III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CẢNG HẢI PHÒNG
1. Tổng quan về tình hình đầu tư phát triển đầu tư xây dựng cơ bản của Cảng Hải Phòng
các cảng biển trên thế giới, khi mà tổng sản lượng container thông qua cảng ngày càng gia tăng qua các năm.
III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CẢNG HẢI PHÒNG
1. Tổng quan về tình hình đầu tư phát triển đầu tư xây dựng cơ bản của Cảng Hải Phòng Hải Phòng
Hoạt động đầu tư phát triển của Cảng Hải Phòng có thể được phân loại thành đầu tư vào tài sản vô hình và đầu tư vào tài sản hữu hình.
Hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình như sau:
+ Hoạt động đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên cũng như đội ngũ công nhân làm việc cho Cảng. Hàng năm Cảng đều tổ chức những đợt tập huấn nâng cao trình độ kiến thức cho đội ngũ nhân lực, đồng thời cũng lựa chọn một số cán bộ có năng lực để đưa ra nước ngoài học tập và rèn luyện, đáp ứng với nhu cầu phát triển của Cảng trong tình hình mới. Tổng số cán bộ, công nhân của Cảng là hơn 5000 người, trong đó số người có trình độ đại học và trên đại học là 550 người. Lực lượng lao động của Cảng với nhiều
ngành nghề khác nhau như công nhân lái các loại cần trục, thuyền viên, công nhân kĩ thuật cơ giới, công nhân bốc xếp, bảo vệ, nhân viên giao nhận kiểm đếm hàng hóa… ngoài ra còn có lực lượng y tá bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho công nhân.
+ Hoạt động đầu tư marketing quảng bá thương hiệu: nhằm tiếp cận tốt hơn với các đối tượng khách hàng khác nhau, Cảng Hải Phòng đã xây dựng được một website trong đó cung cấp các thông tin cần thiết cho khách hàng cũng như các đối tác muốn tìm hiểu về Cảng. Ngoài ra, Cảng cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo chuyên ngành, các buổi gặp gỡ giao lưu với khách hàng để giới thiệu về hoạt động dịch vụ tại cảng.
+ Hoạt động đầu tư nghiên cứu triển khai công nghệ: có thể nói rằng, Cảng Hải Phòng chưa chú trọng lắm tới hoạt động R&D tại doanh nghiệp khi mà công nghệ cũng như dây chuyền thiết bị chủ yếu là mua về từ các nhà thầu trong và ngoài nước. Hoạt động R&D chỉ dừng lại ở khâu thích ứng, triển khai công nghệ tại doanh nghiệp chứ Cảng không tổ chức các phòng ban có nhiệm vụ nghiên cứu, chế tạo ra các máy móc thiết bị phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh.
* Hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình:
Hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình ở Cảng có thể được chia ra làm 2 khoản mục chính:
+ Đầu tư vào máy móc thiết bị: hàng năm, Cảng đều bỏ ra một khoản vốn lớn nhằm mua sắm mới các máy móc phương tiện hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Hoạt động này sẽ do phòng Kĩ thuật công nghệ phụ trách, từ khâu lập kế hoạch mua sắm thiết bị cần thiết hàng năm, tới việc tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp phù hợp nhất, tới việc thẩm định và đưa phương tiện vào trong sản xuất.
+ Đầu tư xây dựng: đây là khoản mục chiếm tỉ trọng vốn lớn nhất trong tổng vốn dành cho hoạt động đầu tư phát triển của Cảng Hải Phòng. Hiện nay, Cảng đang triển khai các dự án lớn như dự án cải tạo nâng cấp Cảng Hải Phòng trong đó sử dụng nguồn
vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ Nhật Bản, dự án khu Cảng tổng hợp Đình Vũ, dự án khu cảng nội địa ICD Lào Cai, dự án khu chuyển tải Bến Gót Lạch Huyện,… qua đó tạo điều kiện cho Cảng có thể tiếp nhận được các tàu có trọng tải lớn hơn, có mớ nước sâu hơn, đồng thời bổ sung năng lực chuyển tải để hỗ trợ các vị trí chuyển tải hiện nay, tiết kiệm chi phí khai thác, nạo vét luồng hàng năm…
2. Tình hình huy động vốn cho hoạt động đầu tư phát triển của Cảng
Để đáp ứng được nhu cầu khách hàng ngày càng cao hơn, hàng năm đón nhận những tàu có trọng tải lớn hơn, có mớ nước sâu hơn và tiếp nhận một khối lượng hàng hóa vận chuyển nhiều hơn, Cảng Hải Phòng hàng năm đều phải đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, xây dựng các công trình đòi hỏi nguồn vốn lớn như cầu cảng, bến bãi… phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tốt hơn. Do tính chất của hoạt động đầu tư phát triển của Cảng Hải Phòng là đòi hỏi một nguồn vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài, bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quan khó có thể lường trước… nên Cảng luôn tìm cách khắc phục tình trạng thiếu vốn thông qua việc đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư.
Hiện nay, nguồn vốn đầu tư của Cảng Hải Phòng từ 3 nguồn chủ yếu: + Vốn chủ sở hữu
+ Vốn vay thương mại. + Vốn vay ODA.
BẢNG 9: QUY MÔ VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG NGUỒN VỐN GIAI ĐOẠN 2006- 2008
1 T ng ngu n v nổ ồ ố Tỷ 822.370 1.019.706 1.496.946 2 Lượng t ng tuy t ă ệ đối liên
ho nà
Tỷ
- 197.336 477.240
3 T c ố độ ă t ng liên ho nà % - 24,00% 46,80% 4 T c ố độ ă t ng nh g cđị ố % - 24,00% 82,03%
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Như vậy, qua bảng trên, ta có thể nhận thấy có sự tăng trưởng lớn trong quy mô tổng nguồn vốn của Cảng Hải Phòng, từ 822.370 tỷ đồng năm 2006 lên đến 1.496.946 tỷ đồng năm 2008, và tốc độ tăng liên hoàn qua các năm cũng đạt mức cao: năm 2007 tăng 24% so với năm 2006, năm 2008 tăng 46,8 % so với năm 2007.
BẢNG 10: QUY MÔ TỪNG NGUỒN VỐN TRONG TỔNG NGUỒN VỐN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG
Đơn vị : tỷ đồng
STT Ngu n v nồ ố N m 2006ă N m 2007ă N m 2008ă
1 Ngu n v n ch s h uồ ố ủ ở ữ 631.147 861.595 912.880
2 Ngu n v n vay thồ ố ương
m iạ 24.820 31.403 36.811
3 Ngu n v n vay ODAồ ố 166.402 126.707 547.254
4 T ng ngu n v n ổ ồ ố 822.370 1.019.706 1.496.946
Nguồn: phòng tài chính kế toán
BẢNG 11: TỶ TRỌNG TỪNG NGUỒN VỐN TRONG TỔNG NGUỒN VỐN CỦA CẢNG HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2006-2008
STT Ch tiêuỉ N m 2006ă N m 2007ă N m 2008ă
1 Ngu n v n ch s h uồ ố ủ ở ữ 76,75% 84,49% 60,98%
3 Ngu n v n vay ODAồ ố 20,23% 12,43% 36,56%
4 T ng ngu n v n ổ ồ ố 100% 100% 100%
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Có thể nhận thấy thông qua 2 bảng trên về quy mô cũng như tỉ trọng từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của Cảng Hải Phòng giai đoạn 2006-2008: nguồn vốn chủ sở hữu chiếm một tỉ trọng lớn, từ 60% đến 85% tổng nguồn vốn của Cảng, trong khi đó vốn vay ODA sử dụng cho dự án đầu tư nâng cấp Cảng Hải phòng trong khoảng từ 12% cho đến 36% tổng nguồn vốn của Cảng và vốn vay thương mại chỉ chiếm một tỉ trọng rất nhỏ, 2%-3% của tổng nguồn vốn. Do đó, ta có thể đưa ra kết luận rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng không phụ thuộc nhiều vào bên ngoài mà chủ yếu dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu của Cảng.
+ Nguồn vốn chủ sở hữu được hình thành từ các nguồn sau:
- Thứ nhất là vốn góp: mà cụ thế là vốn Nhà nước. Mặc dù chuyển đổi mô hình doanh nghiệp từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty TNHH 1 thành viên tuy nhiên vốn Nhà nước vẫn là nguồn vốn lớn, nắm vai trò chủ đạo trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp, giúp Cảng Hải Phòng có thể tránh được sự phụ thuộc vào bên ngoài, nắm vai trò chủ động trong các quyết định đầu tư khai thác của mình.
- Thứ hai là lợi nhuận để lại của Cảng.
- Thứ ba là các quỹ của doanh nghiệp: bao gồm có quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi, nguồn vốn cho đầu tư XDCB.
Ta có thể nhận thấy rõ hơn về quy mô cũng như tỉ trọng của từng nguồn trong nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp thông qua bảng sau:
BẢNG 12: QUY MÔ TỪNG NGUỒN TRONG NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CẢNG HẢI PHÒNG
Đơn vị tính: VND Ch tiêuỉ N m 2006ă N m 2007ă N m 2008ă V n góp c a Nh nố ủ à ước 703.974.138.023 744.367.473.023 744.367.473.023 L i nhu n ch a phân ph iợ ậ ư ố 21.334.080.640 41.577.773.422 81.805.338.414 Qu ỹ đầ ưu t phát tri nể 38.491.179.075 38.491.179.075 38.491.179.075 Qu d phòng t i chínhỹ ự à 24.360.728.692 24.227.078.310 24.248.820.185 Ngu n v n ồ ố đầ ưu t XDCB 22.782.321.676 30.764.945.501 30.764.945.501 Qu khen thỹ ưởng phúc l i ợ 50.652.795.514 33.451.853.458 29.604.309.729 T ngổ 861.595.243.620 912.880.302.789 949.282.065.927
Nguồn: phòng tài chính kế toán
BẢNG 13: TỶ TRỌNG TỪNG NGUỒN TRONG NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU CỦA CẢNG HẢI PHÒNG
Ch tiêuỉ N m 2006ă N m 2007ă N m 2008ă V n góp c a Nh nố ủ à ước 81,71% 81,54% 78,41% L i nhu n ch a phân ph iợ ậ ư ố 2,48% 4,55% 8,62% Qu ỹ đầ ưu t phát tri nể 4,47% 4,22% 4,05% Qu d phòng t i chínhỹ ự à 2,83% 2,65% 2,55% Ngu n v n ồ ố đầ ưu t XDCB 2,64% 3,37% 3,24% Qu khen thỹ ưởng phúc l i ợ 5,88% 3,66% 3,12% T ngổ 100% 100% 100%
Nguồn: phòng tài chính kế toán
Như vậy, có thể nhận thấy rằng quy mô vốn chủ sở hữu của Cảng Hải Phòng qua các năm có sự tăng lên rõ rệt, từ 861,6 tỷ đồng năm 2006 lên 912,8 tỷ đồng năm 2007 và 949,3 tỉ đồng năm 2008. Bên cạnh đó, tỉ trọng của vốn góp của Nhà nước chiếm tỉ trọng lớn từ 78% - 82% trong tổng vốn chủ sở hữu.
+Nguồn vốn vay thương mại: từ các định chế tài chính mà chủ yếu là Ngân hàng Hàng Hải. Nguồn vốn này được sử dụng chủ yếu cho hoạt động mua sắm máy móc, phương tiện thiết bị và được trả hết cả gốc lẫn lãi hàng năm.
Hàng năm, Cảng Hải Phòng vay vốn thương mại trong khoảng từ 25.000 tỷ đồng đến hơn 30.000 tỷ đồng, với tốc độ tăng vốn liên hoàn từ 10-30%. Ta có thể nhận thấy điều này qua bảng sau:
BẢNG 14: QUY MÔ VỐN VAY THƯƠNG MẠI CỦA CẢNG HẢI PHÒNG
Đơn vị tính: tỷ đồng, %
Nguồn: phòng tài chính kế toán
+Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Chính phủ Nhật Bản: được sử dụng cho dự án cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các Quyết định số 29/QĐ-TTg ngày 09/01/1999 và số 944/QĐ-TTg ngày 28/9/2000, được thực hiện bằng nguồn vốn vay ODA đặc biệt của JBIC (Nhật bản)
Ch tiêuỉ N m 2005ă N m 2006ă N m 2007ă N m 2008ă
V n vay thố ương m iạ 24.820 31.403 36.811 31.758
T c ố độ ă t ng liên ho nà - 26,52% 17,22% 8,19% T c ố độ ă t ng nh g cđị ố - 26,52% 48,31% 60,46%
thông qua Hiệp định vay vốn số VNVII-1 ký ngày 29/03/2000 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Nhật Bản. Chủ đầu tư của dự án là Bộ Giao thông Vận tải và tổng hạng mức đầu tư đạt 1.772,251 tỷ đồng (tương đương 126 triệu USD).