Sơ lược về tình hình kết quả hoạt động của công ty Mecanimex một số năm gần đây.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (Trang 29 - 33)

một số năm gần đây.

Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công Mecanimex năm 2006, 2007, 2008.

Chỉ tiêu Đvị

tính

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

1. Nguồn vốn kinh doanh BQ Ngđ 140.478.246 152.818.308 184.205.464 2. Vốn NSNN cấp bình quân Ngđ 25.127.785 37.584.388 42.628.702 3. D. thu bán hàng và cung cấp

DV

5. Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD

Ngđ 52.006.124 737.033 -1.067.411 6. Tổng lợi nhuận trước thuế Ngđ 786.215 1.225.174 198.389

7. Tỷ suất LN VKD (trước thuế) % 37,02 0,48 -0,58

8. Tỷ suất LN VCSH (trước thuế) % 3,13 3,26 0,47

9. Thu nhập bình quân (đ/người) Ngđ 2.958 3.625 5.412 Nguồn : Báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh của công ty 3 năm 2006 2007 2008

Qua bảng số liệu ở trên ta thấy doanh thu tiêu thụ của công ty liên tục tăng lên qua các năm. Năm 2007 so với năm 2006 doanh thu tăng thêm 198.045.463ngđ với tỷ lệ tăng là 83,19%; năm 2008 so với năm 2007 doanh thu tăng thêm là 280.597.018ngđ với tỷ lệ tăng tương ứng là 64,34%. Đây là kết quả của sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty thời gian vừa qua nhằm tăng lượng hàng hoá tiêu thụ và nhận thêm nhiều hợp đồng uỷ thác để từ đó tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ vụ của công ty tăng là do: thứ nhất do số lượng tiêu thụ của những mặt hàng truyền thống của công ty tăng vì thị trường tiêu thụ được mở rộng ra nhiều nước; thứ hai là công ty xuất hiện thêm sản phẩm mới vì thế lượng sản phẩm mới này được tiêu thụ cũng làm tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty. Để hiểu rõ hơn ta sẽ đi sâu vào phân tích từng lý do cụ thể.

* Về sản phẩm, hàng hoá của công ty đã tăng lên rất nhiều về cả mặt số lượng và chất lượng. Trước đây công ty chỉ xuất khẩu các chủng loại máy công cụ, dụng cụ cầm tay, các loại khoá, cân và các loại sản phẩm cơ khí phục vụ cho lĩnh vực tiêu dùng khác, các loại sản phẩm gia dụng bằng kim loại, nhập khẩu các loại máy móc thiết bị, sắt thép, nguyên liệu nhựa, nguyên vật liệu khác... máy móc thiết bị cho các lĩnh vực công nghiệp, y tế, xây dựng, giao thông vận tải tiêu dùng gia dụng như điều hoà không khí, máy giặt, máy bơm nước, nồi cơm điện, các đồ gia dụng khác... Cho đến khi công ty tiếp nhận nhà máy Quy chế Từ Sơn tử tháng 3/2005 thì danh sách các mặt hàng

sản xuất kinh doanh của công ty tăng thêm rất nhiều loại như: bulông, đai ốc, vít, vít xiết, vòng đệm phẳng, vòng đệm lò xo từ M3 ÷M80. Các loại bulông, vít được chế tạo đạt cấp bền từ 4.6 đến 12.9. Ren được chế tạo theo hệ Mét, hệ Anh, hệ Mỹ. Công ty đã đa dạng hoá sản phẩm, hàng hoá kinh doanh, hơn nữa cũng đã chú trọng hơn tới chất lượng hàng hoá, đặc biệt sản phẩm của nhà máy Từ Sơn được sản xuất theo công nghệ tiên tiến theo dây chuyền dập nguội tự động và dập nóng khuôn kín; bảo vệ mặt bằng công nghệ nhuộm đen, mạ kẽm điện phân, nhúng kẽm nóng đạt chất lượng cao vì vậy mà sản phẩm của công ty có tính cạnh tranh rất cao, hấp dẫn được khách hàng, sẽ có nhiều khách hàng cả ở trong và ngoài nước mua hàng hoá của công ty làm cho khối lượng hàng tiêu thụ tăng lên, từ đó tăng doanh thu.

* Về thị trường tiêu thụ: Từ khi thành lập công ty đã không ngừng phấn đấu trở thành một doanh nghiệp tin cậy đối với nhiều đối tác sản xuất, kinh doanh trong nước và quốc tế, từ đó tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá. Khi mới thành lập thì công ty chủ yếu kinh doanh theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước XHCN về các mặt hàng là sản phẩm của ngành cơ khí luyện kim. Những năm đầu khi công ty được tự chủ hoàn toàn về hoạt động kinh doanh của mình thì thị trường xuất nhập khẩu của công ty chủ yếu chỉ có LB Nga và các nước Đông Âu. Nhưng cho đến nay nhờ sự nỗ lực không ngừng công ty đã mở rộng thị trường ra nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Canađa, Đức, Pháp... cụ thể:

- Đối với hoạt động kinh doanh thương mại thị trường trong nước của công ty là 77,4% cả nước, gồm nhiều tỉnh như Hà Nội, TP. HCM, Hải Phòng, Tuyên Quang, Bắc Ninh, Lâm Đồng...

Thị trường nước ngoài (xuất khẩu) chiếm 22,6% các quốc gia.

- Đối với hoạt động sản xuất công nghiệp thì sản phẩm của nó được tiêu thụ ở tất cả các tỉnh thành trong nước.

Chất lượng hàng hoá thì tốt hơn; số lượng hàng hoá thì đa dạng, phong phú thị trường tiêu thụ được mở rộng là những yếu tố giúp cho công ty trong các năm vừa qua có thể tăng được lượng hàng hoá tiêu thụ, từ đó tăng doanh thu của công ty. Đây là hướng đi đúng đắn của công ty nên nó cần được khuyến khích phát triển hơn nữa trong thời gian tới. Công ty cần phải tìm hiểu nhu cầu thị trường cũng như tự hoàn thiện bản thân, hoàn thiện sản phẩm để từ đó đáp ứng được nhu cầu khách hàng tạo tiền đề cho việc tăng số lượng hàng hoá tiêu thụ.

Trong năm 2007, bên cạnh việc tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, công ty còn sử dụng các khoản chi phí một cách hợp lý, hiệu quả, tạo điều kiện tăng lợi nhuận của công ty, cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tổng lợi nhuận trước thuế của công ty tăng 438.959 ngđ, tỷ suất LN VCSH tăng từ 3,13 lên 3,26 chứng tỏ một đồng vốn chủ bỏ ra ở năm 2007 thu được nhiều đồng lợi nhuận hơn so với năm 2006. Điều này thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của công ty tăng lên.

Đến năm 2008 thì tình hình lại trái ngược hoàn toàn, mặc dù so với năm 2006 và 2007 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng khá nhiều nhưng lợi nhuận trước thuế của công ty lại giảm một cách đáng kinh ngạc, đặc biệt là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty âm. So với năm 2007 thì năm 2008 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty tăng lên là 280.597.918ngđ, với tỷ lệ tương ứng là 64,34%; ngược lại với doanh thu lợi nhuận trước thuế của công ty giảm 1.026.785 ngđ tương ứng với tỷ lệ là 83,81%. Điều này tưởng chừng như là vô lý nhưng đây là một thực tế mà công ty đang lâm phải. Nguyên nhân của điều này là do trong năm 2008 công ty đi vay nợ quá nhiều để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình làm cho khoản lãi vay phải trả tăng lện và lợi nhuận giảm xuống. Năm 2007 công ty chỉ vay 10.857.624 ngđ nhưng đến năm 2008 thì con số này là 68.885.150ngđ. Tương ứng với sự tăng vọt về vốn vay này là sự tăng lên của chi phí lãi vay từ 1.031.818 ngđ vào năm 2007 lên đến 5.313.776ngđ vào năm

2008. Với mức chi phí lãi vay quá lớn như vậy làm cho lợi nhuận của công ty giảm xuống một cách nhanh chóng. Điều này cho thấy tình hình vốn của công ty đang thiếu trầm trọng và cơ cấu của công ty như năm 2008 là chưa hợp lý. Các khoản vay quá lớn cũng chứng tỏ rằng tình hình tài chính của công ty không được tốt, khả năng thanh toán giảm, rủi ro tài chính tăng cao.

Các tỷ suất LNVKD và LNVCSH đều giảm lại càng chứng tỏ rằng việc tổ chức quản lý và sử dụng vốn của công ty chưa đạt hiệu quả. Cụ thể năm 2007 một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì thu được 0.48 đồng lợi nhuận, 1 đồng vốn chủ bỏ ra thì thu được 3.26 đồng lợi nhuận. Đến năm 2008 các con số này lần lượt chỉ là -0.58 đồng và 0.47 đồng.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w