thương mại Mỹ thực hiện ngày 16/11/2005: Các doanh nghiệp Việt Nam muốn tránh những thất bại khi làm ăn tại thị trường Mỹ thì không còn cách nào khác là các doanh nghiệp Việt Nam phải thuê luật sư Mỹ tư vấn cho hoạt động kinh doanh của mình. Để có được đối tác tốt, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có lý lịch rõ ràng, chứng minh được năng lực tài chính của mình. Các doanh nghiệp nên mở văn phòng đại diện ở Mỹ để thuận lợi cho việc kinh doanh, nếu chi phí đắt thì có thể liên kết nhiều doanh nghiệp trong nước với nhau.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ doc (Trang 99 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)