IV. Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và các khoản phải trả.
3 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Ngđ 77.0 1.067.411 1.804.444 244,
3.2.2. Có kế hoạch tổ chức huy động và điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý.
động hợp lý.
Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có một lượng vốn tiền tệ nhất định. Do vậy việc xây dựng kế hoạch huy động vốn là một giải pháp tài chính hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.
Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động theo kế hoạch đã tập trung công ty cần lập kế hoạch huy động bao gồm việc lựa chọn nguồn tài trợ thích hợp nhiều xác định khả năng vốn hiện có của công ty, số thiếu cần phải bổ sung để tìm nguồn tài trợ, đảm bảo cung ứng đầy đủ vốn cho hoạt động kinh doanh với chi phí sử dụng vốn thấp nhất, hạn chế rủi ro tài chính và có thể tạo cho một công ty một cơ cấu vốn tối ưu.
Như đã biết công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại là chính nên như cầu vốn lưu động tạm thời là lớn. Hơn nữa theo phân tích ở chương II kỳ thu tiền bình quân công ty trong năm 2008 giảm đi so với năm 2007 vì vậy công ty có thể sử dụng mô hình tài trợ vốn lưu động như sau: Tài trợ một phần vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động tạm thời bằng nguồn vốn ngắn hạn. Sử dụng mô hình này giúp công ty tiết kiệm được chi phí sử dụng vốn và tạo ra sự linh hoạt hơn trong cơ cấu nguồn vốn. Tuy nhiên để có thể sử dụng mô hình này đòi hỏi những người lãnh đạo trong công ty phải có trình độ cao. Và công ty cũng không chỉ lựa chọn mô hình này là duy nhất mà tuỳ theo từng thời kỳ, từng điều kiện cụ thể của công ty mà có thể
lựa chọn, sử dụng ít hoặc nhiều nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động.
Việc lập kế hoạch huy động vốn lưu động nhất thiết phải dựa vào sự phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong kỳ tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.
Bên cạnh việc huy động vốn thì công ty phải có kế hoạch bố trí cơ cấu vốn hợp lý sao cho việc sử dụng vốn lưu động là có hiệu quả đồng thời đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Nhìn lại năm 2008 mặc dù có sự gia tăng về vốn nhưng nói chung việc bố trí cơ cấu vốn chưa thật hợp lý. Để khắc phục tình trạng này ta cần lưu ý một số điều:
- Lượng vốn bằng tiền của công ty năm qua là thấp vì vậy cần nâng cao dự trữ vốn bằng tiền lên để đàm bảo khả năng thanh toán cũng như tình hình tài chính của công ty được lành mạnh.
- Cần hạn chế các khoản phải thu để hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. Trong đó đặc biệt chú ý đến khoản trả trước cho người bán, cần xác định lại mối quan hệ với các nhà cung cấp để tạo uy tín với các nhà cung cấp từ đó có thể giảm khoản vốn bị chiếm dụng là khoản tiền trả trước.
Khi thực hiện công ty cần căn cứ vào kế hoạch huy động và sử dụng vốn lưu động đã được tạo lập làm cơ sở điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của công ty. Trong thực tế nếu phát sinh thêm nhu cầu vốn lưu động cho công ty cần chú trọng đáp ứng kịp thời đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục.