Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty Cổ phần Việt Chào:

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Việt Chào (Trang 27)

1.4.2.1. Chính sách kế toán:

- Các chính sách kế toán của doanh nghiệp:

+ Chế độ kế toán áp dụng: Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ tài chính.

+ Các chuẩn mực kế toán: áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính.

- Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định: Phương pháp khấu hao đường thẳng.

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp tính giá vốn hàng tồn kho: Phương pháp bình quân gia quyền.

- Phương pháp tính thuế GTGT: Áp dụng phương pháp khấu trừ. - Đồng tiền ghi sổ VNĐ.

1.4.2.2. Hình thức chứng từ kế toán:

Là một công ty thuộc loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ nên Công ty Cổ phần Việt Chào chỉ sử dụng những chứng từ kế toán sau:

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho. - Hợp đồng kinh tế.

- Hóa đơn GTGT. - Phiếu thu, phiếu chi. - Biên bản giao nhận TSCĐ.

- Biên bản thanh lý TSCĐ. - Giấy báo nợ, có của ngân hàng. - Báo cáo của phòng kinh doanh.

- Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền mặt tạm ứng. - Bảng chấm công.

- Bảng thanh toán tiền lương.

- Hóa đơn tiền điện, hóa đơn tiền nước. - Hóa đơn bán hàng, hóa đơn mua hàng… - Các chứng từ liên quan khác.

Ngoài ra, để đáp ứng yêu cầu quản lý, công ty cũng tổ chức hệ thống chứng từ kế toán nội bộ để phục vụ cho công tác hach toán ban đầu.

Phiếu nhập kho. Nghiệp vụ nhập kho Người đề nghị Cán bộ cung ứng Phòng vật tư Trưởng phòng vật tư Thủ kho Kế toán Bảo quản lưu trữ Giấy đề nghị mua hàng Biên bản kiểm nghiệm Viết phiếu nhập kho Ký Nhập kho Sổ chi tiết vật tư

1.4.2.3. Vận dụng tài khoản kế toán:

Căn cứ vào yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp theo hình thức sản xuất đơn chiếc. Do đó, doanh nghiệp sử dụng các laọi tài khoản theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 dùng cho các doanh nghiệp hoạt động theo hình thức nhỏ và vừa.

Vì vậy, kế toán của Công ty Cổ phần Việt Chào sử dụng các tài khoản sau: - TK 111 “Tiền mặt”: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt: Tiền

Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý.

- TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại Ngân hàng của doanh nghiệp. - TK 131 “Phải thu của khách hàng”: Phản ánh các khoản nợ phải thu và

tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu với khách hàng về tiêu thụ sản phẩm…

- TK 133 “Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ”: Phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và còn được khấu trừ.

- TK 141 “Tạm ứng”: Phản ánh các khoản tạm ứng cho người lao động trong công ty và tình hình thanh toán các khoản tạm ứng đó.

- TK 151 “Hàng mua đang đi đường”: Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá hàng hoá mà doanh nghiệp đã mua nhưng đang đi trên đường. - TK 153 “Công cụ, dụng cụ”: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến

động tăng, giảm các loại công cụ, dụng cụ. - TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”:

- TK 156 “Hàng hoá”: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hoá trong doanh nghiệp.

- TK 157 “Hàng gửi bán”: Phản ánh số hiện có và tình hình biến động của trị giá vốn của hàng hoá gửi bán.

- TK 211 “Tài sản cố định hữu hình”: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định hữu hình.

- TK 213 “Tài sản cố định vô hình”: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm toàn bộ tài sản cố định vô hình.

- TK 214 “Hao mòn tài sản cố định”: Phản ánh tình hình tăng, giảm giá trị hao mòn và giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ.

- TK 311 “Vay ngắn hạn”

- TK 331 “Phải trả cho người bán”: Dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản nợ phải trả của doanh nghiệp.

- TK 333.1 “Thuế GTGT phải nộp”

- TK 334 “Phải trả công nhân viên”: Phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động.

- TK 338 “Phải trả, phải nộp khác”

- TK 341 “Vay dài hạn”: Phản ánh các khoản tiền vay dài hạn và tình hình thanh toán các khoản tiền vay dài hạn của doanh nghiệp.

- TK 342 “Nợ dài hạn”

- TK 411 “Nguồn vốn kinh doanh”: Phản ánh nguồn vốn kinh doanh hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp.

- TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”: Phản ánh kết quả kinh doanh sau thuế thu nhập doanh nghiệp và tình hình phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ của doanh nghiệp.

- TK 431, 414… Các loại quỹ.

- TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”: Dùng để phản ánh Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.

- TK 512 “Doanh thu nội bộ”: Dùng để phản ánh tình hình bán hàng trong nội bộ một doanh nghiệp kế toán kinh tế độc lập.

- TK 521 “Chiết khấu thương mại”: Dùng để phản ánh số tiền chiết khấu cho khách hàng và kết chuyển số tiền chiết khấu vào chi phí hoạt động tài chính.

- TK 531 “Hàng bán bị trả lại”: Phản ánh trị giá hàng bán bị trả lại và kết chuyển trị giá hàng bán bị trả lại sang TK 511, TK 512 để giảm doanh thu bán hàng.

- TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: Phản ánh tập hợp và kết chuyển các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan đến hoạt động chung của cả doanh nghiệp.

- TK 711 “Thu nhập khác” - TK 821 “Chi phí khác”

- TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: Phản ánh xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán kế toán.

Bên cạnh việc mở các tài khoản theo quy định ở nhóm tài khoản cấp I, cấp II công ty còn mở ra các tài khoản chi tiết theo đặc thù công việc của mình.

Ví dụ: như TK 621 chi tiết cho các công trình như TK 621A, TK 621B… hay TK 154A, TK 154B cũng tương tự như TK 632.

1.4.2.4. Hình thức báo cáo kế toán:

Niên độ kế toán của công ty được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 hàng năm. Hệi thống báo cáo kế toán được lập trên các văn bản quy định của Bộ tài chính, cụ thể là theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và theo quy định số 15/2006/QĐ-BTC.

Hiện tại Công ty Cổ phần Việt Chào đang sử dụng 5 loại báo cáo kế toán là: - Bảng cân đối kế toán (B01-DN)

- Bảng báo cáo kết quả kinh doanh (B02-DN)

- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính (B04-DN) - Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Bảng cân đối phát sinh.

Ngoài các báo cáo trên thì công ty còn một số báo cáo nội bộ như báo cáo thu, chi, báo cáo quản trị, báo cáo về doanh thu chi phí các công trình.

Cuối mỗi niên độ kế toán từ 01/01 đến 31/12 công ty phải lập và nộp báo cáo theo đúng quy định của Nhà nước và gửi đến chi cục thuế quản lý, cục tài chính doanh nghiệp, cơ quan quản lý kinh doanh.

1.4.2.5. Hình thức sổ sách kế toán:

Việc tổ chức sổ kế toán thích hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hệ thống hóa và xủ lý thông tin ban đầu. Bởi vậy, tổ chức hệ thống sổ sách hợp lý càng có vai trò thích hợp để cung cấp kịp thời thông tin cho việc lập báo cáo.

Để phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh của mình Công ty Cổ phần Việt Chào đang áp dụng hình thức kế toán là: “Hình thức nhật ký chung”. Đây là hình thức ghi sổ thích hợp với mọi loại hình, quy mô kinh doanh thuận lợi trong công tác tài chính – kế toán tại công ty. Vì thế, việc áp dụng hình thức này đã mang lại cho công ty những kết qủa khả quan, biểu hiện những ưu điểm trong công tác kế toán áp dụng trên máy vi tính.

Với trình tự này, ta có thể giải thích như sau:

- Căn cứ vào các chứng từ gốc đã kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung theo thứ tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản.

- Trường hợp các hoạt động kinh tế - tài chính cần quản lý riêng diễn ra nhiều lần, căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán lập định khoản và ghi vào sổ Nhật ký đặc biệt.

- Đối với chứng từ gốc, liên quan đến hoạt động kinh tế - tài chính cần quản lý chi tiết, cụ thể hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán ghi sổ kế toán chi tiết.

- Căn cứ vào số liệu trên sổ Nhật ký chung và sổ Nhật ký chuyên dùng, kế toán ghi sổ cái các tài khoản liên quan.

- Cuối tháng, căn cứ vào số liệu trên sổ kế toán chi tiết lập bảng chi tiết số phát sinh và căn cứ vào số liệu trên sổ cái các tài khoản lập bảng cân đối số phát sinh.

- Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối số phát sinh, bảng tổng hợp chi tiết, cuối tháng lập báo cáo tài chính.

Sơ đồ 1-3. Trình tự kế toán theo hình thức Nhật ký Chung. Chứng từ kế toán Chứng từ kế toán Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký đặc biệt Sổ Nhật ký chung

Sổ Nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ, thẻ kế toán chi tiết SỔ CÁI SỔ CÁI Bảng tổng hợp chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Bảng CĐPS Bảng CĐPS

Báo cáo tài chình Báo cáo tài chình

Chú thích:

Ghi hàng ngày : Đối chiếu : Ghi cuối tháng :

1.4.2.6. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán:

Công ty Cổ phần Việt Chào áp dụng hình thức tổ chức kế toán Nhật ký chung. Việc mở sổ, ghi sổ, lưu trữ, bảo quản sổ kế toán theo đúng quy định của Nhà nước. Hệ thống sổ kế toán bao gồm: - Sổ nhật ký chung. - Sổ nhật ký bán hàng. - Sổ nhật ký mua hàng. - Sổ nhật ký chi tiền. - Sổ nhật ký thu tiền. - Sổ cái.

- Báo cáo tài chính. - Bảng cân đối tài khoản.

Sổ kế toán chi tiết:

- Sổ kho.

- Sổ chi tiết vật tư, hàng hóa. - Sổ chi tiết bán hàng.

- Sổ theo dõi bán hàng. - Sổ quỹ.

- Sổ tiền gửi ngân hàng.

- Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán. - Sổ chi tiết các tài khoản.

PHẦN II - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT CHÀO

2.1. Đặc điểm của sản phẩm ảnh hưởng đến “kế toán tập hợp chi phí sản xuấtvà tính giá thành sản phẩm”. và tính giá thành sản phẩm”.

2.1.1. Đặc điểm sản phẩm:

Sản phẩm chủ yếu của Công ty Cổ phần Việt Chào là chuyên thực hiện các dự án trong đó có nhà cao tầng, thấp tầng để bán cho nhân dân, các công trình giao thông, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, các công trình tháp viễn thông, xây dựng các công trình du lịch sinh thái, lắp đặt hệ thống thang máy trong các công trình dân dụng, cơ quan...

2.1.2. Phân loại chi phí sản xuất:

a) Phân loại theo nội dung kinh tế:

Là việc sắp xếp các chi phí có nguồn gốc kinh tế ban đầu đồng nhất, không phân biệt chi phí đó phát sinh trong lĩnh vực nào của quá trình sản xuất. Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất bao gồm:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu: là toàn bộ chi phí về các nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, vật liệu thiết kế xây dựng...

- Chi phí nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ như: xăng dầu, trừ một số dùng không hết nhập kho và phế liệu thu hồi.

- Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương: là các khoản tiền lương và phụ cấp phải trả cho công nhân viên chức.

- Chi phí khấu hao tài sản cố định: là tổng số khấu hao phải trích trong kỳ của tất cả tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Chi phí BHXH, BHYT, kinh phí sinh hoạt Công đoàn (KPCĐ): trích theo tỷ lệ % quy định trên tổng số tiền lương và phụ cấp lương phải trả cho công nhân viên tính vào chi phí.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: toàn bộ chi phí dịch vụ mua ngoài dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như tiền điện, nước...

- Chi phí khác bằng tiền: đó là khoản chi phí chưa phản ánh vào các khoản chi phí trên.

Phân loại chi phí theo cách này tạo điều kiện cho xây dựng, thi công, lập, kiểm tra, phân tích dự toán chi phí và phân tích định mức vốn lao động cho các công trình.

b) Phân loại theo khoản mục trong giá thành gồm có:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm tất cả các chi phí cho vật liệu chính, vật liệu phụ, dùng trực tiếp để xây dựng lắp đặt công trình, hạng mục công trình như sỏi, đá, gạch, xi măng....

- Chi phí nhân công trực tiếp: là các chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình. Không bao gồm các khoản trích theo lương như kinh phí sinh hoạt Công đoàn, BHXH, BHYT của công nhân trực tiếp xây lắp.

- Chi phí sử dụng máy thi công: là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy như chi phí khấu hao cơ bản máy thi công, chi phí sửa chữa bảo dưỡng thường xuyên của máy móc thiết bị, tiền lương của nhân viên điều khiển máy thi công và các chi phí khác của máy thi công...

- Chi phí sản xuất chung: Là các khoản mục chi phí không liên quan trực tiếp đến việc hoàn thành khối lượng công tác và kết cấu xây lắp của công trình nhưng rất cần thiết cho quá trình thi công, bao gồm các khoản tiền lương, phụ cấp lương, phụ cấp lưu động phải trả cho nhân

viên quản lý tổ đội xây dựng; khoản trích BHXH, BHYT, kinh phí sinh hoạt Công đoàn được tính theo tỷ lệ % quy định của nhân viên quản lý tổ đội và công nhân trực tiếp tham gia xây dựng, nhân viên sử dụng máy thi công; chi phí khấu hao tài sản cố định dùng cho hoạt động của tổ đội sản xuất…

Phân loại chi phí theo tiêu thức này chỉ rõ chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra cho từng lĩnh vực hoạt động, từng địa điểm phát sinh chi phí, công dụng kinh tế của chi phí và nơi gánh chịu chi phí làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục.

c) Phân loại theo mối quan hệ giữa chi phí và đối tượng chịu chi phí:

Theo cách phân loại này thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp.

- Chi phí trực tiếp: là chi phí có liên quan trực tiếp tới quá trình sản xuất

Một phần của tài liệu Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ phần Việt Chào (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w