Cơ quan quản lý TTKT ở Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 41 - 42)

I- Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

2.1-Cơ quan quản lý TTKT ở Hoa Kỳ

2- Quản lý TTKT ở Hoa Kỳ

2.1-Cơ quan quản lý TTKT ở Hoa Kỳ

Ở Hoa Kỳ, các quy định pháp luật cho phép 2 cơ quan liên bang có chức năng quản lý TTKT là Ủy ban Thương mại liên bang (FTC) và Cục Chống Độc quyền trực thuộc Bộ Tư pháp (DoJ).

2.1.1- Ủy ban Thương mại liên bang (FTC- Federal Trade Committee)

Ủy ban Thương mại Liên bang- FTC là một cơ quan độc lập của chính phủ, thành lập năm 1914 theo Đạo luật Uỷ ban Thương mại liên bang- một trong những động thái mạnh mẽ nhất của Tổng thống Wilson trong việc chống lại các tập đoàn tư bản lũng đoạn.

Nhiệm vụ chủ yếu của FTC là thúc đẩy vấn đề “bảo vệ người tiêu dùng” và loại bỏ, ngăn chặn những hành vi mà luật pháp Hoa Kỳ coi là các

hành vi kinh doanh “phản cạnh tranh”, bảo vệ và duy trì cạnh tranh.

Cơ cấu tổ chức của Ủy ban Thương mại liên bang bao gồm: Chủ tịch và các ủy viên. Đứng đầu FTC là 5 ủy viên do Tổng thống đề cử và được Thượng viện phê chuẩn. Theo Đạo luật FTC, không quá 3 Ủy viên cùng thuộc một đảng chính trị. Nhiệm kỳ của một ủy viên là 7 năm, các nhiệm kỳ được quy định so le nhau để trong một năm có ít nhất một ủy viên sẽ hết nhiệm kỳ.

Ủy ban Thương mại liên bang có 3 Cục trực thuộc là Cục Bảo vệ người tiêu dùng và Cục Cạnh tranh và Cục Kinh tế. Trong đó, Cục Cạnh tranh là cơ quan có chức năng trực tiếp quản lý TTKT. Nhiệm vụ của Cục Cạnh tranh là loại bỏ và ngăn chặn những hành vi kinh doanh “phản cạnh tranh”.

2.1.2- Cục Chống Độc quyền trực thuộc Bộ Tư pháp (DoJ- Department of Justice)

Cục Chống Độc quyền- Bộ Tư pháp được thành lập năm 1933. Cục Bộ có nhiệm vụ phối hợp với FTC để loại bỏ, ngăn chặn các hành vi kinh doanh “phản cạnh tranh” mang tính hình sự và dân sự.

Một phần của tài liệu Quản lý tập trung kinh tế: Kinh nghiệm quốc tế và kiến nghị tăng cường công tác quản lý tập trung kinh tế ở Việt Nam (Trang 41 - 42)