Thành tựu về công tác quản lý TTKT

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 84 - 86)

III- Những thành tựu và hạn chế trong quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam thời gian qua

1.3-Thành tựu về công tác quản lý TTKT

Công tác quản lý TTKT ở Việt Nam thời gian qua đã đạt được một số thành tựu đáng ghi nhận sau đây:

Thứ nhất, bước đầu kiểm soát được các hoạt động TTKT:

+ Cục Quản lý cạnh tranh kiểm soát được một số vụ TTKT. Trong năm 2007, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận 01 hồ sơ thông báo tập trung kinh tế đối với trường hợp một doanh nghiệp của Thái Lan mua lại một công ty trong nước hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hóa chất – nhựa chuyên dụng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Năm 2008, Cục Quản lý cạnh tranh đã tiếp nhận 02 Hồ sơ tập trung kinh tế thuộc loại hình mua lại và hợp nhất trong lĩnh vực điện tử và giấy.

+ Cục Quản lý cạnh tranh cũng đã phát hiện một số dấu hiệu vi phạm và tiến hành điều tra đối với một vụ TTKT không nộp hồ sơ thông báo tới Cục. Các cuộc điều tra không chính thức như vậy là một biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát và phát hiện sớm các hành vi vi phạm về TTKT.

Thứ hai, ngăn chặn một số hành vi vi phạm về TTKT: Từ khi thành lập, Cục Quản lý Cạnh tranh cũng đã tiến hành tham vấn cho khá nhiều doanh nghiệp trong đó chủ yếu là các doanh nghiệp trong các ngành bán lẻ, hoá chất, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin, dịch vụ giải trí (khoảng 20 vụ

TTKT). Thủ tục tham vấn không chính thức này giúp các doanh nghiệp tránh được các hành vi vi phạm về TTKT trước khi tiến hành thủ tục thông báo TTKT đến Cục Quản lý cạnh tranh.

Thứ ba, công tác phổ biến pháp luật về TTKT tới các lĩnh vực hoạt động chuyên ngành đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần điều chỉnh các quyết định của những cơ quan quản lý ngành và chiến lược, hành vi của các doanh nghiệp cho phù hợp với các quy định pháp luật trong quản lý tập trung kinh tế.

Thứ tư, quá trình điều tra một số vụ việc có liên quan đến TTKT có nhiều thuận lợi do có sự phối hợp cung cấp thông tin từ phía các các cơ quan quản lý ngành.

Thứ năm, Cục quản lý cạnh tranh đã rất tích cực tham gia hợp tác quốc tế trong quản lý tập trung kinh tế. Gần đây, Cục Quản lý cạnh tranh- Bộ Công Thương đã tham gia là thành viên chính thức của “mạng lưới cạnh tranh quốc tế- CNN- Competition National Network”. Bên cạnh đó, Cục Quản lý cạnh tranh thường xuyên tham gia hợp tác trong các dự án quốc tế.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quản lý TTKT ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

2- Hạn chế trong công tác quản lý TTKT

Qua nghiên cứu về TTKT và công tác quản lý TTKT ở Việt Nam, có thể nhận thấy ... vấn đề tồn tại như sau:

Thứ nhất, chưa có sự phân biệt điều chỉnh đối với các hình thức TTKT khác nhau trong khi mức độ ảnh hưởng của các hình thức TTKT đó đối với cấu trúc thị trường và mức độ thiệt hại gây ra hoàn toàn khác nhau. Cụ thể là Luật Cạnh tranh chưa đề cập tới hình thức TTKT theo chiều dọc và dạng đường chéo.

Thứ hai,kết quả kiểm soát TTKT còn hạn chế. Con số 01 vụ TTKT được thông báo tới Cục Quản lý cạnh tranh trong năm 2007 còn nhỏ so với tổng số 113 vụ TTKT với tổng giá trị giao dịch là 1,753 tỷ USD và chưa tương xứng với sự gia tăng thị phần rất lớn trong một số ngành (như trong bảng 3.3 ở trên)

Thứ ba, một số quyết định quản lý ngành còn mâu thuẫn với các quy định quản lý tập trung kinh tế trong Luật Cạnh tranh.

Để có thể đưa ra những biện pháp khắc phục những hạn chế này, cần thiết phải phân tích các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.

3- Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có thể kể đến các nguyên nhân từ phía các cơ chế chính sách và những nguyên nhân về tổ chức, hoạt động của cơ quan quản lý TTKT.

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 84 - 86)