Thuế và các khoản phải nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (Trang 41 - 45)

nhà nước

114.156 0,69 475.601 3,90 -361.446 -76,00 1,49

4. Tài sản ngắn hạn khác 11.883.166 72,24 8.637.583 70,74 3.245.629 37,58

2.2.3.2.1. Vốn bằng tiền và khả năng thanh toán.

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền là hết sức quan trọng và cần thiết vì nó là tiền đề để tạo ra các yếu tố cần thiết cho hoạt động của doanh nghiệp như vật tư, hàng hoá, máy móc...đáp ứng kịp thời nhu cầu chi tiêu hàng ngày của doanh nghiệp như chi lương, nộp thuế... Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện các cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn bằng tiền đủ lớn tạo điều kiện cho doanh nghiệp cơ hội thu được chiết khấu trên hàng mua trả đúng hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc dự trữ tiền mặt phải hợp lý và linh hoạt.

Theo bảng số 3, tại thời điểm 31/12/2008 vốn bằng tiền của công ty là 10.159.999ngđ, chiếm tỷ trọng 5,4% giảm 23.213.197ngđ, với tỷ lệ giảm 69.56%. Xét thành phần các khoản tiền: tiền mặt tại quỹ giảm so với đầu năm là 101.054ngđ, với tỷ lệ giảm là 71,25%. Tiền gửi ngân hàng giảm 23.112.143ngđ so với đầu năm, tỷ lệ 69,55%. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu nên tỷ trọng tiền gửi ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn 99% vì vậy việc giảm vốn bằng tiền chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng giảm.

Một công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại thì khả năng quay vòng vốn là rất nhanh vì vậy việc dự trữ lượng vốn bằng tiền nhiều là không cần thiết. Hơn nữa họ muốn đồng vốn của mình phải được vận động, sinh lời nhiều hơn vì vậy việc giảm lượng vốn bằng tiền cũng là điều dễ hiểu. Tuy nhiên với việc giảm dự trữ tiền mặt làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, không được hưởng các khoản chiết khấu thanh toán do trả tiền hàng nhanh. Mặc dù vậy trong năm 2008 công ty không có khoản nợ nào quá hạn chứng tỏ công ty quản lý vốn bằng

tiền rất tốt vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa đảm bảo đồng vốn được sinh lợi.

Với mỗi công ty, việc dự trữ vốn bằng tiền luôn ảnh hưởng đến khả năng thanh toán. Để biết khả năng thanh toán cũng như rủi ro tài chính của công ty trong năm 2008 như thế nào ta đi phân tích một số chỉ tiêu sau (ở bảng 4)

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát đầu năm và cuối kỳ đều lớn hơn 1 chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản đảm bảo. Nếu đầu năm cứ một đồng vốn huy động bên ngoài thì có 1,71 đồng tài sản đảm bảo thì đến cuối năm con số này là 1,32 đồng. Hệ số này ở thời điểm cuối năm đã giảm so với đầu năm là do trong năm tài sản và nợ phải trả đều tăng nhưng tốc độ tăng của nợ phải trả (92,5%) lớn hơn tốc độ tăng của tài sản (48,75%).

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn cuối kỳ so với đầu năm đã giảm 0,44, tuy nhiên vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ tài sản ngắn hạn đủ đảm bảo để trả nợ ngắn hạn. Công ty chỉ cần bỏ ra 1/1,19 = 84% số tài sản ngắn hạn là trả hết nợ ngắn hạn. Điều này thể hiện vốn lưu động của công ty ngoài nợ ngắn hạn còn được tài trợ bằng cả nợ dài hạn và vốn chủ, đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh của công ty cho biết khả năng thanh toán thực sự của doanh nghiệp dựa trên các tài sản ngắn hạn có thể chuyển nhanh thành tiền. Hệ số này giảm từ 1,44 xuống 1,04 là do hàng tồn kho tăng 7.416.335ngđ, từ 16.243.866 ngđ lên đến 23.660.201 ngđ, nhưng hệ số này vẫn lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán nhanh như vậy công ty sẽ không phải bán đi bất cứ tài sản dự trữ nào để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn của mình.

Hệ số khả năng thanh toán tức thời của công ty cho biết khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Hệ số này giảm từ 0,4 xuống 0,06 tại thời điểm cuối năm chỉ tiêu này là quá thấp. Hệ số này giảm chứng tỏ rủi ro về tài chính tăng lên làm hạn chế sự linh hoạt trong kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, công ty phải tính toán để nâng mức dự trữ này lên cao hơn sao cho ít nhất cũng phải đủ duy trì khả năng thanh toán ngay và từ đó bản thân công ty mới có khả năng tận dụng các cơ hội kinh doanh tốt cũng như không gây cản trở cho hoạt động kinh doanh của công ty. Nếu chỉ nhìn vào chỉ tiêu này ta thấy tình hình tài chính của công ty không ổn định, không có uy tín với các đối tác trong quan hệ kinh doanh. Nhưng nhìn một cách bao quát thì thấy công ty đã sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn.

BẢNG SỐ 4: CÁC CHỈ TIÊU PHẢN ÁNH KHẢ NĂNG THANH TOÁNCỦA CÔNG TY MECANIMEX NĂM 2008. CỦA CÔNG TY MECANIMEX NĂM 2008.

STT Chỉ tiêu ĐVT Đầu năm Cuối năm Chênh lệch %

1 Tổng tài sản Ngđ 148.106.559 220.304.369 42.197.810 48,75

2 Tài sản ngắn hạn Ngđ 143.961.606 188.077.515 53.115.909 39,36

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w