Tình hình đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 28 - 32)

III. Hoạt động đầu tư phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam

6. Tình hình đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cảng biển Việt Nam

Thực hiện chủ trương kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đi trước một bước để tạo tiền đề, kích thích nền kinh tế phát triển, những năm qua Nhà nước đã quan tâm ưu tiên vốn đầu tư cho ngành giao thông vận tải, tập trung điều chỉnh sửa đổi và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng cởi mở, thông thoáng, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển và kinh doanh các dịch vụ cảng biển. Vì vậy, kết cấu hạ tầng cảng biển đã có bước phát triển vượt bậc, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và sự đi lại của nhân dân.

Trong thời gian qua, cả nước đã tiến hành mở rộng, xây dựng và hiện đại hoá từng bước hệ thống cảng biển, trong đó có các cảng quan trọng như Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Vũng Áng, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Sài Gòn, Cần Thơ…Sau đây là tình hình đầu tư phát triển ở một số cảng lớn của Việt Nam trong thời gian qua:

Cảng Hải Phòng: Sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản đã hoàn thành Giai đoạn II nâng cấp các bến 1 và 2 cảng Chùa Vẽ, cải tạo bãi chứa hàng và trang thiết bị xếp dỡ, hệ thống thông tin quản lý. Đang xây dựng 02 bến tổng hợp cho tầu 20.000 DWT tại Đình Vũ bằng vốn tự huy động cổ phần; đang triển khai Giai đoạn II cải tạo và nâng cấp luồng tầu cho tầu 10.000DWT, xây dựng 02 bến container tại Chùa Vẽ, kinh phí 126 triệu USD sử dụng vốn ODA Nhật Bản, nâng công suất toàn cảng Hải Phòng lên 11,8 - 15,6 triệu T/năm vào năm 2010. Dự kiến tiếp tục phát triển cảng Hải Phòng về phía Đình Vũ hoàn thành đầy đủ 06 bến cho tầu 10.000 - 20.000 DWT, công suất thông qua khu vực Đình Vũ là 3 - 4 triệu T/năm.

Cảng Cửa Lò: Sử dụng vốn trong nước, đã hoàn thành xây dựng mới bến số 3, 4, sửa chữa bến số 1 và 2 dài 660m. Dự kiến tiếp tục nạo vét luồng cho tầu 10.000 DWT và đầu tư xây dựng hệ thống các công trình phụ trợ đồng bộ để có thể tiếp nhận tầu 10.000 DWT.

Cảng Tiên Sa - Đà Nẵng: được nâng cấp bằng nguồn vốn trong nước để xây dựng bến số 5, hiện đang sử dụng vốn ODA để đầu tư sửa chữa bến bãi, xây dựng đê chắn sóng giai đoạn 1, mục tiêu có thể tiếp nhận tàu 30.000 DWT.

Cảng Quy Nhơn: Sử dụng vốn trong nước, hoàn thành sửa chữa 350m bến cho tàu 5000 DWT, xây dựng mới 01 cầu tàu dài 174m cho tầu 10.000 DWT cập tầu hai phía, xây dựng 01 bến dài 170 cho tầu 30.000 DWT. Dự kiến tiếp tục nạo vét luồng cho tầu 30.000 DWT cùng hệ thống các công trình phụ trợ để có thể tiếp nhận tầu 30.000 DWT.

Cảng Nha Trang: Sử dụng vốn trong nước, hoàn thành cải tạo và nâng cấp cầu tầu 10.000 DWT dài 171m, xây dựng cầu tầu 20.000 DWT dài 215m, nạo vét luồng cho tầu 20.000 - 30.000 DWT. Dự kiến tiếp tục xây dựng hệ thống các bến bãi, nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ đồng bộ nâng công suất thông qua hàng hoá lên 0,85 triệu T/năm và hành khách.

Cảng Ba Ngòi - Khánh Hoà: Đã hoàn thành cải tạo nâng cấp hoàn chỉnh 01 bến cho tầu 30.000 DWT, công suất thông qua 400.000 T/năm.

Cảng Sài Gòn: Đã hoàn thành cải tạo nâng cấp bằng vốn vay ADB (sửa chữa nâng cấp cầu bến, mua sắm trang thiết bị bốc xếp) có khả năng tiếp nhận tầu 20.000 - 30.000 DWT, công suất thông qua 15 triệu T/năm.

Cảng Đồng Nai: Hoàn thành mở rộng giai đoạn I, xây dựng thêm 70m bến cho tầu 5000 DWT, nâng công suất cảng 300.000 - 40.000 tấn/năm. Đang chuẩn bị triển khai giai đoạn II. Sử dụng vốn tái phát triển sản xuất của cảng Đồng Nai.

Cảng Cần Thơ: Đã hoàn thành cải tạo và nâng cấp có khả năng tiếp nhận tầu 10.000 DWT, công suất thông qua 2,7 - 3,5 triệu T/năm. Có khả năng nâng cao công suất hơn nữa tuỳ thuộc vào luồng qua cửa Định An.

Cảng Cái Lân: Sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản, đã hoàn thành xây dựng các bến số 5,6,7 với tổng chiều dài bến 680m và nạo vét luồng trong tiếp nhận cho tầu 40.000 DWT cùng hệ thống các công trình phụ trợ đồng bộ. Dự kiến tiếp tục triển khai nạo vét luồng ngoài cho tầu và xây dựng các bến 2,3,4 nâng công suất toàn cảng lên 7 - 8,5 triệu T/năm.

Cảng Nghi Sơn: Hoàn thành xây dựng 01 bến dài 160m cho tàu 10.000 DWT, công suất thông qua 460.000 T/năm. Hiện đang chuẩn bị triển khai xây dựng bến số 2 cho tầu 45.000 DWT.

Cảng Vũng Áng - Hà Tĩnh: Hoàn thành 01 bến cho tầu 15.000 - 45.000 DWT, công suất thông qua 460.000 T/năm. Hiện đang chuẩn bị triển khai xây dựng bến số 2 cho tầu 45.000 DWT.

Cảng Hòn La - Quảng Bình:Đang triển khai xây dựng 01 bến chuyên dụng cho tầu 10.000 DWT, công suất 660.000 tấn năm phục vụ xuất nhập khẩu cho nhà máy xi măng Thanh Hà (vốn ngân sách địa phương).

Cảng Chân Mây - Thừa Thiên Huế: Đã hoàn thành xây dựng 01 bến cho tầu 30.000 DWT, công suất 500.000 T/năm (vốn ngân sách địa phương).

Cảng Dung Quất: Hoàn thành đầu tư xây dựng 01 bến dài 160m, công suất 370.000 tấn/năm, cho tầu 10.000 DWT để phục vụ việc xây dựng nhà máy liên doanh Dung Quất và Khu công nghiệp Dung Quất.

Cảng Kỳ Hà - Quảng Nam: Phục vụ khu kinh tế mở Chu Lai, hiện mới xây dựng xong một bến 6600 DWT, công suất thông qua 300.000 tấn/năm.

Cảng Cái Cui - Cần Thơ: Hiện cảng đã có 2 bến phao chuyển tải cho tầu 2 vạn DWT, năng lực thông qua 150 ngàn T/năm và đang xây dựng 1 cầu tầu cho tàu 1 vạn DWT dài 165m.

Cảng nước sâu Lạch Huyện: khởi công xây dựng 2 bến khởi động năm 2008 cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại khu vực Lạch Huyện. Trong tương lai, cảng Lạch Huyện có thêm chức năng trung chuyển container cho khu vực phía Bắc và khu vực Đông Nam Á, dự báo hàng hoá qua cảng cửa ngõ Lạch Huyện đến năm 2020 lớn hơn 40 triệu tấn.

Cảng Vân Phong (Khánh Hòa): cảng quy hoạch nhằm tiếp nhận tàu container sức chở đến 15.000 TEU, tổng diện tích toàn cảng 750ha, tổng chiều dài bến 11.880m đến 12.590m, được xây dựng hoàn chỉnh trong vũng Đầm Môn. Tổng vốn đầu tư cho Cảng là 3.000 tỷ đồng.

Như vậy, có thể nhận thấy trong thời gian qua, hoạt động đầu tư phát triển cảng biển đã diễn ra khá tích cực, khi mà các cảng lớn, quan trọng của nước ta đều đang tiến hành đầu tư xây dựng đổi mới hệ thống cầu cảng, kho bãi, trang thiết bị,… nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của vận chuyển hàng hóa trong khu vực. Tuy nhiên, một điều đáng buồn có thể nhận thấy là mặc dù các cảng biển hiện nay được đầu tư một lượng vốn khá lớn tuy nhiên mục tiêu xây dựng các cảng hầu hết chỉ để tiếp nhận các tàu có trọng tải lớn nhất là 30.000DWT. Chỉ có một số ít các cảng xây dựng với mục đích có thể cho tàu có trọng tải lên 40.000 DWT cập cảng như cảng Cái Lân, cảng Vân Phong, cảng Lạch Huyện, cảng Vũng Áng. Do đó, những tàu cỡ lớn đến cảng Việt Nam đều phải chuyển tải sang các tàu nhỏ hơn, gây chi phí chuyển tải cao. Chính vì vậy, trong thời gian tới, chúng ta phải xúc tiến xây dựng nhanh các cảng nước sâu Lạch Huyên, cảng trung chuyển container quốc tế Vân Phong để có thể tiếp nhận được các tàu có trọng tải lớn cập cảng, làm giảm chi phí chuyển tải, tăng khả năng cạnh tranh của hệ

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(144 trang)
w