Xem xét cơ sở pháp lý của bộ hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư

Một phần của tài liệu “ Thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo & PT NT Hoàn Kiếm (Trang 33 - 34)

- Giấy chứng nhận mã số thuế.

c. Xem xét cơ sở pháp lý của bộ hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư

Về nguyên tắc, dự án đầu tư phải được lập và đáp ứng đủ các quy định tại NĐ số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 và số 112/2005/ NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư, giấy phép đầu tư của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

- Dự án đầu tư và quyết định phê duyệt dự án đầu tư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền - Thế kế kỹ thuật: Thiết kế kỹ thuật thi công về nội dung.

- Giấy phép xây dựng công trình, tổng dự toán công trình được phê duyệt.

- Ý kiến của cơ quan quản lý nghành, cơ quan chuyên môn chính quyền sở tại tại địa điểm thực hiện dự án đầu tư.

- Các giấy tờ liên quan về đất và địa điểm xây dựng

- Giấy phép tài nguyên (đối với dự án có sử dụng tài nguyên thiên nhiên). - Các hồ sơ khác có liên quan.

1.2.4.4 Những nội dung cần thẩm định dự án a. Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án a. Sự cần thiết phải đầu tư và mục tiêu của dự án

Mỗi dự án, đánh giá được sự cần thiết phải đầu tư và những mục tiêu mà dự án cần đạt được là mối quan tâm hàng đầu của người thẩm định. Đối với Chi nhánh NHNo & PTNT Hoàn Kiếm thì thẩm định dự án đầu tư cần xem xét ở những nội dung sau

+ Xem xét mục tiêu của dự án có phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, mục tiêu phát triển kinh tế ngành, địa phương trong từng thời kỳ phát triển kinh tế xã hội.

+ Đánh giá sự cần thiết phải phát triển của doanh nghiệp trước những đòi hỏi ngày càng cao và đa dạng của thị trường

+ Xem xét tư cách pháp nhân, năng lực của chủ đầu tư

+ Đánh giá quan hệ cung cầu của sản phẩm hiện tại và dự đoán trong tương lai

Nếu là đầu tư để cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất của doanh nghiệp hiện có thì đánh giá về trình độ sản xuất, chất lượng quy cách, giá cả sản phẩm trước và sau khi đầu tư. Phân tích năng lực máy móc thiết bị, quy mô sản xuất hiện có so với nhu cầu thị trường hiện tại, từ đó nêu bật lên sự cần thiết phải đầu tư để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm.

Nếu dự án được thực hiện thì sẽ đem lại những lợi ích cụ thể nào cho địa phương, cho ngành và cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.

Nhìn một cách tổng thể, các dự án có rất nhiều mục tiêu khác nhau cần phải đạt được. Tuy nhiên, đối với dự án sản xuất kinh doanh thì mục tiêu quan trọng nhất là tối đa hoá lợi nhuận từ đồng vốn bỏ ra để đầu tư. Bên cạnh đó, dự án còn có thể giải quyết nhiều mục tiêu khác như tăng cường khả năng cạnh tranh của sản phẩm, mở rộng thị phần, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tạo ra những sản phẩm mới thay thế hàng nhập khẩu, tăng xuất khẩu tăng thu ngoại tệ, cải thiện cán cân xuất nhập khẩu, và ngoài ra còn đem lại rất nhiều những lợi ích xã hội khác…

Một phần của tài liệu “ Thẩm định dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại Chi nhánh NHNo & PT NT Hoàn Kiếm (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w