Kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ doc (Trang 45 - 48)

Thủy sản là một ngành truyền thống và có nhiều thế mạnh của nước ta. Những năm gần đây, phần đóng góp của ngành thủy sản cho nền kinh tế quốc dân ngày càng lớn. Là một ngành kinh tế hướng về xuất khẩu nên trong chiến lược phát triển của ngành thủy sản nước ta việc lựa chọn mặt hàng xuất khẩu và thị trường chiến lược là một yêu cầu rất quan trọng.

Hàng thủy sản của Việt Nam hiện nay đã xuất hiện ở trên 105 nước và vùng lãnh thổ. Các thị trường như Nhật Bản, EU, Mỹ là những thị trường quan trọng đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 2000-2002, Nhật bản là nước có kim ngạch nhập khẩu nhiều nhất hàng thủy sản của Việt Nam. Trong các năm 2003, 2004 Mỹ đã thay thế Nhật Bản, dẫn đầu thị trường nhập khẩu hàng thủy sản của Việt Nam. Năm 2005, do tác động của

vụ kiện bán phá giá cá tra, cá ba sa và bán phá giá tôm tại thị trường Mỹ nên Nhật Bản lại trở thành khách hàng lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỷ trọng 29,7% trong tổng KNXK hàng thủy sản của nước ta trong khi Mỹ giảm còn 23%. Mỹ luôn được xác định là thị trường lớn và đầy tiềm năng, có tầm quan trọng đặc biệt trong chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản nước ta. Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản của Việt Nam rất quan tâm đến thị trường Mỹ và ngày càng có nhiều doanh nghiệp chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này. Năm 2005 đã có 300 doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thủy sản được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp này đều được áp dụng hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP do FDA đặt ra và đủ tiêu chuẩn xuất hàng vào Mỹ.

Bảng 2.1: KNXK hàng thủy sản Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 1994-2005

Đơn vị tính: Triệu USD

Năm KNXK sang Mỹ KNXK thủy sản sang Mỹ Tỷ trọng hàng thủy sản XK so với tổng KNXK sang Mỹ (%) Tốc độ tăng trưởng KN XK thủy sản sang Mỹ (%) Tổng lượng NK thủy sản của Mỹ 1994 50,45 5,78 11,4 6.748 1995 200 19,94 10 244,9 6.863 1996 319 33,98 10,6 70,4 6.812 1997 388 39,83 15 17,2 7.829 1998 553,4 90,2 10,2 26,4 8.228 1999 608,9 129,5 21,2 43,56 9.048 2000 821,4 298,22 36,3 130,2 10.086 2001 1.065 489,03 45,9 63,9 9.880 2002 2.421 655,65 27,08 34,07 10.209 2003 3.939 782,23 19,9 19,3 11.112

2004 4.992 592,82 11,8 -24,22 11.379

2005 6.553 633,98 9,7 6,9 12.158

Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo các năm 2000, 2004, 2005 của Bộ Thương mại, Cơ quan quản lý thủy hải sản Mỹ (năm 1994-2005).

Bảng 2.1 cho thấy, từ năm 1994- 2003, KNXK hàng thủy sản của Việt Nam trên thị trường Mỹ liên tục tăng và đã có bước phát triển vượt bậc. Năm 2000, KNXK thủy sản trên thị trường Mỹ là 298 triệu USD, năm 2001 là 489,03 triệu USD, năm 2002 là 655,65 triệu USD, năm 2003 mặc dù bị Hiệp hội nuôi cá nheo Mỹ (CFA) kiện bán phá giá mặt hàng cá tra, cá basa nhưng KNXK hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Mỹ vẫn đạt 782,23 triệu USD tăng 19,3% so với năm 2002. Giai đoạn từ 2000 - 2003 là giai đoạn có những chuyển biến to lớn trong xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang Mỹ. Các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam xuất hiện trên thị trường Mỹ chưa lâu, nhưng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cạnh tranh với các hàng thủy sản của Mỹ. Cuối năm 2003 hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chịu ảnh hưởng của vụ kiện cá tra và cá ba sa và đến năm 2004 ngành thủy sản Việt Nam lại phải chịu ảnh hưởng từ vụ kiện chống bán phá giá tôm của Liên minh Tôm miền nam nước Mỹ (SSA). Do vậy, KNXK thủy sản của Việt Nam năm 2004 sang thị trường Mỹ chỉ đạt 592,82 triệu USD giảm 24,2% so với năm 2003. Trong tiến trình giải quyết vụ kiện chống bán phá giá tôm, cơ quan chức năng của Mỹ đã tiến hành điều tra tại một số doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam trong vụ kiện bán phá giá sang Mỹ như Công ty Kim Anh, Công ty Seaprodex Minh Hải, Công ty Minh Phú, Công ty Camimex và một số Công ty khác. Sau quá trình kiểm tra, ngày 30/11/2004 Bộ Thương mại Mỹ đưa ra mức thuế đối với các doanh nghiệp của Việt Nam là: Công ty Kim Anh và Công ty Trúc An, Hải Thuận, Nha Trang Fisheries phải chịu thuế chống bán phá giá là 25,76% còn lại Công ty Seaprodex Minh Hải, Minh Phú và Camimex và 31 doanh nghiệp tự nguyện cho kiểm tra chỉ phải áp dụng mức thuế là 4,38% [24, tr. 2]…Dù mức thuế chống bán phá giá áp với phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam thấp hơn so với mức thuế mà trước kia Mỹ đã tạm tính trước đây và cũng thấp hơn mức thuế mà Bộ Thương mại Mỹ áp cho Thái Lan (mức thuế chung là 5,95%) và Trung Quốc (đa số các doanh nghiệp phải chịu

mức 53,08%), nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức thuế trước khi mặt hàng tôm xuất khẩu Việt Nam bị Liên minh Tôm miền Nam nước Mỹ kiện chống bán phá giá. Đến đầu năm 2005, Cục Hải quan Mỹ lại đưa ra quy định mới về đóng tiền bảo lãnh đối với các doanh nghiệp nhập khẩu tôm của Mỹ nếu họ có nhập khẩu tôm của các nước chịu thuế chống bán phá giá. Quyết định này của Hải quan Mỹ khiến cho các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ phải cân nhắc kỹ khi nhập khẩu tôm của các nước này vì họ phải chịu mức tiền đặt cọc quá cao. Những khó khăn này đã tác động trực tiếp đến tình hình xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam nói chung và mặt hàng tôm nói riêng. Tuy nhiên, do nỗ lực của toàn ngành thủy sản, KNXK sang Mỹ năm 2005 đã đạt 633,98 triệu USD, tăng 6,9% so với năm 2004.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ doc (Trang 45 - 48)