Thẩm định về phương diện tài chính của dự án đầu tư cho vay vốn trung – dài hạn.

Một phần của tài liệu “ Thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo & PT NT Hoàn Kiếm (Trang 40 - 45)

- Giấy chứng nhận mã số thuế.

e. Thẩm định về phương diện tài chính của dự án đầu tư cho vay vốn trung – dài hạn.

Phương diện tài chính tài chính là nội dung rất quan trọng của dự án vì nó thể hiện hiệu quả sử dụng vốn trong đầu tư dự án. Do đó, nội dung tài chính của dự án được chủ đầu tư và NHTM tài trợ vốn đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, vấn để tài chính của dự án phụ thuộc vào nhiều yếu tố như yếu tố thị trường, các giải pháp công nghệ - kỹ thuật và quản trị quá trình thực hiện dự án. Nghiên cứu và thẩm định phương diện tài chính Ngân hàng đã đi sâu phân tích thẩm định những nội dung sau:

e1.Thẩm tra việc tính toán xác định tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:

Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng ( kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí vốn tối đa của dự án được xác định trong quyết định đầu tư. Tổng mức vốn đầu tư được xác định dựa trên cơ sở năng lực sản xuất theo thiết kế, khối lượng các

công tác chủ yếu và sản xuất đầu tư, giá chuẩn hay đơn giá tổng hợp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.

Tính toán chính xác tổng mức vốn đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với tính khả thi của dự án vì nếu vốn đầu tư dự trữ quá thấp thì dự án có thể bị đổ vỡ vì công trình chưa đi vào thực hiện được, ngược lại tính toán quá cao vay nợ nhiều, giảm khả năng sinh lãi của dự án.

Tổng mức vốn đầu tư cho dự án bao gồm: + Vốn đầu tư xây lắp

+ Vốn đầu tư thiết bị

+ Chi phí khác như chi phí cho việc điều tra, khảo sát thu thập số liệu phục vụ cho việc lập dự án, chi phí tuyên truyền, quảng cáo dự án, chi phí đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất, chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí khánh thành…

Việc xác định hợp lý vốn đầu tư của dự án là cần thiết, tránh hai khuynh hướng, tính quá cao hoặc quá thấp. Sau khi xác định hợp lý vốn đầu tư, cần xem xét việc phân bổ vốn đầu tư theo chương trình tiến độ đầu tư. Việc này đặc biệt cần thiết với công trình có thời gian xây dựng dài.

e2. Xem xét suất đầu tư

Việc xem xét này mục đích là để đánh giá mức độ hiện đại của công nghệ thiết bị * Kiểm tra việc tính toán chi phí sản xuất – giá thành sản phẩm.

Trên cơ sở bảng tính giá thành đơn vị hoặc tổng chi phí sản xuất hàng năm của dự án cần đi sâu vào kiểm tra:

- Tính đầy đủ của các yếu tố chi phí giá thành sản phẩm. Đối với các giá thành quan

trọng cần xem xét sự hợp lý của các định mức sản xuất tiêu hao… so sánh với các định mức và kinh nghiệm của các dự án đang hoạt động trong nước và trên thế giới tương ứng.

- Kiểm tra chi phí nhân công trên cở sở số lượng nhân công cần thiết cho một đơn

vị sản phẩm và số lượng nhân công vận hành dự án.

- Kiểm tra việc tính toán, phân bổ chi phí về lãi vay ngân hàng (kể cả lãi ngắn hạn

- Đối với các chi phí tính bằng tỷ lệ phần trăm cần kiểm chứng bằng kinh nghiệm và thực tiễn từ các hoạt động tương tự.

- Kiểm tra thuế, thuế suất và sự phân bổ thuế vào giá bán sản phẩm, tuỳ loại hình

sản xuất.

e3. Kiểm tra cơ cấu vốn và cơ cấu nguồn vốn.

Cơ cấu vốn theo công dụng ( xây lắp, thiết bị, chi phí khác): Thường được coi là hợp lý nếu tỷ lệ đầu tư cho thiết bị cao hơn xây lắp, tuy nhiên cần linh hoạt tuỳ theo tính chất và điều kiện cụ thể của dự án, không nên quá máy móc áp đặt.

Cơ cấu vốn theo nội tệ và ngoại tệ: Cần xác định đủ số vốn đầu tư và chi phí sản xuất bằng ngoại của dự án để có cơ sở quy đổi tính toán hiệu quả của dự án, mặt khác việc phân định rõ các loại chi phí bằng ngoại tệ để xác định được nguồn vốn ngoại tệ cần thiết đáp ứng nhu cầu của dự án.

Phân tích cơ cấu nguồn vốn và khả năng đảm bảo nguồn vốn; Việc thẩm định chỉ tiêu này cần chỉ rõ mức vốn đầu tư cần thiết từ nguồn vốn dự kiến để đi sâu phân tích, tìm hiểu khả năng thực hiện của các nguồn vốn đó.

Căn cứ vào các nguồn vốn có thể huy động cần quan tâm xử lý các nội dung để đảm bảo khả năng về nguồn vốn như:

- Vốn tự có của doanh nghiệp - Vốn trợ cấp của ngân sách - Vốn vay ngân hàng

- Vốn vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả

* Xem xét lịch trình cung cấp vốn từ các nguồn vốn và phương án vay - trả nợ: Lịch

trình cung cấp từ các nguồn phải phù hợp với tiến độ thi công xây lắp công trình và phương án và - trả nợ phải tương ứng với mức khấu hao hàng năm, lợi nhuận và các nguồn thu khác giành trả nợ.

* Kiểm tra các chỉ tiêu phân tích tài chính của dự án.

Kiểm tra sự tính toán, phát hiện những sai sót trong quá trình tính toán. Trên cơ sở các chỉ tiêu đã được tính toán, đánh giá hiệu quả tài chính dự án.

Có thể hiểu NPV là tổng lãi ròng của dự án quy về thời điểm hiện tại. Chính vì vậy để xác định NPV chúng ta phải xác định số dư thu chi của các năm, quy chúng về thời điểm năm 0 rồi cộng với các kết quả với nhau. Hay NPV được xác định theo công thức:

NPV = ∑Bi * 1∕(1+r)^i - ∑ Ci * 1/(1+r)^i Trong đó: - Bi: Dòng thu năm i

- Ci: Dòng chi năm i

- r: Tỷ lệ chiết khấu được chọn - n: Thời gian hoạt động của dự án.

Về nguyên tắc dự án càng rủi ro thì mức lợi tức kỳ vọng của chủ đầu tư càng cao, lãi suất vay ngân hàng càng cao. Thời hạn vay vốn càng dài và tỷ trọng vốn vay càng lớn thì mức lãi suất vay càng cao.

NPV là chỉ tiêu tài chính quan trọng giúp chủ đầu tư có cơ sở lựa chọn và quyết định đầu tư dự án. Chủ đầu tư mong muốn tối đa hoá giá trị NPV và chỉ đầu tư vào dự án có NPV > 0. Về phía ngân hàng khi xem xét cho vay dự án, ngân hàng cũng chỉ chấp thuận cho vay với các dự án có NPV dương ( tức là chủ đầu tư thu được lợi nhuận từ dự án và có khả năng hoàn trả nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng). Do đó, đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả của dự án từ đó quyết định việc cho vay dự án hay không.

Bên cạnh chỉ tiêu NPV chúng ta có thể xác định NFV ( giá trị tương lai ròng), nếu NPV xác định tổng lãi ròng quy về thời điểm hiện tại ( năm 0- năm dự án bắt đầu hoạt động) thì NFV xác định tổng lãi ròng quy về thời điểm tương lai ( năm n của dự án là năm dự án chấm dứt hoạt động).

+ Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR – Internal Rate of Return)

Chỉ tiêu này còn được gọi là suất thu lợi nội tại, tỷ suất nội hoàn, suất thu hồi nội bộ. Tỷ suât hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời giam hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng với tổng chi, tức là:

IRR = (R1 + NPV1/NPV1 – NPV2 ) * (R2 – R1)

IRR là một chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính của dự án. Với bản chất của chỉ tiêu này, nó được sử dụng để đánh giá dự án. Dự án được chấp nhận khi IRR < r giới hạn, r

giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu dự án vay vốn để đầu tư, có thể là tỷ suất lợi nhuận định mức do Nhà nước quy định nếu dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước cấp, có thể là chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có để đầu tư.

IRR và NPV có liên quan với nhau qua cách thức tính toán. Khi quy NPV dòng ngân lưu bằng 0 và IRR là lãi suất chiết khấu làm cho NPV = 0.

+ Thời gian hoàn trả vốn vay

Thời gian hoàn trả vốn vay phản ánh khả năng hoàn vốn của dự án đầu tư. Đối với ngân hàng thương mại, thời gian hoàn trả vốn vay phụ thuộc vào khả năng sinh lời của dự án ( khả năng sinh lời dồi dào của dự án là cơ sở bảo đảm cho việc thu hồi vốn vay trong thực tế đúng hợp đồng tín dụng). Song trong một chừng mực nhất định, mức độ sinh lời nhiều hay ít là chuyện của chủ đầu tư. Hơn nữa nhiều dự án chỉ sinh lợi nhiều vào giai đoạn cuối của vòng đời dự án. Điều mà các ngân hàng lo lắng là rủi ro không thu hồi được nợ. Do vậy, thời gian thu hồi vốn vay càng ngắn càng tốt để giảm thiểu rủi ro.

T = Tổng vốn vay / Khấu hao TSCĐ + LN dự án dung trả nợ + Nguồn khác dung trả nợ Thời gian hoàn trả vốn vay là cơ sở để định ra thời hạn cho vay của món nợ. Ngoài ra, tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu cụ thể của từng dự án, các chỉ tiêu khác như : khả năng tái tạo ngoại tệ, khả năng tạo công ăn việc làm, khả năng đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực, … sẽ được đề cập tới từng dự án cụ thể.

e4. Thẩm định về chi phí, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án

Đối với chủ đầu tư chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận luôn là mối quan tâm hàng đầu. Các NHTM tài trợ cho dự án cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề trên vì khả năng trả nợ của dự án phụ thuộc rất lớn vào kết quả kinh doanh hàng năm của chủ đầu tư. Chính vì vậy, thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu và lợi nhuận hàng năm của dự án là việc làm không thể thiếu trong thẩm định tài chính dự án.

Việc xác định chi phí sản xuất hàng năm của dự án cần được căn cứ vào chi phí giá thành sản phẩm. Các định mức sản xuất, mức tiêu hao nguyên vật liệu trên một đơn vị sản phẩm, đơn giá … có hợp lý không? Trên cơ sở đó so sánh với các dự án đã và đang đi vào hoạt động cũng như kinh nghiệm đã tích luỹ được cán bộ thẩm định trong quá trình công tác.

Đối với doanh thu của dự án, cũng cần xác định rõ theo từng năm dự kiến. Cần tính toán đầy đủ các nguồn thu như: Doanh thu từ sản phẩm, từ sản phẩm phụ …

Trên cơ sở xác định doanh thu và chi phí hàng năm sẽ tính được lợi nhuận ròng hàng năm của dự án. Lợi nhuận ròng được tính theo công thức sau:

Thu nhập chịu Doanh thu Chi phí hợp thu nhập thuế trong kỳ trong kỳ lý trong kỳ khác trong kỳ

Kỳ tính thuế là năm dương lịch hoặc năm tài chính

Thuế thu nhập = Thu nhập chịu thuế trong kỳ * Thuế suất thuế TNDN Lợi nhuận ròng = Thu nhập chịu thuế - Thuế thu nhập

Một phần của tài liệu “ Thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo & PT NT Hoàn Kiếm (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w