Mecanimex.
Vốn lưu động, một bộ phận quan trọng của vốn kinh doanh, là yếu tố cơ bản, là tiền đề không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Với Mecanimex đặc trưng hoạt động của nó luôn cần đến một lượng khá lớn đối với VLĐ. Thực tế cho thấy, nếu so sánh về tỷ trọng thì vốn lưu động của công ty luôn chiếm ưu thế trong tổng vốn kinh doanh. Chính vì vậy, nếu công ty tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả thì chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung của công ty.
2.2.3.1. Những phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty.
Xác định đúng đắn VLĐ thường xuyên cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, tiết kiệm và có hiệu quả kinh tế cao là một nội dung quan trọng. Thực tế ở công ty Mecanimex hiện nay việc xác định nhu cầu VLĐ được thực hiện như sau:
Dựa vào tình hình hoạt động của công ty trong năm vừa qua, công ty sẽ xác định các chỉ tiêu kế hoạch cho năm tới. Trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, vòng quay VLĐ công ty sẽ xác định được nhu cầu VLĐ của công ty. Nhu cầu vốn lưu động này sau khi trừ đi số vốn mà công ty tự có thì sẽ ra số vốn mà công ty phải huy động từ bên ngoài.
2.2.3.2. Tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của công ty.
Là doanh nghiệp hoạt động trong cả lĩnh vực thương mại và sản xuất trong đó lĩnh vực thương mại là chính nên VLĐ đối với công ty Mecanimex có vai trò quan trọng, đặc biệt nó chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn của công ty. Kết quả kinh doanh sẽ được nâng cao nếu vốn lưu động được tổ chức sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả. Kết cấu vốn lưu động luôn luôn thay đổi, biến động liên tục qua các năm và giữa các thời kỳ trong năm. Ở mỗi một thời điểm khác nhau kết cấu VLĐ của công ty là khác nhau, nó phản ánh một cách đầy đủ tình hình tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty trong từng thời kỳ nhất định. Để đi vào phân tích kết cấu cụ thể VLĐ của công ty năm 2008, chúng ta cùng xem bảng số 3 sau đây.
Qua số liệu ở bảng trên ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty cuối năm tăng thêm hơn 53 tỷ tương ứng với tốc độ tăng là 39,36%. Như vậy công ty đã tăng cường thêm vốn lưu động trong năm vừa qua, trong đó tăng chủ yếu là các khoản phải thu. Để đánh giá xem sự gia tăng này có hợp lý không ta đi đánh giá và xem xét các khoản chi tiếp và cụ thể.
Chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng vốn lưu động của công ty 2 năm vừa qua là các khoản phải thu. Có thể nói trong năm công ty đã tăng lượng bán chịu cho khách hàng với mục đích tăng sản lượng tiêu thụ.
Cuối năm 2007 vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng hơn 24% nhưng đến cuối năm 2008 lượng vốn bằng tiền giảm xuống chỉ còn chiếm hơn 5%. Điều này chứng tỏ công ty đã huy động tối đa lượng vốn bằng tiền vào hoạt động kinh doanh nhằm tăng khả năng sinh lời của đồng vốn.
Hàng tồn kho và tài sản lưu động khác của công ty đều tăng nhưng tỷ trong so với tài sản ngắn hạn thay đổi không nhiều.
Qua đây ta thấy cơ cấu vốn lưu động của công ty tại 31/12/2008 thì bộ phận các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn, tiếp đến là hàng tồn kho, rồi tài sản lưu động khác và cuối cùng là tiền. Đây là dấu hiệu không tốt đối với tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty trong năm vừa qua vì bị chiếm dụng nhiều.
Tuy nhiên để có kết luận một cách chính xác về cơ cấu cũng như tình hình sử dụng vốn lưu động ta cần phân tích cụ thể từng khoản vốn.