BẢNG SỐ 5: VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO VÀ SỐ NGÀY MỘT VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY MECANIMEX NĂM 2007 – 2008.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (Trang 48 - 53)

11 Khả năng thanh toán tức thời = (3)/(7)

BẢNG SỐ 5: VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO VÀ SỐ NGÀY MỘT VÒNG QUAY HÀNG TỒN KHO CỦA CÔNG TY MECANIMEX NĂM 2007 – 2008.

CỦA CÔNG TY MECANIMEX NĂM 2007 – 2008.

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch

1 Giá vốn hàng bán Ngđ 417.836.043 702.055.298 284.219.255 2 Hàng tồn kho bình quân Ngđ 15.938.069 19.952.034 4.013.965 3 Vòng quay hàng tồn kho =(1)/ (2) Vòng 16,22 35,19 8,97 4 Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho 360/(3) Ngày 13,73 10,23 -3,5

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tại thời điểm cuối kỳ là 1.636.567 ngđ, giảm 640.036ngđ so với đầu nặm. Điều này thể hiện sự cố gắng của công ty trong năm vừa qua để đẩy nhanh tốc độ sản xuất, hạn chế được lượng sản phẩm dở dang, góp phần tăng nhanh tốc độ luân chuyển, tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Mặc dù doanh thu từ hoạt động sản xuất chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu của công ty vì công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại nhưng việc giảm nguyên vật liệu tồn kho,thành phẩm,chi phí sản xuất kinh doanh trong năm vừa qua cũng đã góp phần vào việc tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty nói riêng và vốn kinh doanh nói chung.

Việc tăng hàng tồn kho do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan nhưng dù sao cũng gây tình trạng ứ đọng vốn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của công ty, đồng thời làm tăng các chi phí lưu kho, bảo quản. Để đánh giá chính xác hơn hiệu quả sử dụng vốn tồn kho dự trữ nhằm đưa ra biện pháp tối ưu tránh tình trạng ứ đọng vốn ta cần phải phân tích mối quan hệ giữa hàng tồn kho với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua các chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho và số ngày một vòng quay hàng tồn kho.

Qua bảng số liệu 5 ta thấy số vòng quay hàng tồn kho của công ty năm 2008 là 35,19 vòng tăng 8,97 vòng so với năm 2007 và rút ngắn số ngày của một vòng quay xuống còn 10,33 ngày, giảm 3,5 ngày. Có sự tăng này là do giá vốn hàng bán tăng lên 1,68 lần (từ 417.836.043ngđ đến 702.055.298ngđ) trong khi đó hàng tồn kho bình quân chỉ tăng có 1,25 lần (từ 15.938.069 ngđ lên 19.952.033 ngđ). Đây là một thành tích của công ty cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã có hiệu quả hơn trước rất nhiều. Việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của công ty đã tăng lên đáng kể.

Qua xem xét tình hình tổ chức và quản lý hàng tồn kho ta thấy mặc dù so với đầu năm hàng tồn kho tăng lên nhưng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho vẫn tăng lên so với năm 2007 chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công ty đang có xu hướng tốt lên. Đây là một thành tích đáng khích lệ của công ty.

2.2.3.2.3. Tình hình quản lý các khoản phải thu.

Bộ phận các khoản phải thu là tăng mạnh nhất trong năm vừa qua. Theo số liệu ở bảng 3 cho thấy: vào thời điểm đầu năm, trị giá các khoản phải thu của công ty là 73.134.966ngđ, chiếm 54,19% vốn lưu động, con số này đã tăng lên thành 137.807.190ngđ và chiếm tỷ trọng 73,27% tổng vốn lưu động tại thời điểm cuối năm. Như vậy các khoản phải thu của công ty đã tăng 64.672.224ngđ, tỷ lệ tăng 88,43%.

Tại thời điểm đầu năm khoản phải thu của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu là 49,49%, tiếp đến là khoản trả trước cho người bán với số tiền chiếm tỷ trọng 46,85%, các khoản phải thu khác với tỷ trọng là 6,79% và cuối cùng là phải thu nội bộ ngắn hạn chiếm 0,05%. Đến cuối năm do khoản trả trước cho người bán tăng thêm nhiều 39.389.521.745đ, với tỷ lệ tăng là 114,95% nên đã chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản phải thu. Khoản phải thu của khách hàng cũng tăng lệ 5.637.060ngđ nhưng tỷ lệ tăng thấp nên bây giờ chỉ chiếm tỷ trọng là 30,36%. Các khoản phải thu khác chiếm 14,1%;phải thu nội bộ chiếm 2,21%.

Trong năm qua khối lượng hàng bán ra của công ty tăng 68,02% trong khi đó các khoản phải thu của khách hàng chỉ tăng 15,57% chứng tỏ công ty đã chú trọng đến việc thanh toán tiền hàng, do đó các khoản theo dõi quản lý nợ, chi phí sử dụng vốn giảm đi vì khoản vốn bị chiếm dụng giảm. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường việc cung cấp tín dụng cho khách hàng là

cần thiết nhằm tăng khối lượng tiêu thụ, mở rộng thị trường.Vì vậy công ty phải xem xét lại xem việc thắt chặt tín dụng như vậy là đã hợp lý chưa. Trong 2 năm vừa qua công ty không có các khoản phải thu nào quá hạn lại càng chứng tỏ công tác quản lý, thu hồi nợ của công ty là rất tốt.

Khoàn trả trước cho người bán tăng nhanh trong năm vừa qua là do công ty phải trả trước cho người bán một phần tiền lô hàng, ký quỹ L/C... để đảm bảo khả năng thực hiện hợp đồng. Có như vậy công ty mới mua được hàng hoá đảm bảo thực hiện các hợp đồng ký kết giữa công ty và khách hàng. Tuy nhiên cũng cần xem xét lại mối quan hệ giữa công ty với các nhà cung cấp, tại sao các nhà cung cấp lại bắt công ty phải trả trước nhiều như vậy. Nếu là do công ty chậm trả ở các lần thanh toán trước do thiếu vốn bằng tiền thì công ty cần xác định lại mức dự trữ vốn bằng tiền hợp lý hơn, đồng thời lấy lại niềm tin của nhà cung cấp để có thể giảm lượng vốn bị chiếm dụng, tăng hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Các khoản phải thu nội bộ của công ty tăng thêm 3.005.989ngđ, tỷ lệ tăng là 81,56%. Mặc dù khoản này tăng đột biến nhưng không phải là vấn đề đáng lo vì nó luôn đảm bảo được thu hồi đúng hạn do giữa công ty và các đơn vị nội bộ luôn ràng buộc bằng một quan hệ mật thiết. Vì vậy rủi ro của nó là rất thấp.

Khác với các khoản phải thu nội bộ, các khoản phải thu khác mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn trong các khoản phải thu nhưng năm qua đã tăng lên thêm 14.463.472ngđ, tỷ lệ tăng 291,38% là một vấn đáng lo ngại vì khoản này thường chứa đựng nguy cơ rủi ro cao. Nó chứa đựng nguy cơ rủi ro cao vì chỉ tiêu này phản ánh các khoản phải thu khác từ các đối tượng liên quan các khoản cầm cố, ký quỹ, ký cược, tạm ứng... Công ty khi muốn làm uỷ thác xuất khẩu ăn phí hoa hồng thì có nghĩa là công ty đã chấp nhận sự mạo hiểm, chấp nhận rủi ro để cấp cho khách hàng một khoản tín dụng đủ để

thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa đó và số vốn ứng trước này cũng chính là khoản thu khác của công ty. Thực tế các khách hàng có nhu cầu đối với dịch vụ uỷ thác thì đều là những đơn vị, những doanh nghiệp đang rất thiếu vốn vì nếu có đủ vốn thì họ cũng có thể tự tiến hành xuất nhập khẩu với sự cho phép của nhà nước.

Nguy cơ rủi ro tăng lên nhưng khoản dự phòng phải thu khó đòi của công ty cuối năm lại giảm 2.176.182ngđ, tỷ lệ giảm 93,42%. Công ty quyết định như vậy là do khách hàng của công ty là các khách hàng quen có uy tín, giữa họ và công ty đã có mối quan hệ làm ăn truyền thống, lâu dài cho nên không bao giờ có tình trạng chiếm dụng vốn bất hợp pháp của nhau.

Chỉ phân tích từng khoản mục trong các khoản phải thu thì chưa thể khẳng định một cách rõ ràng về tình hình các khoản phải thu, muốn hiểu rõ hơn ta đi phân tích chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân.

Qua bảng số liệu 6 ta thấy: nếu như trong năm 2007 số vòng quay các khoản phải thu là 4,92 vòng thì đến năm 2008 công ty thực hiện được 7,47 vòng, tăng 2,55 vòng. Số vòng quay các khoản phải thu tăng làm cho kỳ thu tiền bình quân giảm đi 25 ngày (từ 73,2 ngày xuống còn 48,2 ngày).

Việc số vòng quay các khoản phải thu tăng mạnh và kỳ thu tiền bình quân rút ngắn lại là do số dư bình quân các khoản phải thu giảm đi trong khi doanh thu lại tăng lên đáng kể. Điều này chứng tỏ công ty đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thu hồi các khoản phải thu, hạn chế vốn bị chiếm dụng, vì vậy tốc độ luân chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt của công ty ngày càng tăng, tiền thu được nhanh hơn, góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty TNHH Nhà nước một thành viên XNK sản phẩm cơ khí (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w