Định hướng phát triển cảng Hải Phòng

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 113 - 115)

1. Định hướng phát triển cảng Hải Phòng đến năm 2020

- Thực hiện dự án đầu tư nâng cấp cảng Hải Phòng giai đoạn II: sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 29/QĐ-TTg ngày 09/01/1999 để đầu tư nâng cấp cảng Chùa Vẽ với mục tiêu có thể tiếp nhận tàu có trọng tải tới 10.000 DWT và tàu lớn hơn giảm tải.

- Khu vực cảng sông Bạch Đằng: Đầu tư xây dựng cảng tổng hợp Đình Vũ với mục tiêu đưa Cảng Hải Phòng tiến ra biển, khả năng có thể tiếp nhận tàu có trọng tải tới 20.000 DWT đầy tải và tàu có trọng tải 40.000 DWT hoặc lớn hơn giảm tải thích hợp.

- Cảng chuyển tải Bến Gót: xây dựng với mục đích phục vụ giải tỏa các vị trí chuyển tải trên vịnh Hạ Long, bao gồm 6 - 8 vị trí neo đậu cho tàu có trọng tải 20.000 DWT hoặc lớn hơn neo đậu.

- Cải tạo luồng tàu vào cảng Hải Phòng: Tuyến luồng theo kênh Hà Nam ra cửa Lạch Huyện được cải tạo, nâng cấp theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 29/QĐ-TTg ngày 9 tháng 1 năm 1999.

2. Định hướng đầu tư của Cảng Hải Phòng

Xuất phát từ những điều kiện thuận lợi cũng như những mặt còn hạn chế như trên, ta có thể đưa ra một số các định hướng đầu tư trong thời gian tới nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại của Cảng Hải Phòng như sau:

-Đầu tư khơi thông luồng cảng: nhằm khắc phục tình trạng sa bồi luồng tàu, tạo điều kiện cho phép các tàu có mớn nước lớn hơn, trọng tải cao hơn cập cảng làm hàng; trong thời gian tới, cảng Hải Phòng cần tiến hành nạo vét khơi sâu luồng lạch, nâng cao khả năng tiếp nhận các tàu có trọng tải trên 40.000DWT.

- Đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông đường bộ trong cảng: mặc dù cảng Hải Phòng có ưu điểm vượt trội hơn các cảng biển khác của Việt Nam là có tuyến quốc lộ 5 là đường giao thông huyết mạch nối giữa Hải Phòng- Hà Nội và có tuyến đường sắt đưa hàng vào tận khu vực hậu phương cảng tuy nhiên trong những năm gần đây, do tần số hoạt động cao và mật độ của các xe chở container trên tuyến đường này đã gây nên tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, do đó trong thời gian tới, cần tiến hành cải tạo nâng cấp mạng lưới giao thông trong nội bộ cảng, tạo điều kiện cho hàng hóa trong cảng được vận chuyển nhanh chóng, thuận tiện hơn.

-Đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị xếp dỡ: một vấn đề bất cập chung đối với hệ thống cảng biển Việt Nam hiện nay là phương tiện thiết bị đã lạc hậu, nhiều loại đã hết khấu hao vẫn được đưa vào sử dụng và Cảng Hải Phòng cũng không nằm ngoài hiện trạng chung đó. Do đó, trong thời gian tới, cần phải tiến hành đầu tư nâng cấp hệ thống trang thiết bị của cảng, nâng cao năng suất làm hàng cũng như tốc độ giải phóng kho bãi, bổ sung các thiết bị chuyên dùng có tính năng hiện đại…

3. Kế hoạch đầu tư phát triển Cảng Hải Phòng giai đoạn 2008-2013

Trong vòng 5 năm tới, mục tiêu đầu tư phát triển Cảng Hải Phòng được xác định cụ thể như sau:

+ Hoàn thành toàn bộ dự án 7 cầu cảng 2 vạn tấn Đình Vũ, tạo điều kiện có thể tiếp nhận được tàu có trọng tải 20.000 DWT cập cảng làm hàng.

+ Thực hiện các thủ tục xin cấp phép khởi công xây dựng Cảng Lạch Huyện- cảng cửa ngõ quốc tế đầu tiên ở Hải Phòng, với khả năng thông qua lượng hàng dự báo khoảng 35 triệu Tấn/năm tính đến giai đoạn 2020.

+ Tiến hành đổi mới hoàn thiện cơ cấu tổ chức sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đồng thời tiến hành đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực các đơn vị trực thuộc.

+ Mở rộng thị trường khai thác kinh doanh, vươn ra các tỉnh ngoài đồng thời tiến hành liên doanh liên kết, đa dạng hóa các ngành nghề kinh doanh: vận tải biển, logistic, vận tải đa phương thức…

+ Xây dựng và phát triển mối quan hệ liên kết kinh tế với các đội tàu, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhằm hỗ trợ cho việc phát triển và nâng cao thị phàn hàng hóa thông qua cảng.

+ Phấn đấu đạt sản lượng 25 triệu tấn, doanh thu 1.200 tỷ đồng vào năm 2013.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 113 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w