Bất cứ một hoạt động đầu tư nào cũng phải dựa trên nhu cầu thực tế của doanh nghiệp: về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, nhu cầu của khách hàng, biến động cung cầu trên thị trường,… Do đó, để có thể xem xét tính hợp lí của hoạt động đầu tư
phát triển trong thời gian qua của Cảng Hải Phòng cũng như đưa ra những định hướng phát triển, giải pháp đầu tư trong thời gian tới, nhất thiết chúng ta phải tìm hiểu về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, về những thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình hoạt động của Cảng thông qua các chỉ tiêu cụ thể như sau:
1. Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng
Lợi nhuận thuần là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp. Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Cảng Hải Phòng qua các năm đều có sự tăng trưởng với quy mô lớn (từ 16.285.144.765 VNĐ vào năm 2006 lên 33.896.233.856 VNĐ vào năm 2007 và đến năm 2008 đạt 41.314.378.101 VNĐ). Điều này có thể phản ánh được phần nào hoạt động của Cảng Hải Phòng ngày càng đạt được hiệu quả cao. Đây cũng có thể một phần do việc chuyển đổi mô hình quản lí từ doanh nghiệp Nhà nước sang công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên đã giúp Cảng Hải Phòng chủ động, sáng tạo hơn trong việc quản lí các hoạt động của mình, từ đó nâng cao năng suất lao động của các đơn vị trực thuộc Cảng. Bên cạnh đó, hoạt động bốc xếp hàng hóa luôn là hoạt động mang lại lợi nhuận cao nhất cho Cảng Hải Phòng, trong khi đó, trong 3 năm gần đây thì các hoạt động như lai dắt, hỗ trợ tàu biển, hoạt động kinh doanh dịch vụ, hoạt động kiểm đếm giao nhận hàng hóa đều có lợi nhuận thuần âm. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Cảng Hải Phòng cần tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả các hoạt động này nhằm khắc phục được tình trạng trên. Bảng sau đã cho thấy về lợi nhuận thuần về các hoạt động chính của Cảng Hải Phòng như hoạt động bốc xếp, kiểm đếm giao nhận hàng hóa, hoạt động lưu kho lưu bãi,, chuyển tải, lai dắt và các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác:
BẢNG 6: LỢI NHUẬN THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
L i nhu n thu nợ ậ ầ N m 2006ă N m 2007ă N m 2008ă Ho t ạ động b c x pố ế 39.360.908.810 56.712.041.916 25.882.992.241 Ho t ạ động ki m ể đếm, giao nh n, cân h ngậ à -4.563.180.577 -8.326.415.641 -958.275.872 Ho t ạ động l u kho l u bãiư ư -6.440.801.241 388.593.269 18.977.417.922 Ho t ạ động chuy n t iể ả -1.476.110.534 -8.696.419.209 -1.780.636.461 Ho t ạ động lai d t, h trắ ỗ ợ -7.915.900.743 -2.263.933.410 -44.982.505 Ho t ạ động kinh doanh d chị v khácụ -2.679.770.950 -3.917.633.069 -762.137.224 T ng l i nhu n thu n tổ ợ ậ ầ ừ ho t ạ động s n xu t kinhả ấ doanh 16.285.144.765 33.896.233.856 41.314.378.101
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
2. Đánh giá tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng giai đoạn 1998-2008
Trong vòng 5 năm trở lại đây, số lượng tàu thuyền ra vào khu vực cảng biển Hải Phòng cũng đã không ngừng tăng với mức tăng trưởng đạt xấp xỷ 10%, đặc biệt là nhiều tàu biển có trọng tải lớn trên hai vạn tấn, chiều dài đến 201 m được đưa vào cập cảng an toàn trong điều kiện luồng lạch còn nhiều hạn chế: năm 2001 là 5.945 lượt; năm 2002 là 6.657 lượt; năm 2003: 7.395 lượt; năm 2004: 8.446 lượt và năm 2005: 9.016 lượt, mang theo sản lượng hàng hoá tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước khoảng 15%. Ta có thể đánh giá được tổng sản lượng hàng hóa thông qua Cảng Hải Phòng trong thời gian qua thông qua bảng thống kê sau:
Nguồn: Phòng Kế hoạch thống kê
Như vậy, thông qua bảng trên, ta có thể nhận thấy có sự tăng trưởng đáng kể trong tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng trong giai đoạn 1998-2008. Vào năm 1998, sản lượng hàng chỉ đạt 5,4 triệu tấn thì đến năm 2008, theo thống kê cho thấy lượng hàng hóa thông qua cảng đã lên tới 13,8 triệu tấn, gần gấp 3 lần sản lượng năm 1998.
Bên cạnh đó, qua các năm đều có sự tăng lên về quy mô hàng hóa. Trong giai đoạn từ 1998 đến 2001, trung bình các năm tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng đều tăng lên trên dưới 1 triệu tấn. Từ năm 2001 đến 2002, sản lượng tăng đột biến gần 2 triệu tấn (8,5 triệu năm 2002 lên 10,3 triệu năm 2003) tuy nhiên trong giai đoạn 2003-2005, gần như không có sự thay đổi nhiều khi tổng lượng hàng hóa trong các năm đạt khoảng 10 triệu tấn/năm. Trong giai đoạn từ 2006-2008, ta lại nhận thấy có sự tăng trưởng lớn về quy mô hàng hóa thông qua theo các năm, từ 11,1 triệu tấn năm 2006 lên 12,3 triệu tấn năm 2007 và năm 2008 đạt 13,8 triệu tấn.
Như vậy, có thể nhận thấy biểu đồ trên đã cho thấy khuynh hướng tăng lên của tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng Hải Phòng trong 10 năm gần nhất, từ 1998 đến 2008.
3. Đánh giá tổng sản lượng container thông qua Cảng giai đoạn 1998-2008
Trong xu thế container hóa cảng biển như hiện nay (tức gia tăng tỉ trọng hàng container trong tổng lượng hàng hóa qua cảng) thì một trong những chỉ tiêu quan trọng trong việc xem xét hoạt động sản xuất kinh doanh của một cảng biển là tổng sản lượng hàng container qua cảng. Ta có thể đánh giá về chỉ tiêu này của Cảng Hải Phòng thông qua bảng sau:
BẢNG 8: THỐNG KÊ SL CONTAINER QUA CẢNG GIAI ĐOẠN 1998- 2008
Nguồn: Phòng Kế hoạch thống kê.
Biểu đồ đường thẳng trên đã giúp ta có cái nhìn tổng quát về tổng sản lượng hàng container của Cảng Hải Phòng trong 10 năm gần nhất, từ 1998 đến 2008. Ta có thể nhận thấy, nếu như vào đầu giai đoạn này, tổng sản lượng hàng container chỉ đạt 218.886
TEU thì đến năm 2008, đã lên tới 790.000 TEU, gấp hơn 3 lần con số thống kê năm 1998.
Ngoài ra, trong giai đoạn từ 1998 đến 2006, có thể thấy rằng tổng sản lượng container có sự gia tăng qua các năm tuy nhiên với tốc độ chậm (ví dụ như trong giai đoạn từ 2002 đến 2006, trung bình qua các năm chỉ tăng trong khoảng 30.000 TEU/ năm). Trong khi đó, từ 2006 đến 2007 đã có sự gia tăng đột biến về sản lượng, tới gần 200.000 TEU/ năm khi mà vào năm 2006, tổng sản lượng container qua cảng là 463.899 TEU thì đến 2007, đã lên tới 683.689 TEU, tăng lên 32,14% so với năm 2006. Và từ năm 2007 đến 2008 cũng chứng kiến sự gia tăng nhanh chóng lên tới 790.000 TEU vào năm 2008, hơn 10.000 TEU so với năm 2007.
Như vậy, có thể nhận thấy Cảng Hải Phòng đã bắt kịp xu hướng container hóa của các cảng biển trên thế giới, khi mà tổng sản lượng container thông qua cảng ngày càng gia tăng qua các năm.