Hoạt động xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam vào thị trường Mỹ đã được xây dựng và phát triển trong hơn thập kỷ qua, nhưng cho đến nay các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng thủy sản nước ta vẫn có nhiều hạn chế trong việc tìm hiểu các thông tin về thị trường Mỹ. Những hạn chế này bao gồm cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Nguyên nhân khách quan là các doanh nghiệp Việt Nam mới thực sự thâm nhập thị trường Mỹ từ năm 2002 sau khi Hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực. Các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập thị trường Mỹ bởi hệ thống luật pháp đồ sộ và phức tạp của Mỹ. Nguyên nhân chủ quan là từ phía các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm quản lý thương mại của Việt Nam chưa có những biện pháp cụ thể, kịp thời trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu thông tin về thị trường Mỹ. Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu hàng thủy sản còn thụ động, chỉ quan tâm đến việc xuất khẩu trước mắt chứ chưa quan tâm tới việc giữ vững thị trường nên dẫn đến việc gặp nhiều thua thiệt trong kinh doanh với phía đối tác Mỹ. Phần lớn các doanh nghiệp còn thiếu hiểu biết về thị trường Mỹ. Đây là thực tế rất đáng lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng thủy sản Việt Nam trên thị trường Mỹ thì việc trang bị cho các doanh nghiệp các kiến thức sâu rộng về thị trường Mỹ, về tập quán kinh doanh, thị hiếu tiêu dùng cũng như hiểu biết rõ ràng về hệ thống luật pháp của Mỹ là rất cần thiết.
Ngoài những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, thì sự hỗ trợ của Nhà nước trong lĩnh vực này có vai trò đặc biệt quan trọng.Nhà nước hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường và đẩy mạnh xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp. Công tác này có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn giới thiệu, phổ biến về các hệ thống chính sách của Mỹ, giới thiệu quy mô thị trường, các loại hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu, hệ thống luật thương mại, luật hải quan… Đối với hàng thủy sản xuất khẩu, cần chú trọng giới thiệu các quy định của Mỹ về nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa,
tiêu chuẩn kỹ thuật, thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng, hạn chế nhập khẩu cũng như các kinh nghiệm kinh doanh tại thị trường Mỹ để các doanh nghiệp khỏi bị thua thiệt do không hiểu biết luật lệ, không nắm vững chính sách của Mỹ, thiếu thông tin về thị trường. Nhà nước cần tạo ra những kênh thông tin phù hợp, dưới nhiều hình thức như ấn phẩm, tạp chí hay trang Web chuyên ngành với nhiều thông tin có giá trị để các doanh nghiệp tham khảo.
Bên cạnh việc hỗ trợ thông tin những thông tin chung về thị trường Mỹ, Nhà nước cần tăng cường trợ giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong các hoạt động xúc tiến thương mại. Hiện nay, Bộ Thương mại đã thành lập Cục Xúc tiến thương mại và các trung tâm xúc tiến thương mại trên cả nước nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp các thông tin về thị trường, các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tăng cường công tác đàm phán mở cửa thị trường, chủ động đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Các cơ quan này có nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng và quản lý chất lượng hàng hóa, hướng dẫn các doanh nghiệp đăng ký và bảo vệ thương hiệu hàng hóa phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Bộ Thương mại cần thông qua các cơ quan xúc tiến thương mại trong và ngoài nước tiếp tục đẩy mạnh các chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm quốc gia, tập trung vào hoạt động tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, thành lập các trung tâm giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước, xây dựng và quảng bá thương hiệu. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục và có hỗ trợ nhất định để các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam tham gia vào các hội chợ hàng thủy sản ở Mỹ và các thị trường khác để giới thiệu các sản phẩm thủy sản Việt Nam với thị trường Mỹ, đồng thời là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tìm kiếm bạn hàng. Đây là những biện pháp quan trọng để giới thiệu cho các khách hàng Mỹ biết về thương hiệu của hàng thủy sản Việt Nam. Sự hỗ trợ của Nhà nước về thông tin thị trường, về hoạt động xúc tiến xuất khẩu là nhân tố quan trọng để thủy sản xuất khẩu có điều kiện thâm nhập sâu hơn vào thị trường Mỹ, tạo được chỗ đứng vững chắc trên thị trường Mỹ, mang lại nhiều kim ngạch cho đất nước.
Các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Mỹ như Đại sứ quán Việt Nam hay cơ quan thương vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Củng cố cơ quan tham tán thương mại của Việt Nam tại Mỹ và gắn kết hoạt động của cơ quan này với các doanh nghiệp là điều kiện để giúp Nhà nước trong vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại cũng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp thâm nhập thành công thị trường Mỹ. Trong những năm vừa qua, các đại sứ quán cũng như thương vụ Việt Nam tại Mỹ chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc xúc tiến thương mại, chưa thực sự là cầu nối giữa các doanh nghiệp nhập khẩu Mỹ với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam. Vai trò của các cơ quan ngoại giao, đặc biệt là cơ quan thương vụ Việt Nam ở Mỹ cần phải được nâng cao và xác định rõ trách nhiệm công việc, Nhà nước nên bổ sung thêm kinh phí hoạt động cho cơ quan thương vụ để họ có điều kiện triển khai công tác có hiệu quả hơn. Các cơ quan thương vụ phải giúp các doanh nghiệp Việt Nam trong công tác tiếp thị giới thiệu sản phẩm của Việt Nam với thị trường Mỹ; cung cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam các thông tin về thị trường Mỹ một cách xác thực, cụ thể và kịp thời nhất là những thay đổi về hàng rào thương mại và hàng rào kỹ thuật, tìm hiểu về xu hướng tâm lý tiêu dùng thủy sản của người dân Mỹ.
Hàng năm, Nhà nước cần dành một khoản ngân sách nhất định để đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại chung cho ngành thủy sản, xây dựng các chiến lược xúc tiến thương mại phù hợp với từng thị trường, gắn với việc xây dựng quảng bá thương hiệu của từng nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ lực sang thị trường Mỹ. Để khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu, Nhà nước cần xem xét bổ sung tiêu chí thưởng đối với những sản phẩm GTGT xuất khẩu và thưởng cho các doanh nghiệp không có lô hàng nào bị các nước nhập khẩu cảnh báo.
Các cơ quan nhà nước cần thực hiện dự báo thị trường và phổ biến các thông tin dự báo thị trường lên các phương tiện thông tin đại chúng. Khuyến khích các Hiệp hội ngành hàng tự tổ chức nghiên cứu dự báo thị trường ngoài nước.
Các công cụ thông tin của VASEP như tạp chí thương mại thủy sản, tạp chí Vietfish International, website vasep.com.vn và các ấn phẩm giới thiệu về doanh nghiệp